9. Phạm vi nghiên cứu
3.2.2. Qui trình vận dụng công tác xã hội nhóm với nhóm thân chủ
a) Giai đoạn 1: Chuẩn bị và thành lập nhóm
* Chọn nhóm viên và chuẩn bị môi trường hoạt động
- Loại hình nhóm: nhóm xã hội hóa - Chọn nhóm thành viên:
+ Đối tƣợng: Sinh viên không bị RLLA và sinh viên có RLLA tại ĐHTL + Giới tính : Nam và nữ
+ Số lƣợng : 13 thành viên + Độ tuổi : 19 - 21 tuổi
+ Phạm vi lựa chọn: Lựa chọn 13 sinh viên (trong đó có sinh viên RLLA và sinh viên không có RLLA) ở ngành Toán Tin, Công tác xã hội và Tài chính ngân hàng. Hầu nhƣ các em trong nhóm đã từng quen biết nhau và có mối quan hệ bạn bè từ trƣớc .
- Lãnh đạo nhóm: ban đầu là NVCTXH nhƣng sau khi nhóm đã đi vào hoạt động, các thành viên dần dần có sự thấu hiểu nhau, quan tâm, giúp đỡ nhau, hòa nhã trong giao tiếp thì nhân viên CTXH sẽ chuyển giao việc lãnh đạo cho các thành viên trong nhóm.
- Địa điểm sinh hoạt: tại phòng tự học từ tầng 3 đến tầng 7 (tùy mục đích sinh hoạt vì mỗi phòng đƣợc bài trí theo tên gọi của từng phòng nhƣ đã trình bày ở phần 1.4, tr.42).
+ Diện tích đủ rộng cho các hoạt động nhóm 12 ngƣời;
+ Đảm bảo yên tĩnh; thuận lợi cho việc sinh hoạt của các thành viên trong nhóm. - Thời gian sinh hoạt:
+ Đảm bảo duy trì không quá nhiều buổi trong tuần để tránh không làm mất thời gian học tập của các em;
+ Thời gian hoạt động có thể thay đổi linh hoạt song phải có sự báo trƣớc cho các thành viên để đảm bảo các em đến đông đủ và đúng giờ;
+ Nhóm dự trù sinh hoạt cố định vào chủ nhật hàng tuần, cụ thể:
* Thời gian cho các buổi sinh hoạt và o các sáng chủ nhật từ 7h30 - 9h00.
* Nhóm sinh hoạt trong 6 tuần và dự định sẽ tiến hành duy trì nhóm cho các
hoạt động tiếp theo trong thời gian sau.
* Xác định mục đích và mục tiêu sinh hoạt nhóm:
- Mục đích: Tạo ra môi trƣờng nhóm lành mạnh để tăng cƣờng sự tƣơng tác giữa các thành viên. Ở đó các thành viên không có RLLA sẽ hỗ trợ cho các thành viên RLLA để giúp các em này thay đổi nhận thức, hành vi tiêu cực này để trở thành thành viên tích cực trong nhóm, trong cộng đồng. Thông qua các hoạt động chung của nhóm, các thành viên đƣợc học hỏi để biết cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực gặp phải.
- Mục tiêu:
+ Tổ chức 5 buổi nói chuyện, chia sẻ thông tin giữa các em với nhau, giữa các em với NVCTXH, các chuyên gia để giúp các em trong nhóm hiểu về nhau hơn, đặc biệt giúp những em có RLLA hiểu rõ vấn đề của mình, từ đó có cách thức giải quyết.
+ Tổ chức hoạt động chơi trò chơi, đóng vai tình huống…để các em đƣợc trải nghiệm, từ đó giúp các em có đƣợc những kĩ năng cần thiết, bổ ích trong làm việc nhóm, tƣơng tác nhóm và đặc biệt là giúp các em hình thành kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề.
