học sinh giỏi
3.2.5.1. Ý nghĩa
Từ xưa ông cha ta đã có câu “Không thày đố mày làm nên”, điều đó nhấn mạnh GV là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói “Muốn có trò giỏi trước hết phải có thày giỏi”. Trên thực tế đã chứng minh, trường nào có nhiều GV giỏi, ở đó có nhiều HSG.
Đội ngũ GV bồi dưỡng HSG ngoài các nhiệm vụ chung còn gánh vác thêm nhiệm vụ bồi dưỡng HSG các cấp, cho nên họ có vị trí, vai trò “đặc biệt quan trọng”. Họ là yếu tố quyết định đến việc đảm bảo chất lượng giáo dục HSG của nhà trường, chất lượng đào tạo nhân tài cho quê hương, đất nước. Vì vậy, xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ được coi là nhiệm vụ then chốt nhằm tạo động lực cho GV trong hoạt động bồi dưỡng HSG của nhà trường.
Trong quá trình bồi dưỡng HSG thì công tác tổ chức học tập của HS là một mắt xích rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của HS không chỉ trong phạm vi các cấp học phổ thông mà kể cả ở các bậc học cao hơn sau này của các em.
3.2.5.2. Nội dung
Kế hoạch hóa công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV theo năm học và giai đoạn phát triển. Xác định chuyên ngành đào tạo và nội dung bồi dưỡng đội ngũ GV. Cần có định hướng lựa chọn chuyên ngành đào tạo phù hợp với năng lực, sở trường và chuyên môn của từng GV. Nội dung bồi dưỡng đội ngũ GV phải toàn diện bao gồm: bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tư tưởng; bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, kinh nghiệm thực tế.
Nhà trường có thể cho GV tham gia bồi dưỡng theo các hình thức: tại chức; tập trung dài hạn; tập trung ngắn hạn; bồi dưỡng theo chuyên đề; bồi dưỡng thành khoá với chương trình hoàn chỉnh. Ngoài ra còn có các hình thức khác như: sinh hoạt chuyên môn, hội giảng, hội thảo, tự bồi dưỡng bằng cách viết sáng kiến kinh nghiệm...
Nâng cao nhận thức của HS về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG và xác định rõ trách nhiệm khi tham dự các kỳ thi, cũng như trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân để HS có động cơ đúng đắn khi tham gia các lớp bồi dưỡng HSG.
Xây dựng kế hoạch học tập phù hợp, đổi mới phương pháp dạy học của GV để tạo sự hứng thú, say mê môn học của HS.
Nội dung giáo dục cần toàn diện, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của HS.
3.2.5.3. Tổ chức thực hiện
+ Tạo động lực cho giáo viên trong hoạt động bồi dưỡng HSG
Để tạo động lực cho đội ngũ GV trong hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THCS Lê Quý Đôn trong bối cảnh hiện nay, nhà trường cần tiến hành các giải pháp sau:
Thứ nhất, xây dựng đội ngũ GV cốt cán. Đội ngũ GV cốt cán luôn là một trong những nhân tố quan trọng nhất góp phần quyết định sự phát triển của một nhà trường, bởi lẽ, chính họ là đầu tàu tham gia tổ chức thực hiện có
hiệu quả các khâu của quá trình dạy học, giáo dục và phát triển chuyên môn. Đội ngũ GV cốt cán là những người đầu đàn về chuyên môn, có phẩm chất cần thiết của những cán bộ quản lý, tham gia quản lý hỗ trợ hiệu trưởng. Đối với nhà trường, đội ngũ GV cốt cán chính là các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn và GV bồi dưỡng HSG có kinh nghiệm. Nhiệm vụ của GV cốt cán là xây dựng, thống nhất các chuyên đề bồi dưỡng HSG, trực tiếp tham gia giảng dạy, theo dõi, kiểm tra công tác chuyên môn.
Ngoài ra, GV cốt cán có nhiệm vụ bồi dưỡng cho GV mới tham gia dạy HSG nhanh chóng tiếp cận với chương trình, đảm nhiệm một số chuyên đề dạy bồi dưỡng HSG các cấp. Sự tâm huyết, kinh nghiệm của thày cô lớn tuổi, sự nhiệt tình, sự sáng tạo của các GV trẻ cần được phát huy, giúp mỗi GV luôn cố gắng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thứ hai, tổ chuyên môn phân công các GV bồi dưỡng HSG viết các chuyên đề bồi dưỡng HSG. Căn cứ vào các chuyên đề bồi dưỡng HSG, GV các bộ môn tự lập kế hoạch chương trình của khối lớp do mình phụ trách, đồng thời mỗi GV chuẩn bị chuyên sâu về một phân môn, một chuyên đề nào đó. Hàng năm, các chuyên đề này được bổ sung, cập nhật qua quá trình giảng dạy.
Vào các buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ, các tổ tiến hành thảo luận theo nhóm chuyên môn về những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, về nội dung của mỗi chuyên đề.
