Vài nét về trƣờng Đa ̣i học Thăng Long

Một phần của tài liệu Vai trò của công tác xã hội trong việc chăm sóc rối loạn lo âu cho sinh viên trường đại học thăng long (Trang 46)

9. Phạm vi nghiên cứu

1.4.Vài nét về trƣờng Đa ̣i học Thăng Long

ĐHTL đƣợc thành lập từ năm 1988, là trƣờng ngoài công lập đầu tiên tại Việt Nam đào tạo bậc đại học và áp dụng hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Với truyền thống 25 năm xây dựng và phát triển, ĐHTL đang ngày càng khẳng định tên tuổi và chất lƣợng đào tạo với gần 2000 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm, góp phần đáp ứng nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc.

Từ chỗ khởi điểm chỉ có vài chục sinh viên với một ngành đào tạo duy nhất là Khoa học máy tínhhọc, đến nay trƣờng có khoảng 8000 sinh viên với 15 ngành đào tạo. Trong đó: có 482 sinh viên khoa Khoa học máy tính, 4107 sinh viên Khoa Kinh tế - Quản lý, 534 sinh viên khoa Khoa học - Sức khỏe, 1691 sinh viên khoa Ngoại ngữ và có 161 sinh viên ngành CTXH. Số lƣợng sinh viên chênh lệch ở mỗi ngành là do nhà trƣờng tuyển sinh dựa theo nhu cầu đòi hỏi ngành nghề của xã hội nên thu hút đƣợc hàng ngàn thí sinh mỗi năm. Bộ phận trực tiếp quản lý những vấn đề của sinh viên là đội ngũ nhân viên (của phòng Đào tạo và phòng Công tác sinh viên) với phong cách làm việc nhiệt tình, chính xác và cƣ xử với sinh viên đầy tính nhân văn đã luôn theo sát, giúp đỡ kịp thời khi các em gặp khó khăn trong học tập. Ngoài ra, đội ngũ cố vấn học tập (là giảng viên giảng dạy trong từng khoa, ngành) cũng luôn động viên các em trong từng chặng đƣờng học tập. Với đƣờng lối và phƣơng châm “Cơ sở tốt, giáo dục tốt, quản lý tốt” nên trƣờng đã tạo cho sinh viên vừa là một môi trƣờng học tập, vừa là sân chơi bổ ích và lý thú để các em giảm bớt những căng thẳng và áp lực trong học tập. Đây cũng là một lý do giải thích tại sao số lƣợng sinh viên có RLLA trong trƣờng lại chiếm tỉ lệ thấp nhƣ vậy. Mă ̣t khác, sở dĩ chúng tôi lƣ̣a cho ̣n ĐHTL làm địa bàn nghiên cứu vì ĐHTL là trƣờng ngoài công lâ ̣p nên có đă ̣c thù trong cách thƣ́c quản lý cũng nhƣ giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên . Tƣ̀ đó có thể xây dựng cơ sở cho mô hình can thiê ̣p nhằm giảm thiểu RLLA cho sinh viên ĐHTL nói riêng và trƣờng đa ̣i ho ̣c nói chung mô ̣t cách hiê ̣u quả nhất.