+ Thông qua các buổi sinh hoạt nhóm giúp các thành viên trải nghiệm các bài tập thƣ giãn cảm xúc, kiểm soát cảm xúc tiêu cực, hình thành hành vi tích cực thay thế suy nghĩ tiêu cực đang có.
+ Giúp các thành viên trải nghiệm một số giá trị sống nhƣ yêu thƣơng, trách nhiê ̣m, hợp tác.
+ NVCTXH huy động nguồn lực để tổ chức đƣợc một buổi vui chơi, sinh hoạt ngoài trời. Từ hoạt động này, tạo nên sự thân mật, gắn kết và gần gũi hơn nữa giữa các em; tạo môi trƣờng giao tiếp cởi mở, thân thiện, không bạo lực cho thành viên.
* Xác định nguồn lực của nhóm:
- Nội lực:
+ Mỗi nhóm thành viên đều học cùng lớ p, trƣờng nên thuận tiện trong việc tập hợp, liên lạc với nhau trong các hoạt động cũng nhƣ thống nhất đƣợc về thời gian, địa điểm sinh hoạt của cả nhóm.
+ Sức mạnh của toàn nhóm: khả năng của ngƣời lãnh đạo và của tất cả các thành viên trong nhóm đƣơ ̣c thể hiê ̣n qua sự đoàn kết, tƣơng trợ lẫn nhau; sự tuân thủ các nguyên tắc nhóm vì lợi ích chung và mục đích chung cho sự phát triển của cả nhóm.
- Ngoại lực:
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại trƣờng tƣơng đối thuận tiện để thực hiện các hoạt động của nhóm.
+ Sự quan tâm của nhà trƣờng
+ Sự hỗ trợ của các mô hình câu lạc bộ trong trƣờng (câu lạc bộ truyền thông, câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật…).
* Xây dựng kế hoạch - dự thảo chương trình hoạt động của nhóm
Thời gian Hoạt động Ngƣời thực hiện Địa điểm
Giai đoạn 1: Chuẩn bị thành lập nhóm (từ 6/5/2013 - 30/7/2014)
- Làm việc với Ban Giám hiê ̣u ĐHTL - Chọn nhóm viên và chuẩn bị môi
trƣờng hoạt động.
- Xác định mục đích và mục tiêu sinh hoạt nhóm.
- Xây dựng kế hoạch - dự thảo chƣơng trình hoạt động
NVCTXH
và cô ̣ng tác viên (đồng nghiệp làm việc tại ĐHTL)
Thời gian Hoạt động Ngƣời thực hiện Địa điểm
Giai đoạn 2: Khởi động và bắt đầu hoạt động (từ 21/08 -05/10/2014)
Tuần 1 (từ 21/8 - 27/8)
- Họp nhóm buổi đầu.
- Làm quen và giới thiệu các thành viên trong nhóm, lí do thành lập. - Xác định lại mục đích, mục tiêu hoạt
động nhóm một cách thống nhất cho cả nhóm TC.
- Thảo luận, đƣa ra những nguyên tắc nhóm.
- Bầu ra nhóm trƣởng.
- Lên kế hoạch, thống nhất thời gian, địa điểm cho các buổi sinh hoạt.
NVCTXH và nhóm TC
ĐHTL
Giai đoạn 3: Tập trung hoạt động - giai đoạn trọng tâm (từ 28/08 - 23/09/2014)
Tuần 2 (từ 28/08 -
4/09/2014)
Mời chuyên gia đến làm việc và hƣớng dẫn cho nhóm về kĩ năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực và hình thành hành vi tích cực thay thế:
+ Các thành viên nhóm TC đƣợc chia sẻ cảm xúc tiêu cực mà họ đã và đang trải nghiệm.