Thứ ba, nhà trường tổ chức cho GV tham gia các lớp, các đợt tập huấn bồi dưỡng, chuyên môn nghiệp vụ do phòng GD, Sở GD&ĐT tổ chức. Sau khi tham dự các đợt tập huấn về, những GV này có nhiệm vụ truyền đạt, phổ biến, bồi dưỡng lại cho những GV trong tổ hoặc nhóm chuyên môn.
Thứ tư, nhà trường tiến hành đánh giá GV không chỉ thông qua dự giờ, kiểm tra một số tiết mà cần đánh giá GV thông qua ý kiến của đồng nghiệp và
đặc biệt là phản hồi của HS. Tiến hành sát hạch chuyên môn đối với GV định kỳ mỗi năm một lần với GV dưới 50 tuổi. Kết quả kiểm tra được sử dụng như là một tiêu chí đánh giá thi đua, sàng lọc đối với GV, qua đó kích thích được tinh thần tự học hỏi, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của mỗi GV. Việc kiểm tra chuyên môn dựa vào chất lượng giảng dạy bộ môn, kết quả kỳ thi HSG các cấp và việc hướng dẫn HS tự học.
Đối với bộ môn Vật lý, Tin học và Địa lý, cần bổ sung và đưa giáo viên đi đào tạo nâng cao trình độ để đáp ứng được việc bồi dưỡng HSG cấp tỉnh.
Bồi dưỡng HSG là công việc nhiều khó khăn và thách thức không phải bất kỳ người GV nào cũng làm được. Để nâng cao hiệu quả trong hoạt động bồi dưỡng HSG, nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV với những nội dung sau:
Sơ đồ 3.1. Nội dung tổ chức bồi dƣỡng GV
- Bồi dưỡng năng lực chuyên môn
Tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn là đơn vị chính để trao đổi chuyên môn, tổ chức bồi dưỡng GV, nhằm phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tính năng động, sáng tạo của tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn. Có nhiều hình thức nâng cao năng lực chuyên môn của GV:
Tổ chức bồi dưỡng GV Bồi dưỡng năng lực chuyên môn Bồi dưỡng năng lực sư phạm Bồi dưỡng kinh nghiệm thực tế Bồi dưỡng các kiến thức bổ trợ
Tổ chức kiểm tra chuyên môn, hội giảng, dự giờ và rút kinh nghiệm giờ dạy theo tinh thần đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy, cách kiểm tra, đánh giá.
Phân công hai GV dạy một đội tuyển HSG để hỗ trợ và bổ sung cho nhau, trong đó GV giàu kinh nghiệm kèm cặp, giúp đỡ GV trẻ thông qua sự giao việc, hướng dẫn kiểm tra và trao đổi kinh nghiệm.
Hàng năm, phân công GV viết các chuyên đề bồi dưỡng HSG và báo cáo trước tổ chuyên môn, viết sáng kiến kinh nghiệm và tổ chức, đánh giá xếp loại ở Hội đồng khoa học cấp trường.
Tổ chức mời chuyên viên Sở GD&ĐT, cốt cán bộ môn của tỉnh tập huấn cho GV ở các nhóm, tổ chuyên môn; tích cực tham gia các lớp tập huấn do Sở và Phòng GD&ĐT tổ chức.
GV cần tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trách nhiệm trong công việc, khắc phục khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
- Bồi dưỡng năng lực sư phạm
Dạy học là một nghề vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Tính khoa học ở đây là năng lực chuyên môn, còn tính nghệ thuật chính là năng lực sư phạm. Để đảm bảo việc dạy tốt đem lại hiệu quả chất lượng cao đỏi hỏi người GV phải có cả hai năng lực trên. Để tiến hành tổ chức bồi dưỡng năng lực sư phạm cho GV, nhà trường tiến hành như sau:
Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, về khả năng thiết kế các hoạt động dạy học... để GV có điều kiện tích luỹ thêm vốn kinh nghiệm của mình. Tổ chức hội giảng để GV có dịp thể hiện các kỹ năng sư phạm hiệu quả nhất. Từ đó tạo điều kiện cho GV khác học tập, trao đổi và rút kinh nghiệm.
Nhà trường có những định hướng cụ thể về cải tiến phương pháp giảng dạy để GV có ý thức tự rèn luyện trong từng giờ lên lớp. GV cần đa
dạng hóa các hình thức dạy học, chú trọng việc dạy theo hướng giao nhiệm vụ tự học, tổ chức thảo luận, kiểm tra và đánh giá, rút kinh nghiệm sau đánh giá. Định hướng nhiệm vụ như vậy, buộc GV luôn tìm tòi các phương pháp và hình thức phù hợp với từng đối tượng, từng nội dung cụ thể trong quá trình giảng dạy.
- Bồi dưỡng kinh nghiệm thực tế
Tổ chức tham quan và học tập với các trường THCS trọng điểm chất lượng cao, có uy tín ở trong và ngoài tỉnh để trao đổi kinh nghiệm về quản lý, tuyển chọn, bồi dưỡng, phát triển năng lực HS, đồng thời tạo điều kiện bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho GV.