Theo đó, chất lƣợng đầu vào của trƣờng ngày càng nâng cao: trong kỳ thi tuyển sinh năm 2013 vừa qua, 50% số lƣợng sinh viên nhập học đạt từ 16 điểm trở lên. Cơ sở vật chất của trƣờng đƣợc đầu tƣ thiết kế, xây dựng hiện đại trên diện tích khuôn viên hơn 2,3 ha và đƣợc đánh giá là một trong những trƣờng đại học đẹp nhất Hà Nội hiện nay. Bên cạnh các phòng học đƣợc trang bị đầy đủ tiện nghi với điều hòa mát lạnh, loa, micro, máy chiếu chất lƣợng cao đƣợc gắn trong mỗi phòng học khiến sinh viên cảm thấy hứng thú, thoải mái trong mỗi giờ học. Để đáp ứng nhu cầu của ngƣời học, nhà trƣờng đã đầu tƣ xây dựng hệ thống phòng tự học đa chức năng: thảo luận nhóm, sinh hoạt khoa học, thực hành môn học giữa giảng viên và sinh viên... với không gian mở theo năm chủ đề khác nhau Tầng 3 - Self Study (tự học); Tầng 4 - Self dependent (Tự lập); Tầng 5 - Self confident (Tự tin); Tầng 6 - Passion (Đam mê) và Tầng 7 - Success (Thành công) giúp các em có không gian để nghỉ ngơi, giải tỏa sau những giờ học căng thẳng. Các phòng tự học này đƣợc trang trí cầu kỳ, đe ̣p mắt với nhƣ̃ng vâ ̣t du ̣ng quen thuô ̣c nhƣ ho a, cây cảnh, ghế bệt, bàn ngồi vòng tròn… khiến sinh viên m ỗi khi bƣớ c vào có cảm giác thân thiết nhƣ ở nhà. Mỗi phòng đƣợc sắp xếp và sơn những màu sắc khác nhau phù hợp với tên gọi của chúng khiến cho sinh viên luôn cảm thấy ham thích khi bƣớc vào đây để học nhóm hay nghỉ ngơi.

Xây dựng mô hình phòng tự học tại ĐHTL có ý nghĩa vô cùng sâu sắc trong việc giáo dục, định hƣớng sinh viên học tập và phát triển theo tinh thần tự học, nâng cao chất lƣợng đào tạo tại trƣờng; đảm bảo tính hiệu quả, phát huy tính sáng tạo và khích lệ tinh thần ngƣời học. Điều này cũng thể hiện sự chăm sóc, quan tâm sâu sắc của Ban lãnh đạo ĐHTL trong hoạt động học tập cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng đời sống tâm lí của sinh viên nhằm định hƣớng, giáo dục các em có lối sống văn minh, tƣ tƣởng tiến bộ.

Bên cạnh đó, việc tích cực áp dụng các phƣơng pháp giảng dạy tiên tiến, lấy ngƣời học làm trung tâm và gắn liền với thực tế nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo. Học tập và thi cử đƣợc tổ chức nghiêm túc theo tinh thần “Học thật, thi thật” nên sinh viên ra trƣờng có chất lƣợng đƣợc tuyển dụng vào các công sở, dễ tìm kiếm các công việc phù hợp với năng lực, sở thích của mình

Không chỉ đẩy mạnh phát triển hoạt động giáo dục học tập, nhà trƣờng còn thƣờng xuyên quan tâm thúc đẩy các hoạt động thể dục, thể thao và văn nghệ nhằm

khích lệ và động viên tinh thần học tập cũng nhƣ nâng cao ý thức xây dựng trƣờng của sinh viên. Với sự ủng hộ nhiệt tình của Ban lãnh đạo nhà trƣờng cùng với sự nỗ lực cố gắng và đoàn kết của toàn thể các em sinh viên, nhà trƣờng đã nhiều lần vinh dự đạt những thành tích đáng kể trong phong trào văn hóa - văn nghệ. Cụ thể, tháng 5/2013 tại Giải thể thao Sinh viên Việt Nam (VUG) 2013, các đội tuyển của ĐHTL đã khiến cho hàng triệu khán giả trên cả nƣớc phải khâm phục vì tinh thần thi đấu kiên cƣờng và những thành tích cao đạt đƣợc tại mùa giải này với giải nhất nội dung nhảy đối kháng tự do, giải nhì nội dung bóng đá trong nhà và giành ngôi vị quán quân một cách đầy thuyết phục trong cuộc thi “Tuổi 20 hát”. Ngoài ra, sinh viên của trƣờng còn tham gia các cuô ̣c thi olimpic về toán, tin, tiếng anh và cũng đều kết quả tốt.

Có thể nói có đƣợc những thành công nhƣ vậy là nhờ sự quan tâm, chăm sóc, ủng hộ và đầu tƣ của Ban lãnh đạo nhà trƣờng đối với đời sống tinh thần của sinh viên. Tại ĐHTL, các em có cơ hội để học tập, phát triển và nâng cao các kỹ năng của mình một cách hiệu quả, đầy đủ và hoàn thiện nhất. Với môi trƣờng thân thiện, phát huy khả năng sáng tạo, tƣ duy của ngƣời học, ĐHTL ngày càng khẳng định tên tuổi của mình trong hệ thống giáo dục đào tạo tại Việt Nam.