+ Tìm hiểu đƣợc những tâm tƣ nguyện vọng cụ thể của các thành viên trong nhóm TC Chuyên gia, NVCTXH và nhóm TC ĐHTL Tuần 3 ( từ 04/09 - 10/09/2014) - NVCTXH nhóm hƣớng dẫn cho nhóm một số bài tập và giúp các thành viên trong nhóm trải nghiệm những bài tập về cảm xúc nhƣ bài tập
Thời gian Hoạt động Ngƣời thực hiện Địa điểm
“hít thở”, “điều hòa cảm xúc”
- Cả nhóm thảo luận định hƣớng một số biện pháp giúp các thành viên trong nhóm TC vƣợt qua cảm xúc tiêu cực, rối loạn lo âu
- Đƣa ra một số tình huống giả định về rối loạn lo âu để TC có cơ hội trải nghiệm đối mặt.
thông qua việc tổ chức một buổi sinh hoạt mang tính giải trí bao gồm văn nghệ và kịch tình huống về chủ đề thực hành kĩ năng giải quyết vấn đề điều hòa cảm xúc
Tuần 4 + 5 (từ 10/09 - 23/09/2014)
Giúp các thành viên trải nghiệm một số giá trị sống nhƣ: tôn trọng, yêu thƣơng, hợp tác, trách nhiệm.
Giai đoạn 4: Lượng giá và kết thúc hoạt động (từ 23/09 - 29/09/2014)
Tuần 6 (từ 23/09 -
29/09/2014)
- Tổ chức một buổi sinh hoạt nhóm ngoài trời vui chơi, giải trí giúp các thành viên gắn kết và chia sẻ những với nhau.
- Tiến hành một buổi lƣợng giá những kết quả đã đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc (thông qua các mẫu phiếu đánh giá của cá nhân, cả nhóm với các hoạt động của từng giai đoạn và cả quá trình).
b)Giai đoạn 2: Giai đoạn khởi động và tiến hành hoạt động
* Quá trình chuẩn bị cho các hoạt động cụ thể của từng giai đoạn
Chuẩn bị về cơ sở vật chất và phƣơng tiện sinh hoạt nhóm: + Phòng họp và sinh hoạt nhóm.
+ Thiết bị, âm thanh: loa đài, máy chiếu, bảng, phấn, bút dạ màu, thẻ màu, giấy A0, giấy A4, băng dính giấy, những tài liệu liên quan đến các thành viên (bản sao mẫu đăng kí tham gia nhóm, giấy giới thiệu sinh hoạt nhóm).
* Nội dung thực hiện:
- Hoạt động chào đón và giới thiệu:
+ NVCTXH giới thiệu về bản thân, nêu nhiệm vụ và vai trò của mình.
+ Yêu cầu các thành viên trong nhóm giới thiệu về bản thân, NVCTXH cần chú ý hƣớng dẫn cho hoạt động này để các thành viên nêu bật đƣợc các đặc điểm cá nhân của mình; thấy đƣợc thế mạnh của bản thân và ngƣời khác. Cách giới thiệu có tính chất hóm hỉnh, hài hƣớc sẽ tạo sự thân thiện và giúp các thành viên dễ xích lại gần nhau hơn.
- Đề nghị các thành viên cùng thảo luận, bàn bạc để đưa ra nội qui của nhóm:
NVCTXH đã chuẩn bị sẵn một số nguyên tắc hoạt động cơ bản của nhóm mà trong đó đã có ý kiến của nhóm TC. Sau đây là một số nguyên tắc cụ thể nhƣ sau:
1. Mọi thông tin cá nhân chia sẻ trong nhóm đƣợc đảm bảo giữ bí mật. 2. Mọi thành viên phải đi sinh hoạt đúng giờ.
3. Mọi thành viên cần nỗ lực và chia sẻ chân thành, trung thực.
4. Mọi ý kiến đƣa ra cần đƣợc các thành viên trong nhóm tôn trọng, lắng nghe. 5. Tôn trọng đời sống cá nhân của mỗi thành viên khi họ không tiện chia sẻ. 6. Các thành viên trong nhóm cùng tham gia giải quyết vấn đề.
