Thực trạng rối loạn lo âu của sinh viên Trƣờng Đại học Thăng Long

Một phần của tài liệu Vai trò của công tác xã hội trong việc chăm sóc rối loạn lo âu cho sinh viên trường đại học thăng long (Trang 50)

9. Phạm vi nghiên cứu

2.1.Thực trạng rối loạn lo âu của sinh viên Trƣờng Đại học Thăng Long

2.1.1. Các mức độ biểu hiện rối loạn lo âu tại trường Đại học Thăng Long theo test Zung

Để có những số liệu phù hợp phục vụ cho nghiên cứu của đề tài cũng nhƣ căn cứ cụ thể và khoa học để xác định số sinh viên bị RLLA trong số sinh viên đƣợc nghiên cứu, chúng tôi sử dụng thang tự đánh giá các triệu chứng lo âu của Zung và thu đƣợc kết quả về mức độ biểu hiện RLLA của sinh viên ĐHTL theo bảng sau:

Bảng 2.1. Các mức độ biểu hiện rối loạn lo âu theo test ZUNG của sinh viên

Các mức độ rối loạn lo âu Số lƣợng Phần trăm (%)

Không có rối loạn lo âu 120 64,9 Rối loạn lo âu ở mức độ nhẹ 64 34,6 Rối loạn lo âu ở mức độ nặng 1 0,50

Tổng số 185 100,0

Số liệu ở bảng 2.1 cho thấy, tỉ lệ sinh viên có biểu hiện RLLA ở cả mức độ nhẹ và nặng là 35,1%, chiếm 1/3 số lƣợng sinh viên đƣợc nghiên cứu. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn tại trƣờng ĐHTL khi sinh viên học tập ở trƣờng đƣợc nhà trƣờng tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất phục vụ cho việc sinh hoạt, học tập tại trƣờng nhƣ: hệ thống phòng tự học để sinh viên có thể thƣ giãn sau những giờ học căng thẳng, các câu lạc bộ văn thể mỹ luôn mở rộng cửa để đón các em cũng nhƣ nhiều hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên, chẳng hạn nhƣ hoa ̣t động của đội sinh viên tình nguyện giúp đỡ các gia đình nghèo khó trên các vùng sâu, vùng sa; hoạt động từ thiện của Hội Sinh viên giúp đỡ trẻ em trong viện nhi, hiến máu nhân đạo, gửi quà nhân ngày lễ, dạy học cho trẻ em nghèo... Qua đó, các em đƣợc kết bạn, giao lƣu với nhau, cùng nhau chia sẻ, làm

các công việc có ý nghĩa nên tăng thêm niềm tin, giá trị sống cho bản thân. Ngoài ra, giảng viên trên lớp nhiệt huyết, tận tâm với nghề nghiệp thƣờng xuyên kết hợp bài giảng với phƣơng pháp dạy học hiện đại phát huy tối đa đƣợc khả năng sáng tạo, khai thác niềm đam mê trong học tập của sinh viên giúp các em hạn chế đƣợc những căng thẳng và lo âu khi đến trƣờng. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng tham gia những hoạt động kể trên, cũng không phải toàn bộ sinh viên chăm chỉ dự các buổi học để nắm vững đƣợc kiến thức của các bài giảng của giảng viên nên khi đến kỳ thi, một số em không tránh khỏi những lo âu, căng thẳng dẫn đến kết quả nghiên cứu có 65/185 sinh viên (chiếm 35,1%) bị RLLA là hoàn toàn hợp lý. Mặc dù vậy, những con số này chỉ là cơ sở bƣớc đầu định hƣớng để giúp chúng tôi có những biện pháp phù hợp nhất nhằm đƣa ra các giải pháp cho việc chăm sóc, hỗ trợ sinh viên một cách hiệu quả, tích cực trên cơ sở đảm bảo cho việc học tập, sinh hoạt tại trƣờng.

