Để xây dựng được các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG đảm bảo những yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi dựa vào 4 nguyên tắc cơ bản.
3.1.2.1. Đảm bảo tính kế thừa
Nguyên tắc đầu tiên để làm cơ sở cho việc lựa chọn các biện pháp là phải đảm bảo tính kế thừa. Chúng ta không thể xây dựng một biện pháp mới hoàn toàn khi chúng ta không quan tâm đến cái hiện có, mà phải nghiên cứu xem nó đang diễn ra như thế nào, cái nào cần giữ gìn và phát huy, cái nào không phù hợp cần phải chỉnh sửa hoặc thay thế. Chúng ta cần xây dựng các biện pháp làm sao để khi áp dụng vào thực tế ít bị xáo trộn nhất.
Tính kế thừa, thể hiện sự tôn trọng lịch sử và chỉ thay đổi những gì bất cập, không phù hợp. Đồng thời, các biện pháp cũng phải phát huy được tiềm năng vốn có của nhà trường và xã hội; ý thức tự giác, năng lực tiềm ẩn của đội ngũ GV để nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG các cấp.
3.1.2.2. Đảm bảo tính phù hợp
Chính sự kế thừa có chọn lọc cũng là một yêu cầu mang tính phù hợp. Mỗi biện pháp đưa ra chúng ta đều phải tính đến yếu tố có phù hợp với điều kiện hoàn cảnh hiện tại hay không. Một biện pháp dù hay đến mấy nhưng không phù hợp với hoàn cảnh thì mãi mãi chỉ tồn tại trên lý thuyết.
Vì vậy, tính phù hợp ở đây có nghĩa là biện pháp đưa ra phải là những biện pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của nhà trường, của địa phương, và xu thế phát triển của xã hội.
3.1.2.3. Đảm bảo tính hiệu quả
Đích cuối cùng của mỗi biện pháp đưa ra là phải đạt được kết quả như thế nào. Một biện pháp được coi là hiệu quả, khi biện pháp đó được triển khai phải đạt được kết quả như dự kiến. Trong đó “chi phí” thì “ít nhất” mà đem lại “lợi ích” thì “nhiều nhất”. Biện pháp giải quyết được vấn đề đặt ra và không làm nảy sinh những vấn đề mới phức tạp và khó khăn hơn.
3.1.2.4. Đảm bảo tính thực tiễn
Như phân tích ở trên, một biện pháp đi vào cuộc sống thì phải có tính phù hợp, chính sự phù hợp đã đảm bảo tính khả thi.
Tuy nhiên, khi phân tích ở góc độ này có thể thấy rất phù hợp, song xét trên tổng thể thì lại bắt gặp những khó khăn khác. Nguyên nhân là do hoạt động bồi dưỡng HSG phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan; không chỉ phụ thuộc vào nguồn lực sư phạm mà còn phụ thuộc nguồn lực về tài chính...
Giả sử một biện pháp được tập thể GV và nhà trường đánh giá cao là hiệu quả, là phù hợp, nhưng nếu không nhận được sự ủng hộ, sự đồng thuận của địa phương, của xã hội thì cũng khó có thể thực hiện được. Tính khả thi ở đây là biện pháp không bị các yếu tố chi phối nó ràng buộc ở mức độ cao.
Tóm lại, để chọn lựa được các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng HSG đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh hiện nay, cần phải căn cứ vào các nguyên tắc đã nêu trên đây. Không nên quá coi trọng nguyên tắc này hoặc ngược lại xem nhẹ nguyên tắc khác, tùy thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, của địa phương, của xã hội, linh hoạt trong việc phối hợp các nguyên tắc nhằm chọn lựa các biện pháp.
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng HSG ở trƣờng THCS Lê Quý Đôn, huyện Ý Yên, Nam Định
3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ các em về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi em về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi
3.2.1.1. Ý nghĩa
Xây dựng và phát triển các trường phổ thông chất lượng cao để làm tốt nhiệm vụ phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng HSG có chất lượng và hiệu quả; tạo nguồn đào tạo nhân lực chất lượng cao góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập là một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục Việt Nam hiện nay. Vì vậy, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ các em về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG ở các trường THCS chất lượng cao có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết.