7. Luôn khuyến khích các thành viên hỏi, phát biểu và phản hồi thông tin. 8. Sẽ thông báo trƣớc lịch trình sinh hoạt cụ thể cho các thành viên khi có sự thay đổi.
9. Cùng chung sức thiết lập môi trƣờng dân chủ, hỗ trợ và phát triển.
10. Đảm bảo các thành viên trong nhóm đều bình đẳng và có cơ hội trải nghiệm nhƣ nhau.
11. Tin tƣởng vào mục đích chân chính của nhóm.
12. Mọi thành viên trong nhóm đều phải nghiêm túc tuân thủ các quy định trên.
Khi các thành viên đã thảo luận đƣa ra các ý kiến và đều đã đồng ý với các nguyên tắc của nhóm thì những nội quy này cần đƣợc ghi lại và đƣợc dán lên tƣờng để làm kim chỉ nam cho mỗi hành động của từng cá nhân và của cả nhóm.
NVCTXH đề nghị các thành viên ghi nhớ và chấp hành nghiêm chỉnh những qui định đã đƣợc đặt ra để tăng thêm sức mạnh và tính kỉ luật cho nhóm.
- NVCTXH nhắc lại mục đích và mục tiêu cụ thể của nhóm để:
+ Các thành viên nhận thấy đƣợc sự tƣơng đồng trong nhu cầu cũng nhƣ lợi ích của bản thân khi tham dự vào nhóm.
+ Các thành viên bổ sung thêm ý kiến để nhóm có mục đích và mục tiêu rõ ràng, cụ thể hơn để hành động đúng hƣớng.
+ Mọi ngƣời sẽ ý thức đƣợc trách nhiệm của mình để hoàn thành mục tiêu đích chung của cả nhóm và không đi xa rời mục đích chung đó.
- Giúp các thành viên trong nhóm cảm nhận rõ ràng họ là một phần của nhóm
Trong buổi gặp mặt đầu tiên với nhóm TC, NVCTXH phải nhấn mạnh rằng nhóm đƣợc thành lập và hoạt động dựa trên nhu cầu của chính các thành viên trong nhóm, các nội dung đƣợc đƣa ra xuất phát từ chính những nhu cầu của nhóm TC, không mang tính chủ quan của NVCTXH. Sau mỗi nội dung, NVCTXH đều để TC chia sẻ những suy nghĩ, nhận xét đóng góp.
Cũng trong quá trình thảo luận để hình thành những nguyên tắc (nội qui) sinh hoạt nhóm, NVCTXH chỉ đóng vai trò là ngƣời định hƣớng, còn ngƣời ra quyết định cuối cùng chính là những thành viên trong nhóm TC. Trong các hoạt động sinh hoạt nhóm, mỗi thành viên trong nhóm TC sẽ đảm nhận một vai trò khác nhau. Tất cả các thành viên trong nhóm đều đƣợc tham gia bình đẳng và có cơ hội để thể hiện năng lực của mình.
Tiêu chí thành lập nhóm là dựa trên chính nhu cầu của nhóm TC. Bởi vậy nhóm có phát triển, đi đúng với định hƣớng ban đầu hay không phụ thuộc không
chỉ vào NVCTXH mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các thành viên. Thông qua các hoạt động đó, các thành viên sẽ cản thấy tự tin và gắn bó hơn với nhóm TC.
- Dự báo những khó khăn sẽ gặp phải trong quá trình nhóm hoạt động:
+ Do các thành viên cũng bận bịu nhiều với công việc học tập và tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội khác (đối vớ i nhƣ̃ng sinh viên không có RLLA ) nên có thể có một số thành viên sẽ không đến đủ hoặc không đến đúng thời gian quy định mà nhóm đề ra.
+ Thời gian đầu có thể các thành viên chƣa biết và hiểu nhau nên quá trình làm việc, tƣơng tác nhóm sẽ gặp nhiều cản trở.
