9. Phạm vi nghiên cứu
2.1. 3 Các biểu hiện rối loạn về mặt tâm lý của sinh viên
Qua phân tích và điều tra tại bằng thang tự đánh giá của Zung chúng ta đã thấy sinh viên trƣờng ĐHTL có những biểu hiện triệu chứng lâm sàng liên quan đến những thay đổi về sức khoẻ thể chất khi các em gặp RLLA. Bên cạnh đó, những biểu hiện và tổn thƣơng về sức khoẻ tinh thần cũng có ý nghĩa vô cùng sâu sắc cho quá trình can thiệp, hỗ trợ cho sinh viên có RLLA, giúp chúng ta phân loại đƣợc mức độ nặng, nhẹ, biểu hiện để có những biện pháp phù hợp nhất.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nhìn chung, sinh viên ngành Khoa học máy tínhcó những biểu hiện tâm lý chán nản, mệt mỏi nhiều hơn sinh viên ngành Công tác xã hội và Tài chính - ngân hàng, bởi đặc thù chƣơng trình học của ngành học Khoa học máy tínhnặng hơn các ngành khác nên các em phải chịu áp lực học tập cao hơn rất nhiều. Các em nói lên cảm giác của mình là luôn bồn chồn, lo lắng, thất vọng và suy sụp. Số liệu trong bảng 2.3 cho thấy, sinh viên đƣợc điều tra chiếm tỉ lệ cao nhất là cảm giác về sự bất lực và chán nản chiếm đến 86,7%, bế tắc, buồn phiền xuất hiện ở 83,3% và có đến 72,2% cảm thấy thất vọng về kết quả học tập.
Bảng 2.3. Các biểu hiện rối loạn về mặt tâm lý của sinh viên
STT Biều hiện rối loạn Tỷ lệ (%) Thứ bậc
1 Bất lực, chán nản 86,7 1
2 Thƣờng xuyên cảm thấy bị stress 53,3 4 3 Hay cáu giận không có lý do 46,7 5 4 Hay lo lắng về những chuyện không căn cứ 41,1 6
5 Bế tắc, buồn phiền 83,3 2
6 Bồn chồn, đứng ngồi không yên, không tập trung
suy nghĩ việc gì cụ thể đƣợc 40,1 7 7 Nhiều lúc mất thăng bằng, suy nghĩ vớ vẩn 30,0 10 8 Nhiều lúc bí bách, áp lực nặng nề 31,2 9 9 Dễ gây sự, nổi giận và cáu gắt với ngƣời khác 25,6 11
10 Thất vọng về kết quả học tập 72,2 3
11 Không tập trung vào việc gì, suy sụp tinh thần 37,6 8
Em Lê Thị D - sinh viên ngành ngôn ngữ Nhật tâm sự với chúng tôi: “Đôi khi em hay nhìn đâu đâu, cảm giác trống rỗng, và thấy buồn vui vô cớ song có lúc lại hưng phấn đến giật mình”. Các em còn cảm thấy mất thăng bằng và không định hƣớng đƣợc nhiều trong vấn đề học tập của mình nhất là khi kết quả học tập không đƣợc nhƣ ý muốn dẫn đến các em bị thi lại, học lại quá nhiều môn và stress là điều sớm muộn cũng sẽ xảy ra (chiếm 53,3%). Thất vọng trong học tập đƣợc nhiều sinh viên nhắc đến, các em không hài lòng với những gì mình thu đƣợc từ việc học tập vì tuy chăm chỉ đến lớp nghe giảng và ở nhà chịu khó làm bài tập nhƣng vẫn bị nợ môn quá nhiều. Sinh viên Nguyễn Thị L - sinh viên ngành Khoa học máy tính: “Em cảm thấy mình luôn bị áp lực, mệt mỏi mỗi lần thi học kỳ và luôn tự nghĩ phải bắt buộc hơn các bạn khác, nhiều lúc nghĩ nặng nề mọi chuyện quá”. Nguyên nhân sâu sa ở đây có thể là do kết quả thi đầu vào của các em thấp, đa số chỉ cao hơn điểm sàn của Bộ Giáo dục và Đào tạo không nhiều nên năng lực
học tập của các em còn yếu và khi chuyển đổi học sang hệ đại học thì các em dễ bị đuối sức và không đạt đƣợc kết quả học tập nhƣ mình mong muốn.
Đặc điểm rõ rệt nhất ở sinh viên bị RLLA là sự cáu gắt vô cớ chiếm 46,7%, còn lại 41,1% các em cảm thấy “Hay lo lắng vì những chuyện vô cớ”. Nhiều sinh viên cho rằng bản thân có những hành vi bất thƣờng ở chỗ các em nóng giận hơn bình thƣờng, nhất là trong gia đình, các em hay gắt gỏng với ngƣời thân và có những hành vi không kiểm soát đƣợc mình dẫn đến mất ngủ triền miên, ăn không còn cảm giác ngon hay thức giấc khi ngủ. Em Lê Thị D - sinh viên ngành ngôn ngữ Nhật tâm sự: “Em cũng không nhớ hết những biểu hiện bất thường của mình nhưng chúng đều xuất phát từ những vấn đề phức tạp trong cuộc sống. Bản thân em luôn tin tưởng những gì cần phải qua rồi sẽ tự nhiên qua đi mà thôi, nhưng nhiều lúc
cũng hay nghĩ đâu đâu”.
Nhìn chung có thể thấy, về khía cạnh tâm lý, đa số các em có vấn đề RLLA đều đang phải chịu đựng nhiều cảm xúc âm tính, những cảm giác mệt mỏi, chán nản, thất vọng mà trong đó, lý do bị ảnh hƣởng nhiều chính là căng thẳng về học tập. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là có giải pháp nào giúp các em giảm bớt đƣợc những lo âu, căng thẳng và có thể tiếp thu kiến thức, đạt đƣợc kết quả học tập nhƣ mong muốn.