2.1.2. Các biểu hiện rối loạn về mặt thể chất của sinh viên

Trên cơ sở việc phân loại các mức độ biểu hiện của RLLA, chúng tôi tiến hành tìm hiểu những đặc điểm phổ biến và ít phổ biển hơn theo mức độ về tần suất thời gian xuất hiện. Trong tổng số 185 sinh viên đƣợc điều tra bằng phƣơng pháp Zung thì có 120 sinh viên không có rối loạn lo âu. Sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi với 65 sinh viên có RLLA, chúng tôi thấy rằng ở hầu hết các em đều có sự giảm sút về sức khỏe.

Kết quả ở bảng 2.2 dƣới đây cho thấy, có đến 73,3% các em cho rằng mình thƣờng xuyên bị mệt mỏi, cảm thấy chán nản, 58,9% sinh viên nói đến chứng đau nửa đầu trong suốt 6 tháng qua. Bởi vì khi sức khỏe thể chất không tốt sẽ dẫn đến cơ thể thƣờng xuyên có những dấu hiệu mệt mỏi, đau ốm, từ đó bản thân sinh viên không thể tập trung cho những vấn đề khác nên dễ rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng. Theo nhƣ chia sẻ của em Nguyễn Thị L - sinh viên ngành Khoa học máy tính:“Dạo này em thường xuyên cảm thấy đau đầu và mệt mỏi vì lúc nào em cũng cảm giác lo lắng vì một điều gì đó không tốt sắp xảy ra”. Còn khi tiếp xúc trực tiếp với các em, nhiều sinh viên đã nói về tình hình sức khỏe của mình, trong đó có sinh

viên Đặng Thành C- sinh viên ngành công tác xã hội đã tâm sự: “Em có những triệu

chứng khác thường như mệt mỏi, ra mồ hôi chân và đi tiểu rất nhiều lần”.

Bảng 2.2. Các biểu hiện rối loạn về mặt thể chất của sinh viên

STT Biều hiện rối loạn Tỷ lệ (%) Thứ bậc

1 Chán nản, thƣờng xuyên mệt mỏi 73,3 1

2 Đầu óc nóng bừng và cảm giác nhƣ bốc hỏa 14,4 10

3 Đau bụng 28,9 8

4 Suy nhƣợc thần kinh, cảm thấy stress 35,6 7

5 Tức ngực, khó thở 53,1 4

6 Sức khỏe có vấn đề trầm trọng 6,70 11

7 Đau lƣng, nặng ngƣời 40,9 6

8 Mất ngủ 27,8 9

9 Đau nửa đầu, đau đầu 59,8 3

10 Tay thƣờng xuyên ra mồ hôi, cảm giác tê tê 43,2 5 11 Chân tay bủn rủn, hay đi tiểu 28,9 8

12 Căng thẳng vì học tập 65,7 2

Bên cạnh đó, liên quan đến vấn đề học tập có đến 65,5% sinh viên luôn cảm thấy căng thẳng vì vấn đề học tập do ĐHTL là trƣờng có môi trƣờng giáo dục hiện đại với phƣơng châm "học thật, thi thật" nên sinh viên phải cố gắng hết sức trong học tập nếu không sẽ không đạt đƣợc kết quả tốt. Biểu hiện “Sức khỏe có vấn đề

trầm trọng” chiếm tỉ lệ thấp nhất chỉ có 6,7% cũng diễn ra đúng với thực tế vì nếu

sức khỏe có vấn đề thì các em không thể có khả năng học tập bình thƣờng.

