Bồi dưỡng giáo viên tham gia giảng dạy đội tuyển học sinh giỏi

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở lê quý đôn, huyện ý yên, nam định trong bối cảnh hiện nay luận văn ths giáo dục học (Trang 53)

Nhà trường đã triển khai công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ GV, bắt đầu bằng việc căn cứ vào quy mô phát triển nhà trường để xác định nhu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ GV. Trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ GV hiện có, từ đó lập kế hoạch sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy HSG.

Bảng 2.5. Số lƣợng, tỷ lệ GV tham gia bồi dƣỡng HSG cấp tỉnh đúng theo chuyên ngành đƣợc đào tạo.

STT Môn Số GV bồi dƣỡng HSG cấp tỉnh Đào tạo đúng chuyên ngành 1 Ngữ văn 2 2 2 Toán 2 2 3 Vật lý 2 0 4 Hóa học 2 1 5 Sinh học 3 2 6 Lịch sử 2 1 7 Địa lý 2 1 8 Tin học 1 0 9 Tiếng Anh 2 2 Cộng 18 11 Tỷ lệ (%) 100 61,1

Bảng trên cho thấy, đến thời điểm này (năm học 2011 - 2012) có 10 GV trong tổng số 17 GV của nhà trường tham gia bồi dưỡng HSG cấp tỉnh đúng theo chuyên ngành được đào tạo, chiếm 61,1%, còn 38,9% số GV có chuyên ngành được đào tạo không phù hợp. Do không đồng bộ về chủng loại GV và không có GV được đào tạo đúng chuyên ngành, nhà trường phải phân công 1 GV Sinh học dạy Hóa học, 1 GV Văn dạy Địa lý, 2 GV chuyên ngành Kỹ thuật công nghiệp dạy Vật lý, 1 GV chuyên ngành Khoa học máy tính dạy Tin học vì thế đã ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng HSG của nhà trường ở những môn học này.

Đối với nhà trường, chất lượng GV đóng vai trò then chốt tới chất lượng giáo dục. Sự thiếu hụt và không đồng bộ về GV là trở ngại rất lớn đối với hoạt động chuyên môn trong đó có hoạt động bồi dưỡng HSG. Nhận thức được điều này, nhà trường đã chú ý đến công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV để nâng cao tỷ lệ GV có năng lực, trình độ chuyên môn dạy HSG, nhất là HSG cấp tỉnh.

Bảng 2.6. Công tác đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ GV

STT Năm học Tổng số

GV

Trình độ trên chuẩn

Đang đào tạo trên chuẩn Số lƣợng Tỷ lệ % Đại học Cao học 1 2007-2008 31 17 54,8 1 0 2 2008-2009 33 18 54,5 7 0 3 2009-2010 36 25 69,4 3 0 4 2010-2011 36 28 75,6 2 1 5 2011-2012 36 31 86,1 1 0

(Nguồn: Trường THCS Lê Quý Đôn)

Bảng trên cho thấy, hàng năm nhà trường đều có GV được tham gia các khóa học đại học, số GV có trình độ trên chuẩn ngày càng tăng, năm 2007-

2008 chỉ có 17/31GV có trình độ trên chuẩn chiếm 54,8%, đến năm 2011- 2012 đã có 31/36 GV có trình độ trên chuẩn trong đó có 1 thạc sĩ chiếm 86,1%. Sự quan tâm đến công tác đào tạo của nhà trường đã và đang góp phần nâng cao trình độ đào tạo và chất lượng đội ngũ GV, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bồi dưỡng HSG của nhà trường trong bối cảnh hiện nay.

Cùng với việc đào tạo, việc bồi dưỡng đội ngũ GV đã được lãnh đạo nhà trường triển khai thường xuyên bằng nhiều hình thức và có hiệu quả như tham gia hội giảng các cấp, viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu tài liệu, học hỏi một số trường trọng điểm khác trong và ngoài tỉnh.... Đặc biệt trong những năm qua nhà trường đã tạo điều kiện cho một cán bộ quản lý tham gia khóa học ngắn hạn tại Singapore; mời các chuyên viên của Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT bồi dưỡng chuyên môn cho GV; phân công những GV lâu năm có kinh nghiệm và chuyên môn vững vàng giảng dạy hướng dẫn giáo viên trẻ mới tham gia bồi dưỡng HSG, đây là biện pháp tích cực làm chuyển biến rõ rệt chất lượng đội ngũ GV nhất là các GV tham gia bồi dưỡng HSG.

Mặc dù công tác đào tạo và bồi dưỡng GV đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên đứng trước yêu cầu về đổi mới giáo dục, công tác phát triển đội ngũ GV trong bối cảnh hiện nay nhất là đội ngũ GV bồi dưỡng HSG vẫn còn những biểu hiện bất cập.

Về công tác đào tạo đội ngũ GV:

Nhà trường đã lập kế hoạch nhưng chưa cụ thể hóa, việc đào tạo đội ngũ GV được đào tạo chủ yếu theo nguyện vọng của GV, mà chưa xuất phát từ yêu cầu về phát triển đội ngũ của nhà trường. Vì thế thiếu cân đối về số GV đi học ở các bộ môn và số GV đi học hàng năm …

Chất lượng đào tạo không đồng đều do GV vừa đi học vừa giảng dạy, vừa chăm lo cho gia đình.

Trong kế hoạch bồi dưỡng chưa xác định được cụ thể những nội dung và những kỹ năng cần bồi dưỡng cho từng đối tượng, việc bồi dưỡng nhiều khi mang tính phong trào, hình thức, chưa hiệu quả.

Nội dung bồi dưỡng chưa toàn diện, mới tập trung nhiều vào kiến thức chuyên môn mà chưa chú ý nhiều về giáo dục phẩm chất đạo đức, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, nền nếp chuyên môn, bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ. Trong đó, sự hạn chế về ngoại ngữ và tin học của GV đang là những khó khăn cản trở quá trình đổi mới giáo dục.

Hơn nữa, các điều kiện, chế độ bồi dưỡng, khuyến khích học tập chưa phù hợp, chưa tạo được động lực thúc đẩy GV trong công tác bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở lê quý đôn, huyện ý yên, nam định trong bối cảnh hiện nay luận văn ths giáo dục học (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)