+ Những thành viên có RLLA trong thời gian đầu rất khó khăn trong hòa nhập với nhóm vì từ trƣớc đến nay, các em chƣa quen với việc chia sẻ, quan tâm, lắng nghe nhau… nhƣng dần dần với sự hỗ trợ của nhân viên xã hội và các thành viên trong nhóm, các em sẽ có cơ hội hòa nhập một cách tích cực.
- NVCTXH chuẩn bị các bài tập về điều hòa cảm xúc dành cho tất cả các thành viên trong nhóm (minh họa bằng hình ảnh hoặc trình chiếu power point, có sự hỗ trợ của trang thiết bị và các phƣơng tiện, công cụ khác trong trƣờng học).
- NVCTXH chuẩn bị cho hoạt động thảo luận và trải nghiệm một số giá trị sống đã đƣợc đề cập trong kế hoạch dự thảo (minh họa bằng hình ảnh hoặc trình chiếu power point, có sự hỗ trợ của trang thiết bị và các phƣơng tiện, công cụ khác trong trƣờng học).
* Quá trình liên hệ và kết nối
NVCTXH liên hệ với ĐHTL để xin phép Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo chủ nhiệm đƣợc làm việc với các nhóm sinh viên. Với bản kế hoạch hoạt động của mình để chuẩn bị cho việc thành lập nhóm, NVCTXH đã đƣợc nhà trƣờng ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi. Ban Giám hiệu nhà trƣờng cho phép NVCTXH liên hệ với phía đoàn trƣờng và hội sinh viên và theo sự giới thiệu cùng sự giúp đỡ này, NVCTXH đã tiếp xúc với câu lạc bộ truyền thông và câu la ̣c bô ̣ âm nha ̣c của trƣờng và đã nhận đƣợc sự ủng hộ của các thành viên có hoạt động tích cực tại trƣờng để tham gia vào nhóm xã hội hóa.
NVCTXH đƣợc giới thiệu đến làm việc và trao đổi kế hoạch thực hiện các hoạt động cho việc thành lập nhóm. Dƣới ảnh hƣởng tích cực từ các thành viên và hoạt động của câu lạc bộ truyền thông đã đƣợc xây dựng trong thời gian qua sẽ có khả năng đem lại sự kết nối đầy hiệu quả với các thành viên còn lại của nhóm xã hội hóa trong những hoạt động sắp tới, đồng thời mang đến ý nghĩa thiết thực cho công tác giảm thiểu RLLA tại trƣờng học.
Thời gian liên hệ và tập hợp đƣợc các thành viên là 5 ngày. Với sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi của nhà trƣờng nên nhóm đã tập hợp đƣợc các thành viên một cách nhanh chóng và đầy đủ.
Sau khi liên hệ và tập hợp đƣợc các thành viên NVCTXH tiến hành ngay buổi họp nhóm cùng các em để ra mắt nhóm mới tại phòng tự học tầng 3 ĐHTL.
c) Giai đoạn 3: Tập trung hoạt động - giai đoạn trọng tâm
Dựa trên kế hoạch - dự thảo chƣơng trình hoạt động của nhóm, NVCTXH tiến hành các buổi sinh hoạt nhóm với những nội dung cụ thể theo kế hoạch đề ra ở trên.
d) Giai đoạn 4: Giai đoạn lượng giá và kết thúc hoạt động
* Lượng giá:
Một số kết quả đạt đƣợc nhƣ sau:
- Sau quá trình thực hành phƣơng pháp CTXH nhóm tác nghiệp với nhóm TC (là nhƣ̃ng sinh viên có RLLA) thông qua hình thức tổ chức các hoạt động sinh hoạt nhóm, NVCTXH cùng nhóm TC đã đạt đƣợc những kết quả nhất định.
- Nhóm TC đã nhận thƣ́c đƣợc những nguyên nhân gây ra RLLA của bản thân mình và có suy nghĩ tích cực hơn trong cuộc sống và học tập.