9. Phạm vi nghiên cứu
2.1.2. Các biểu hiện rối loạn về mặt thể chất của sinh viên
Trên cơ sở việc phân loại các mức độ biểu hiện của RLLA, chúng tôi tiến hành tìm hiểu những đặc điểm phổ biến và ít phổ biển hơn theo mức độ về tần suất thời gian xuất hiện. Trong tổng số 185 sinh viên đƣợc điều tra bằng phƣơng pháp Zung thì có 120 sinh viên không có rối loạn lo âu. Sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi với 65 sinh viên có RLLA, chúng tôi thấy rằng ở hầu hết các em đều có sự giảm sút về sức khỏe.
Kết quả ở bảng 2.2 dƣới đây cho thấy, có đến 73,3% các em cho rằng mình thƣờng xuyên bị mệt mỏi, cảm thấy chán nản, 58,9% sinh viên nói đến chứng đau nửa đầu trong suốt 6 tháng qua. Bởi vì khi sức khỏe thể chất không tốt sẽ dẫn đến cơ thể thƣờng xuyên có những dấu hiệu mệt mỏi, đau ốm, từ đó bản thân sinh viên không thể tập trung cho những vấn đề khác nên dễ rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng. Theo nhƣ chia sẻ của em Nguyễn Thị L - sinh viên ngành Khoa học máy tính:“Dạo này em thường xuyên cảm thấy đau đầu và mệt mỏi vì lúc nào em cũng cảm giác lo lắng vì một điều gì đó không tốt sắp xảy ra”. Còn khi tiếp xúc trực tiếp với các em, nhiều sinh viên đã nói về tình hình sức khỏe của mình, trong đó có sinh
viên Đặng Thành C- sinh viên ngành công tác xã hội đã tâm sự: “Em có những triệu
chứng khác thường như mệt mỏi, ra mồ hôi chân và đi tiểu rất nhiều lần”.
Bảng 2.2. Các biểu hiện rối loạn về mặt thể chất của sinh viên
STT Biều hiện rối loạn Tỷ lệ (%) Thứ bậc
1 Chán nản, thƣờng xuyên mệt mỏi 73,3 1
2 Đầu óc nóng bừng và cảm giác nhƣ bốc hỏa 14,4 10
3 Đau bụng 28,9 8
4 Suy nhƣợc thần kinh, cảm thấy stress 35,6 7
5 Tức ngực, khó thở 53,1 4
6 Sức khỏe có vấn đề trầm trọng 6,70 11
7 Đau lƣng, nặng ngƣời 40,9 6
8 Mất ngủ 27,8 9
9 Đau nửa đầu, đau đầu 59,8 3
10 Tay thƣờng xuyên ra mồ hôi, cảm giác tê tê 43,2 5 11 Chân tay bủn rủn, hay đi tiểu 28,9 8
12 Căng thẳng vì học tập 65,7 2
Bên cạnh đó, liên quan đến vấn đề học tập có đến 65,5% sinh viên luôn cảm thấy căng thẳng vì vấn đề học tập do ĐHTL là trƣờng có môi trƣờng giáo dục hiện đại với phƣơng châm "học thật, thi thật" nên sinh viên phải cố gắng hết sức trong học tập nếu không sẽ không đạt đƣợc kết quả tốt. Biểu hiện “Sức khỏe có vấn đề
trầm trọng” chiếm tỉ lệ thấp nhất chỉ có 6,7% cũng diễn ra đúng với thực tế vì nếu
sức khỏe có vấn đề thì các em không thể có khả năng học tập bình thƣờng.
Số liê ̣u điều tra cho thấy, bản thân sinh viên đã cảm nhận đƣợc những triệu chứng khác thƣờng về mặt sức khỏe một cách rõ rệt nhất. Sự khác thƣờng thể hiện ở
chỗ các em thƣờng xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, ra mồ hôi chân tay… Theo bảng phân loại các rối loạn tâm lý và các bệnh tâm thần của hiệp hội tâm thần Mỹ, DSM-IV, thì RLLA thể hiện ở chỗ con ngƣời luôn cảm thấy căng thẳng, bực bội và khó chịu, mất tập trung và bị rối loạn giấc ngủ. Đối với sinh viên trƣờng ĐHTL đƣợc điều tra thì đều có những biểu hiện đó. Những bất ổn về sức khỏe cũng nói lên rằng các em đang có những trạng thái không ổn định về mặt tâm lý, bởi những bất ổn về thực thể luôn đi kèm những thay đổi và rối loạn về mặt tâm lý bên trong.
Việc nhận biết những biểu hiện lâm sàng dựa trên những thay đổi về mặt thể chất, có thể giúp cho sinh viên có những nhận định sơ khai về RLLA của bản thân. Xem xét chúng dƣới góc độ tự đánh giá của bản thân để có thể có những hành vi điều chỉnh phù hợp đem lại lợi ích tích cực cho cuộc sống hiện tại. Bên cạnh đó, định hƣớng và là cơ sở để chúng ta xây dựng phƣơng pháp tiếp cận hiệu quả nhất cho sinh viên có RLLA.