3.3.1.2. Nội dung
Nhà trường điều tra, khảo sát, đánh giá nhận thức của đội ngũ GV về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG, từ đó lập kế hoạch nâng cao nhận thức của cán bộ , giáo viên, HS và cộng đồng xã hội.
Cán bộ quản lý của Phòng GD&ĐT và của nhà trường cần nhận thức đúng đắn về hoạt động bồi dưỡng HSG, từ đó có tầm nhìn và đề ra các kế hoạch chiến lược trong việc đào tạo đội ngũ GV, xây dựng cơ sở vật chất, tạo mọi nguồn lực để nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG.
Mọi cán bộ, GV, các bậc CMHS đặc biệt là GV trực tiếp bồi dưỡng đội tuyển phải hiểu và phân biệt rõ các khái niệm: năng lực, tài năng, năng khiếu, thông minh, thiên tài... đồng thời phải có hiểu biết về cơ sở khoa học của các giai đoạn phát triển của một tài năng, hiểu một cách sâu sắc các tiêu chuẩn của năng khiếu tài năng, hiểu tâm lý của HSG, HS năng khiếu. Từ đó, nhận
thức được tầm quan trọng của HSG trong việc GD&ĐT nhân tài, giúp phụ huynh có phương pháp nuôi dạy khoa học, định hướng cho HSG có sự phát triển tự nhiên, toàn diện, cân bằng về tình cảm và nhận thức.
Nhà trường, cộng đồng xã hội cần hiểu đúng về chính sách nhân tài của Đảng và Nhà nước. Cần tạo ra sự đồng thuận, ủng hộ, hợp tác tích cực của các bậc CMHS, xã hội đối với nhà trường trong hoạt động bồi dưỡng HSG.
3.3.1.3. Tổ chức thực hiện
Nhà trường đưa nội dung bồi dưỡng HSG vào kế hoạch năm học, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên mà cán bộ quản lý, GV và HS phải thực hiện có hiệu quả trong mỗi năm học.
Nội dung bồi dưỡng HSG được đưa vào các buổi họp của hội đồng sư phạm, tổ chuyên môn theo định kỳ đặc biệt là trước và sau khi tổ chức và tham gia các kỳ thi chọn HSG các cấp. Nhà trường phân tích, đánh giá chất lượng kết quả của các môn dự thi từ đó GV nhận thức đúng về chất lượng bộ môn và có định hướng cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, nâng cao hiệu quả từng giờ lên lớp.
Tổ chức các buổi hội thảo về phương pháp học tập đối với HSG của trường, về phương pháp bồi dưỡng HSG đối với GV. Biên soạn thành các tài liệu tham khảo cho GV và HS.
Nhà trường tổ chức gặp mặt CMHS có con, em tham gia các đội tuyển trước khi ôn luyện HSG để CMHS nhận thức đúng đắn, tạo sự đồng thuận với nhà trường. Sau mỗi kỳ thi, nhà trường cần tổng kết và thông báo kết quả đến Ban đại diện CMHS và HS toàn trường.
Nhà trường tổ chức sơ kết thi đua vào các dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm trong đó có nội dung khen thưởng GV, HSG nhằm động viên, khích lệ kịp thời những GV, HS có thành tích về giảng dạy, học tập. Đồng thời phát động những đợt thi đua mới, hướng tới mục tiêu thày dạy tốt, trò
học tốt trong các kỳ thi HSG qua đó nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG.
3.2.2. Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục khi tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường, tạo sự đồng thuận trong các hoạt động
3.3.2.1.Ý nghĩa
Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục khi tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường là hết sức cần thiết, từ đó tạo sự đồng thuận trong Ban giám hiệu, tổ chuyên, GV, nhân viên và cộng đồng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục của nhà trường, trong đó có hoạt động bồi dưỡng HSG.