Số liê ̣u điều tra cho thấy, bản thân sinh viên đã cảm nhận đƣợc những triệu chứng khác thƣờng về mặt sức khỏe một cách rõ rệt nhất. Sự khác thƣờng thể hiện ở

chỗ các em thƣờng xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, ra mồ hôi chân tay… Theo bảng phân loại các rối loạn tâm lý và các bệnh tâm thần của hiệp hội tâm thần Mỹ, DSM-IV, thì RLLA thể hiện ở chỗ con ngƣời luôn cảm thấy căng thẳng, bực bội và khó chịu, mất tập trung và bị rối loạn giấc ngủ. Đối với sinh viên trƣờng ĐHTL đƣợc điều tra thì đều có những biểu hiện đó. Những bất ổn về sức khỏe cũng nói lên rằng các em đang có những trạng thái không ổn định về mặt tâm lý, bởi những bất ổn về thực thể luôn đi kèm những thay đổi và rối loạn về mặt tâm lý bên trong. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc nhận biết những biểu hiện lâm sàng dựa trên những thay đổi về mặt thể chất, có thể giúp cho sinh viên có những nhận định sơ khai về RLLA của bản thân. Xem xét chúng dƣới góc độ tự đánh giá của bản thân để có thể có những hành vi điều chỉnh phù hợp đem lại lợi ích tích cực cho cuộc sống hiện tại. Bên cạnh đó, định hƣớng và là cơ sở để chúng ta xây dựng phƣơng pháp tiếp cận hiệu quả nhất cho sinh viên có RLLA.

2. 1. 3. Các biểu hiện rối loạn về mặt tâm lý của sinh viên

Qua phân tích và điều tra tại bằng thang tự đánh giá của Zung chúng ta đã thấy sinh viên trƣờng ĐHTL có những biểu hiện triệu chứng lâm sàng liên quan đến những thay đổi về sức khoẻ thể chất khi các em gặp RLLA. Bên cạnh đó, những biểu hiện và tổn thƣơng về sức khoẻ tinh thần cũng có ý nghĩa vô cùng sâu sắc cho quá trình can thiệp, hỗ trợ cho sinh viên có RLLA, giúp chúng ta phân loại đƣợc mức độ nặng, nhẹ, biểu hiện để có những biện pháp phù hợp nhất.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nhìn chung, sinh viên ngành Khoa học máy tínhcó những biểu hiện tâm lý chán nản, mệt mỏi nhiều hơn sinh viên ngành Công tác xã hội và Tài chính - ngân hàng, bởi đặc thù chƣơng trình học của ngành học Khoa học máy tínhnặng hơn các ngành khác nên các em phải chịu áp lực học tập cao hơn rất nhiều. Các em nói lên cảm giác của mình là luôn bồn chồn, lo lắng, thất vọng và suy sụp. Số liệu trong bảng 2.3 cho thấy, sinh viên đƣợc điều tra chiếm tỉ lệ cao nhất là cảm giác về sự bất lực và chán nản chiếm đến 86,7%, bế tắc, buồn phiền xuất hiện ở 83,3% và có đến 72,2% cảm thấy thất vọng về kết quả học tập.

Bảng 2.3. Các biểu hiện rối loạn về mặt tâm lý của sinh viên

STT Biều hiện rối loạn Tỷ lệ (%) Thứ bậc

1 Bất lực, chán nản 86,7 1

2 Thƣờng xuyên cảm thấy bị stress 53,3 4 3 Hay cáu giận không có lý do 46,7 5 4 Hay lo lắng về những chuyện không căn cứ 41,1 6

5 Bế tắc, buồn phiền 83,3 2

6 Bồn chồn, đứng ngồi không yên, không tập trung

suy nghĩ việc gì cụ thể đƣợc 40,1 7 7 Nhiều lúc mất thăng bằng, suy nghĩ vớ vẩn 30,0 10 8 Nhiều lúc bí bách, áp lực nặng nề 31,2 9 9 Dễ gây sự, nổi giận và cáu gắt với ngƣời khác 25,6 11

