Quy định về thành lập trường THCS chất lượng cao

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở lê quý đôn, huyện ý yên, nam định trong bối cảnh hiện nay luận văn ths giáo dục học (Trang 31)

1.4.2.1. Tổ chức nhà trường

a) Lớp học: Có đủ các khối lớp, mỗi lớp có không quá 40 HS.

b) Tổ chuyên môn: Các tổ chuyên môn được thành lập và hoạt động theo đúng các quy định của Điều lệ trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Hàng năm xây dựng được ít nhất ba chuyên đề chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy-học. Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mỗi giáo viên và của cả tổ chuyên môn; đạt các quy định về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.

c) Tổ văn phòng: Có đủ các biên chế (văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế trường học). Quản lý hệ thống hồ sơ, sổ sách của nhà trường theo quy định.

d) Hội đồng trường và các hội đồng khác trong nhà trường được thành lập và thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo đúng các quy định hiện hành; hoạt

động có kế hoạch, nề nếp, đạt hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng nề nếp kỷ cương của nhà trường.

e) Tổ chức Đảng và các đoàn thể trong nhà trường phải đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh. Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường được công nhận vững mạnh về tổ chức, tiên tiến trong hoạt động ở địa phương.

1.4.2.2. Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên

a) Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng đạt tiêu chuẩn theo quy định; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; dược cấp quản lý giáo dục trực tiếp xếp loại từ khá trở lên theo quy định về chuẩn hiệu trưởng. 50 % cán bộ quản lý trường trung học có trình độ thạc sĩ trở lên.

b) Đảm bảo đủ số lượng và chất lượng GV. Số lượng GV cao hơn theo quy định tại Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của liên Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập. GV đạt trình độ chuẩn đào tạo theo quy định, có ít nhất 50 % GV đạt trình độ đào tạo trên chuẩn và 50 % GV đạt tiêu chuẩn dạy giỏi từ cấp cơ sở trở lên. Đồng thời có đủ GV hoặc viên chức phụ trách thư viện, phòng học bộ môn, phòng thiết bị dạy học, tổng phụ trách đội được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

1.4.2.3. Chất lượng giáo dục

Không có học sinh bỏ học và lưu ban hàng năm. Về học lực: Xếp loại giỏi đạt từ 20% trở lên, khá từ 60% trở lên, không có học sinh xếp loại yếu kém. Về hạnh kiểm: Xếp loại khá, tốt đạt 100%.

Hàng năm nhà trường được đánh giá xếp loại tốt về tiêu chuẩn “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Thực hiện đúng quy định của Bộ GD&Đào tạo về thời gian tổ chức, nội dung các hoạt động giáo dục ở trong và ngoài giờ lên lớp.

Đảm bảo các điều kiện cho cán bộ quản lý, GV và HS sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Tất cả CBQL, GV đều sử dụng được máy vi tính trong công tác, học tập.

1.4.2.4. Cơ sở vật chất và thiết bị

Khuôn viên nhà trường là một khu riêng biệt, có tường rào, cổng trường, biển trường, tất cả các khu trong nhà trường được bố trí hợp lý, luôn sạch, đẹp. Đủ diện tích sử dụng để đảm bảo tổ chức tốt các hoạt động quản lý, dạy học và sinh hoạt, có diện tích sử dụng ít nhất từ 25m2

/học sinh.

Có đầy đủ cơ sở vật chất theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông. Cơ cấu các khối công trình trong trường gồm:

- Đủ số phòng học cho mỗi lớp học (đáp ứng học 2 buổi/ngày); diện tích phòng học, bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, bảng đúng quy cách hiện hành; phòng học thoáng mát, đủ ánh sáng, an toàn.

- Có phòng y tế trường học đảm bảo theo quy định hiện hành về hoạt động y tế trong các trường THCS. Có các phòng học bộ môn đảm bảo quy định về phòng học bộ môn của trường trung học tại Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

- Có thư viện đạt chuẩn quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện trường học; có thư viện điện tử và nguồn tư liệu điện tử đáp ứng yêu cầu tham khảo của GV và HS. Có phòng truyền thống, khu luyện tập thể dục thể thao, phòng làm việc của Công đoàn, phòng hoạt động của Đoàn, Đội. Có nhà tập đa năng, hồ bơi, sân chơi, phòng trình chiếu. Có đủ phòng làm việc riêng của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, văn phòng nhà trường, phòng họp từng tổ bộ môn, phòng thường trực...

- Có sân chơi sạch sẽ, vệ sinh, có cây bóng mát, đảm bảo cho học sinh vui chơi an toàn. Khu vệ sinh được bố trí hợp lý, không làm ô nhiễm môi trường ở trong và ngoài nhà trường. Có khu để xe cho GV, HS, khu để xe của

khách trong khuôn viên nhà trường đảm bảo trật tự, an toàn. Có đủ nước sạch cho hoạt động dạy - học, các hoạt động giáo dục, nước uống cho GV và HS; có hệ thống thoát nước hợp vệ sinh.

- Có hệ thống mạng internet, bảng điện tử tiêu chuẩn để ứng dụng công nghệ thông tin toàn diện, đáp ứng yêu cầu quản lý dạy và học; có website thông tin trên mạng internet hoạt động thường xuyên, hỗ trợ có hiệu quả cho công tác dạy học và quản lý nhà trường.

1.4.2.5. Công tác xã hội hóa giáo dục

Nhà trường chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, các đoàn thể, tổ chức ở địa phương đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ trương và kế hoạch phát triển giáo dục địa phương.

Ban đại diện cha mẹ học sinh được thành lập và hoạt động theo đúng qui chế hiện hành, hoạt động có hiệu quả trong việc kết hợp với nhà trường và xã hội để giáo dục học sinh.

Mối quan hệ và thông tin giữa nhà trường, gia đình và xã hội được duy trì thường xuyên, kịp thời, chặt chẽ, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, phòng ngừa, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường.

Huy động hợp lý và có hiệu quả sự tham gia của gia đình và cộng đồng vào các hoạt động giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và điều kiện nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường.

Thực hiện đúng các quy định về công khai điều kiện dạy học, chất lượng giáo dục, các nguồn kinh phí được đầu tư, hỗ trợ của nhà trường theo đúng quy định hiện hành.

Tiểu kết chƣơng 1

Để làm rõ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS, chúng tôi đã phân tích các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài, tầm quan trọng, nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS. Đề tài cũng đã phân tích một số yếu tố tác động đến quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG, đề cập đến các quy định, văn bản của cơ quan quản lý về hoạt động bồi dưỡng HSG cũng như đặc điểm của trường THCS chất lượng cao.

Những vấn đề lý luận cơ bản trên là cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng cũng như đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THCS Lê Quý Đôn trong bối cảnh hiện nay. Vấn đề này sẽ được chúng tôi tiếp tục trình bày ở các chương tiếp theo.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LÊ QUÝ ĐÔN, HUYỆN Ý YÊN, NAM ĐỊNH

2.1. Khái quát chung về kinh tế - xã hội và Giáo dục của huyện Ý Yên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở lê quý đôn, huyện ý yên, nam định trong bối cảnh hiện nay luận văn ths giáo dục học (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)