3.3.2.2. Nội dung
Công tác phối hợp trong nhà trường bao gồm sự phối hợp giữa các thành viên trong Ban giám hiệu, Ban giám hiệu với các tổ chuyên môn, giữa Ban giám hiệu với các đoàn thể, giữa các tổ chuyên môn với nhau và với các đoàn thể trong nhà trường, giữa Ban giám hiệu với Ban đại diện cha mẹ HS.
Trong chỉ đạo, điều hành công việc, lãnh đạo nhà trường và các tổ chuyên môn làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy tính sáng tạo, ý thức trách nhiệm của cán bộ, GV, nhân viên, đảm bảo giữ vững trật tự kỷ cương nhà trường và chế độ một thủ trưởng.
Lãnh đạo nhà trường, cán bộ GV thuộc các tổ chuyên môn giải quyết công việc căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật, phải có kế hoạch, chương trình làm việc. Bảo đảm tính khoa học, chính xác, trung thực đạt hiệu quả công tác cao.
Cán bộ GV trong nhà trường có ý thức đoàn kết nội bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể, các tổ chuyên môn và cán bộ GV trong công tác hàng ngày, thực hiện công tác cải cách hành chính không gây phiền hà cho phụ huynh và HS.
Nhà trường cùng với Ban đại diện CMHS làm việc theo nguyên tắc phối hợp, đồng thuận.
3.3.2.3. Tổ chức thực hiện
+ Ban giám hiệu - Ban giám hiệu
Ban giám hiệu phân công công việc hợp lý, theo nguyên tắc phân quyền cùng phối hợp quản lý. Hiệu trưởng chỉ đạo chung, phụ trách về công tác kế hoạch, tài chính. Một hiệu phó phụ trách chuyên môn trong đó có hoạt động bồi dưỡng HSG. Một hiệu phó phụ trách về cơ sở vật chất và các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp.
+ Ban giám hiệu - Tổ chuyên môn
Ban giám hiệu quản lý tổ chuyên môn theo cơ chế phân cấp: Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học; xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường trong từng giai đoạn; trong đó chỉ đạo sát sao công tác chuyên môn của nhà trường, tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn...
Các tổ chuyên môn chịu sự chỉ đạo của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo nhà trường về quản lý điều hành hoạt động của tổ chuyên môn để thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ được giao. Tổ trưởng chuyên môn thực hiện các công việc chỉ đạo chuyên môn trong tổ, lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của tổ; phụ trách các đội tuyển thi HSG cấp huyện và cấp tỉnh; chủ động có kế hoạch bồi dưỡng, ôn luyện, chọn HS tham gia các đội tuyển. Trong trường hợp có khó khăn đề xuất với hiệu trưởng giải quyết. Tham mưu với ban giám hiệu công tác thi đua khen thưởng và xử lí kỉ luật. Đề xuất và thực hiện các chính sách chế độ ưu đãi đối với các thành viên trong tổ.
+ Ban giám hiệu - Các đoàn thể trong nhà trƣờng
Ban giám hiệu và các đoàn thể trong nhà trường làm việc theo cơ chế hoạt động phối hợp.
Lãnh đạo nhà trường trao đổi ý kiến với tổ chức đoàn thể trước khi quyết định các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của cán bộ, GV trong nhà trường. Lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện cho tổ chức đoàn thể hoạt động theo quy định của pháp luật.
Công đoàn nhà trường có trách nhiệm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ GV trong khả năng và phạm vi cho phép. Bảo vệ quyền lợi chính đáng của cán bộ GV qua giám sát, nhắc nhở việc thực hiện nghiêm túc các chế độ có liên quan. Kết hợp cùng Ban giám hiệu tạo điều kiện cho cán bộ GV học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nhận thức chính trị. Kết hợp cùng Ban giám hiệu tổ chức, duy trì phong trào thi đua trong nhà trường.
Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động phong trào nhằm giáo dục, định hướng và khuyến khích HS phát triển toàn diện dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường.