10 Thất vọng về kết quả học tập 72,2 3

11 Không tập trung vào việc gì, suy sụp tinh thần 37,6 8

Em Lê Thị D - sinh viên ngành ngôn ngữ Nhật tâm sự với chúng tôi: “Đôi khi em hay nhìn đâu đâu, cảm giác trống rỗng, và thấy buồn vui vô cớ song có lúc lại hưng phấn đến giật mình”. Các em còn cảm thấy mất thăng bằng và không định hƣớng đƣợc nhiều trong vấn đề học tập của mình nhất là khi kết quả học tập không đƣợc nhƣ ý muốn dẫn đến các em bị thi lại, học lại quá nhiều môn và stress là điều sớm muộn cũng sẽ xảy ra (chiếm 53,3%). Thất vọng trong học tập đƣợc nhiều sinh viên nhắc đến, các em không hài lòng với những gì mình thu đƣợc từ việc học tập vì tuy chăm chỉ đến lớp nghe giảng và ở nhà chịu khó làm bài tập nhƣng vẫn bị nợ môn quá nhiều. Sinh viên Nguyễn Thị L - sinh viên ngành Khoa học máy tính: “Em cảm thấy mình luôn bị áp lực, mệt mỏi mỗi lần thi học kỳ và luôn tự nghĩ phải bắt buộc hơn các bạn khác, nhiều lúc nghĩ nặng nề mọi chuyện quá”. Nguyên nhân sâu sa ở đây có thể là do kết quả thi đầu vào của các em thấp, đa số chỉ cao hơn điểm sàn của Bộ Giáo dục và Đào tạo không nhiều nên năng lực

học tập của các em còn yếu và khi chuyển đổi học sang hệ đại học thì các em dễ bị đuối sức và không đạt đƣợc kết quả học tập nhƣ mình mong muốn.

Đặc điểm rõ rệt nhất ở sinh viên bị RLLA là sự cáu gắt vô cớ chiếm 46,7%, còn lại 41,1% các em cảm thấy “Hay lo lắng vì những chuyện vô cớ”. Nhiều sinh viên cho rằng bản thân có những hành vi bất thƣờng ở chỗ các em nóng giận hơn bình thƣờng, nhất là trong gia đình, các em hay gắt gỏng với ngƣời thân và có những hành vi không kiểm soát đƣợc mình dẫn đến mất ngủ triền miên, ăn không còn cảm giác ngon hay thức giấc khi ngủ. Em Lê Thị D - sinh viên ngành ngôn ngữ Nhật tâm sự: “Em cũng không nhớ hết những biểu hiện bất thường của mình nhưng chúng đều xuất phát từ những vấn đề phức tạp trong cuộc sống. Bản thân em luôn tin tưởng những gì cần phải qua rồi sẽ tự nhiên qua đi mà thôi, nhưng nhiều lúc

cũng hay nghĩ đâu đâu”.

Nhìn chung có thể thấy, về khía cạnh tâm lý, đa số các em có vấn đề RLLA đều đang phải chịu đựng nhiều cảm xúc âm tính, những cảm giác mệt mỏi, chán nản, thất vọng mà trong đó, lý do bị ảnh hƣởng nhiều chính là căng thẳng về học tập. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là có giải pháp nào giúp các em giảm bớt đƣợc những lo âu, căng thẳng và có thể tiếp thu kiến thức, đạt đƣợc kết quả học tập nhƣ mong muốn.

2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến rối loạn lo âu của sinh viên

2.2.1. Yếu tố chủ quan

Những yếu tố chủ quan đƣợc xem xét có ảnh hƣởng đến RLLA của sinh viên, đó là: kiểu khí chất, đặc điểm tâm lí và sự khác biệt về giới.

a) Ảnh hưởng của các kiểu khí chất

Khi tìm hiểu về các kiểu khí chất của sinh viên có RLLA thì có 39% sinh viên đánh giá tính cách bản thân là những ngƣời nhận thức chậm và thiếu tự tin (khí chất