- Bồi dưỡng các kiến thức bổ trợ
GV bồi dưỡng HSG cần có vốn hiểu biết rộng, do đó nhà trường cần tổ chức cho GV bồi dưỡng kiến thức bổ trợ như: Tin học, ngoại ngữ, việc sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại, đặc biệt quan tâm đến GV có độ tuổi còn trẻ để phát huy tốt nhất những điểm mạnh về khả năng cập nhật thông tin, khả năng tiếp nhận cái mới bằng cách: tạo điều kiện về mặt thời gian để GV học thêm các lớp ngoại ngữ, Tin học; tổ chức cho GV học tập, sưu tầm các thông tin khoa học kỹ thuật; tổ chức các buổi sinh hoạt giao lưu văn nghệ, thể thao... với những nội dung, hình thức phong phú.
Khi tác động đến người thày, đòi hỏi đội ngũ quản lý phải có tầm nhìn chiến lược phát triển nhà trường, cần nắm vững quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ quản lý trong nhà trường theo quy chế của Bộ GD&ĐT ban hành. Do vậy, Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn cần phải tự học, tự nghiên cứu, trau dồi phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý, đổi mới phương pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đặc biệt là chất lượng mũi nhọn.
+ Tạo động lực cho học sinh trong hoạt động bồi dưỡng HSG
Khi các đội tuyển được thành lập, Lãnh đạo nhà trường cần tiến hành họp, gặp mặt HS. Trong buổi gặp mặt, Lãnh đạo nhà trường nêu những thành
tích đạt được để HS tự hào về những thành tích đó của nhà trường, triển khai kế hoạch bồi dưỡng HSG, giao nhiệm vụ cho HS đồng thời nhận những thông tin phản hồi của HS về khó khăn, thắc mắc trong học tập. Trong quá trình bồi dưỡng HSG, lãnh đạo nhà trường thường xuyên theo dõi, khích lệ HS học tập, đồng thời giáo dục HS sự tự tin và ý chí vươn lên trong học tập.
GV chủ nhiệm là những người hàng ngày quan tâm theo dõi sát sao, động viên, khuyến khích HS ở các đội tuyển, trang bị cho HS kinh nghiệm thực tế, giá trị sống, kỹ năng sống và định hướng nghề nghiệp. Hiện nay việc trang bị giá trị sống và kỹ năng sống cho HS hết sức cần thiết như: giáo dục kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng xử lý tình huống…
GV tham gia bồi dưỡng HSG cần phát hiện những năng khiếu nổi trội của từng HS từ đó phân hóa theo đối tượng và thành lập các nhóm học tập trong HS. Đối với đội tuyển HSG của các môn Địa lý, Lịch sử, Tin học nhà trường cần chỉ đạo việc tuyển chọn HSG ở các môn khác một cách hài hòa để GV ở những môn này có thể chọn lựa được nguồn HS tham gia đội tuyển đảm bảo về số lượng và chất lượng HS.
Khi tham gia bồi dưỡng các chuyên đề HSG, GV cần đổi mới phương pháp dạy học: chuẩn bị hệ thống kiến thức một cách đầy đủ và logic, có hệ thống câu hỏi và bài tập phong phú, hấp dẫn, phù hợp với tâm lý HS, sử dụng các thiết bị đồ dùng dạy học, các nguồn học liệu mở trên Internet một cách hợp lý, hiệu quả,. Từ đó, GV khơi gợi tư duy độc lập suy nghĩ, tính sáng tạo của HS. Trong quá trình giảng dạy, GV sử dụng các hình thức động viên, khích lệ tạo sự hứng thú, say mê của HS đối với môn học.
Trong quá trình bồi dưỡng đội tuyển HSG, GV giao cho các nhóm HS một số chuyên đề, tự viết thành các tiểu luận và thuyết trình trước lớp. Việc làm này giúp HS có lòng say mê, tự tin trong học tập.
Ngoài các giờ chính khóa học tập trên lớp, HS tham gia đầy đủ các buổi học bồi dưỡng ngoài giờ, tham gia giải các bài tập trong sách nâng cao, trong các chuyên đề, tài liệu tham khảo, giải các đề thi trên mạng…
Để HS tham gia bồi dưỡng đội tuyển HSG phát triển một cách toàn diện, nhà trường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa, hướng nghiệp như: tham quan du lịch, giao lưu văn nghệ, thể thao, cắm trại Trung thu, hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa…
Để HS và gia đình yên tâm cho con em theo học bồi dưỡng HSG ở các đội tuyển, nhà trường tổ chức song song với việc bồi dưỡng kiến thức thi vào lớp 10 THPT cho HS lớp 9. Trong những năm học tới ngoài việc bồi dưỡng HS tham gia các đội tuyển thi HSG các cấp, nhà trường cần thực hiện các giải pháp đồng bộ để nâng cao tỷ lệ HSG toàn diện đáp ứng mục tiêu đào tạo của trường chất lượng cao.