+ Quan hệ giữa các tổ chuyên môn với nhau và với các đoàn thể
Các tổ chuyên môn và các đoàn thể có trách nhiệm liên hệ, phối hợp thường xuyên trong công tác nhằm đạt hiệu quả cao. Quá trình giải quyết công việc nếu có vướng mắc, chồng chéo về nhiệm vụ thì các tổ trưởng chuyên môn chủ động giải quyết, trường hợp cần thiết phải báo cáo lãnh đạo nhà trường giải quyết.
+ Ban giám hiệu - Ban đại diện cha mẹ HS
Nhà trường tổ chức các buổi giao ban với đại diện hội CMHS theo định kỳ và đột xuất khi có công việc cần thiết nhằm thông báo tình hình của nhà trường và tình hình học tập của HS từ đó phối hợp với CMHS giáo dục HS một cách kịp thời, hiệu quả.
3.2.3. Đổi mới mục tiêu, nội dung và hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi
3.2.3.1. Ý nghĩa
Đổi mới mục tiêu, nội dung và hình thức bồi dưỡng HSG là quan trọng và cần thiết. Đổi mới mục tiêu sẽ định hướng đúng đắn trong việc giáo dục HS theo hướng giáo dục năng khiếu, giáo dục toàn diện. Đổi mới nội dung, hình thức bồi dưỡng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng bồi dưỡng HSG.
3.2.3.2. Nội dung
+ Đổi mới mục tiêu
Phát hiện những HS có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập để bồi dưỡng thành những người có lòng yêu đất nước, tinh thần tự hào dân tộc; có ý thức vươn lên; có nền tảng kiến thức vững vàng; có phương pháp tự học, và sáng tạo; có sức khỏe tốt để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.
+ Đổi mới nội dung
Với đặc thù của trường chất lượng cao, nội dung dạy học nên thực hiện linh hoạt, không cứng nhắc, nhằm đạt hiệu quả cao. Để HS được chuẩn bị tốt nhất khi tham gia các kì thi HSG, nhà trường phải đảm bảo cho các em được học đầy đủ những kiến thức cơ bản của chương trình giáo dục theo chuẩn kiến thức kỹ năng và kiến thức nâng cao.
+ Đổi mới hình thức bồi dƣỡng
Bồi dưỡng HSG là một hoạt động giáo dục đặc biệt vì đối tượng, mục tiêu của quá trình đào tạo là HS năng khiếu và trình độ tri thức cao so với mặt bằng. Do đó, hình thức bồi dưỡng cho đối tượng HSG phải có tính chuyên biệt và cần đạt được những tiêu chí sau: phát triển phương pháp tư duy ở trình độ phù hợp với khả năng trí tuệ của HS; bồi dưỡng phương pháp tự học, tự kiểm tra đánh giá; phát triển các kĩ năng, phương pháp học tập sáng tạo; nâng cao ý thức và khát vọng vươn lên của HS; khuyến khích sự phát triển về lương tâm và ý thức trách nhiệm đối gia đình, nhà trường và xã hội.
3.2.3.3. Tổ chức thực hiện
+ Đổi mới mục tiêu
Nhà trường có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc kế hoạch do Sở GD&ĐT xây dựng, trong đó chú trọng đến hoạt động bồi dưỡng HSG các cấp với số lượng và chất lượng HSG ngày càng nâng cao và bền vững.
Bên cạnh việc bồi dưỡng học sinh giỏi, nhà trường quan tâm đến giáo dục phát triển toàn diện cho học sinh thông qua việc giảng dạy giá trị sống, kỹ năng sống, các buổi ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp dạy nghề.
+ Đổi mới nội dung
Hiện nay sách tham khảo rất nhiều, nếu GV không biết phân loại, chọn lọc sẽ dẫn đến tình trạng ôn luyện không trọng tâm, không sát chương trình của bậc học. Chính vì vậy việc nghiên cứu, chọn lọc tài liệu và giao cho GV biên soạn là hết sức quan trọng. Việc này đòi hỏi GV dạy đội tuyển HSG phải