bình thản, điềm tĩnh); 26% cho rằng bản thân là ngƣời đa cảm hay ƣu tƣ; có 25 %

cho đó là ngƣời nhanh nhẹn, hoạt bát (khí chất linh hoạt) và chỉ có 10% sinh viên cho rằng mình là ngƣời nóng nảy, thiếu kiềm chế (khí chất nóng nảy). Từ đó cho thấy có sự khác biệt giữa mức độ lo âu ở các sinh viên nhìn nhận khác nhau: sinh viên sống nội tâm, đa cảm hay ƣu tƣ phiền muộn có mức độ RLLA cao hơn sinh viên có khí chất bình thản, điềm tĩnh, nhanh nhẹn hoạt bát và cao hơn những sinh

viên có tính cách nóng nảy. Tuy nhiên, trên thực tế thì những ở bất kỳ một kiểu khí chất nào cũng đều có thể bị RLLA nếu bị chi phối quá nhiều từ những yếu tố bên ngoài. Kết quả điều tra trên cho thấy, sinh viên luôn cảm thấy đa cảm, ƣu tƣ cho thấy sinh viên này có khả năng giao tiếp kém, ngại chia sẻ hoặc không biết cách để giải tỏa vấn đề của mình gặp phải nên đa phần gặp RLLA hơn những sinh viên hoạt bát, nhanh nhẹn.

Để giải thích vấn đề này có thể áp dụng nghiên cứu của Thomas và Chess (1985) cho thấy khí chất có ba loại: (1) khí chất thoải mái: bình thản, không lo âu. (2) Khí chất khô lạnh: ít có phản ứng cảm xúc. Những kiểu khí chất nhút nhát, chậm chạp, đa cảm hay ƣu tƣ thƣờng có xu hƣớng mắc rối loạn lan toả. Với cách lý giải nhƣ vậy thì số liệu nghiên cứu cho thấy, sinh viên sống nội tâm, đa cảm hay ƣu tƣ có mức độ lo âu cao hơn sinh viên có khí chất linh hoạt và nóng nảy. Điều này hoàn toàn phù hợp với những lý thuyết về đặc điểm nhân cách trong tâm lý học cũng nhƣ phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

b) Ảnh hưởng về mặt giao tiếp

Nhìn chung, những sinh viên có biểu hiện RLLA thƣờng nhút nhát, thiếu tự tin hay trầm hơn so với những bạn khác. Các em thƣờng hay bị ám ảnh, lo sợ về một điều gì đó có thể không xảy ra, sống khép mình, ngại giao tiếp và thƣờng không thích nổi bật hay để ngƣời khác chú ý đến mình…Về những biểu hiện ra bên ngoài, các em rất yếu ớt, hay mệt mỏi, ít cƣời và hay lặng lẽ giữa đám đông. Đối với các các mối quan hệ trong trƣờng và những sinh hoạt tập thể lớp, những em này thƣờng thu mình, không thể hiện, mặt khác rất thờ ơ, không có hứng thú tham gia và có suy nghĩ lo sợ thất bại hay bị mọi ngƣời chế nhiễu. Nhƣ lời tâm sự của em Đặng Thành C- sinh viên ngành CTXH: “Em bị nói ngọng nên đứng trước đám đông em không dám nói nhiều ngại mọi người trêu, nên em ít chia sẻ vậy nên em cũng không có

nhiều bạn bè ”. Bên cạnh đó, ý kiến của Nguyễn Thị L - sinh viên Khoa học máy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tính chia sẻ: “Trên lớp em cũng muốn phát biểu hoặc giờ chơi muốn nói chuyện với

mọi người nhưng em cứ sợ các bạn ấy không nói thích nên em không dám tiếp cận”.

Tóm lại, những nguyên nhân chủ quan trực tiếp có thể ảnh hƣởng đến RLLA mà các em biểu hiện trong hoạt động học tập ở trƣờng là hai nguyên nhân chủ yếu

trên. Ngoài ra, cũng có thể có nhiều nguyên nhân khác tác động nhƣng không có mối liên hệ với nghiên cứu nên chúng tôi xin phép không đƣa ra vấn đề ở đây.

2.2.2. Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Vai trò của công tác xã hội trong việc chăm sóc rối loạn lo âu cho sinh viên trường đại học thăng long (Trang 50)