Bên cạnh những thành quả đạt đƣợc trong học tập và hoạt động văn thể mỹ, nhà trƣờng cần chú trọng đẩy mạnh hơn nữa việc giáo dục kỹ năng sống, xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe tinh thần cho sinh viên để các em có thể chia sẻ, nhận đƣợc sự trợ giúp từ phía nhà trƣờng. Bởi một thực tế đáng buồn đã xảy ra tại trƣờng, vào khoảng 2h00 chiều ngày 31/3/2014, tại ĐHTL đã xảy ra vụ việc nữ sinh Nguyễn Thùy L. nhảy từ tầng 9 xuống mặt đất tự tử do bị trầm cảm. Ông Nguyễn Đức T, bố của em L. (là đại tá đang làm việc trong ngành công an) cho biết, trƣớc đó em L. đã có một số biểu hiện của bệnh tật nhƣ hay lo lắng, sợ hãi, sống khép mình, ít nói và không chú tâm vào việc học hành dẫn đến kết quả học tập rất kém. Có thể gia đình chƣa thực sự quan tâm đến nỗi lo âu, băn khoăn, trăn trở của L. để giúp đỡ L. thoát ra khỏi tình trạng này mà chỉ dùng áp lực dồn nén em đạt đƣợc kết quả học tập nhƣ mong muốn. Cuối cùng, L. đã tìm đến cái chết vì không tìm đƣợc lối thoát trong việc học tập vì không nhận đƣợc sự quan tâm đúng mức của gia đình . Sự việc xảy ra rất đáng tiếc nhƣng cái chết của L . là hồi chuông cảnh tỉnh cho gia đình, nhà trƣờng và toàn xã hội.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Những nội dung đƣợc đề cập trong chƣơng 1 là cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu RLLA của sinh viên đại học. Trong đó, bao gồm lí luận giải thích về ngồn gốc phát sinh của RLLA, định nghĩa của RLLA, yếu tố ảnh hƣởng dựa trên cơ sở y học, xã hội học, tâm lí học… và đƣa ra những phƣơng pháp trị liệu khác nhau để có có thể can thiệp, giảm thiểu những vấn đề liên quan đến RLLA không đáng có. Việc tiếp cận và khai thác một cách đầy đủ, chi tiết các khái niệm công cụ liên quan đến RLLA và lí luận về phƣơng pháp CTXH nhóm, CTXHTH đã cung cấp cho chúng ta những hiểu biết cơ bản về RLLA và phƣơng pháp tiếp cận mới trong việc chăm sóc vấn đề này một cách phù hợp hơn. Bên cạnh đó, việc phân tích về đặc điểm tâm sinh lí sinh viên ảnh hƣởng đến RLLA cùng những tác động của điều kiện sống xung quanh cũng góp phần giải thích nguyên nhân gây ra RLLA ở sinh viên để từ đó có đƣợc định hƣớng đúng đắn để điều chỉnh hành vi hoặc tác động nhằm thay đổi điều kiện sống, động cơ học tập theo hƣớng thuận lợi cho sự phát triển của sinh viên. Ngoài ra, việc đề cập những thông tin về địa bàn và không gian nghiên cứu ở đây, mà cụ thể là ĐHTL cũng chính là cơ sở thực tiễn cho quá trình nghiên cứu thực trạng tại đây.

Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, nghiên cứu có đƣợc bƣớc đệm để tiếp tục đi sâu vào phân tích về thực trạng RLLA và các yếu tố ảnh hƣởng trên địa bàn đƣợc khảo sát. Theo đó, cũng đã mở ra đƣợc tiền đề quan trọng cho việc đề xuất biện pháp CTXH nhóm trong việc chăm sóc RLLA tại trƣờng ĐHTL.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG RỐI LOẠN LO ÂU CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG

ĐẾN RỐI LOẠN LO ÂU CỦA SINH VIÊN

Một phần của tài liệu Vai trò của công tác xã hội trong việc chăm sóc rối loạn lo âu cho sinh viên trường đại học thăng long (Trang 46)