Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi của trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở lê quý đôn, huyện ý yên, nam định trong bối cảnh hiện nay luận văn ths giáo dục học (Trang 45)

2.3.2.1. Kết quả thi HSG cấp huyện lớp 6, 7 và 8

Bảng 2.3. Tỉ lệ HS lớp 6, 7, 8 đạt giải cấp huyện so với tổng số HS dự thi của nhà trƣờng

Năm 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012

Số lượng 42/110 120/150 107/123 137/156 143/161

Tỉ lệ (%) 38,1 80,0 87,0 87,8 88,8

Qua số liệu trên, có thể thấy số lượng HSG cấp huyện có xu hướng tăng lên cả về số HS dự thi và số HS đạt giải do nhà trường đã có kế hoạch cụ thể, đồng thời tập chung các nguồn lực cho hoạt động bồi dưỡng HSG. Năm 2009-2010 số HS dự thi giảm hơn năm 2008-2009 do số lượng và chất lượng tuyển sinh đầu vào lớp 6 của nhà trường giảm nên đã ảnh hưởng đến việc chọn các đội tuyển HSG lớp 6 ở năm học này.

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ HS của trƣờng đạt giải so với tổng số HS đạt giải của huyện trong năm học 2007-2008 và 2011-2012

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Ý Yên)

Năm học 2007 - 2008 toàn trường chỉ có 42/110 HS dự thi đạt giải chiếm 38,1% tổng số HS dự thi và chiếm 19,5% tổng số HS đạt giải của huyện, đến năm học 2011 - 2012 đã có 143/161 HS dự thi đạt giải chiếm 88,8% tổng số HS dự thi và chiếm 45,8% tổng số HS đạt giải của huyện.

Nhìn chung, trong 8 môn dự thi, các môn Văn, Toán, Tiếng Anh và Vật lý có tỉ lệ HS đạt giải cao và ổn định hơn so với các môn khác do HS dự thi ở các môn này đều đã được chọn và bồi dưỡng từ năm lớp 6, và đây đều là những môn đa số HS ưa thích. Hơn nữa, ở lớp 6, 7, 8, HS có tâm lý thoải mái khi tham gia đội tuyển do chưa chịu sức ép của việc ôn các môn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Đặc biệt, nhà trường đã phân công đội ngũ GV tham gia bồi dưỡng các đội tuyển là những GV có năng lực chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng HSG cấp huyện.

Năm học 2007-2008 19.5

80.5

THCS Lê Quý Đôn Các trường khác 173 42 Năm học 2011-2012 45.8 54.2 169 143

Năm học 2011 – 2012, môn Văn 7, Toán 6, 7, 8, Anh 8, Lý 8 có 100% HS dự thi đạt giải, môn Anh 7, Lý 7, Văn 8 dao động từ 80 đến 92%. Tuy nhiên, các môn Sinh 8, Sử 8, Địa 8 và Hóa 8 có tỷ lệ HS đạt giải thấp hơn, đặc biệt môn Địa lý 8 chỉ có 20% số HS dự thi đạt giải và xếp thứ 26/33 trường trong toàn huyện. Một số nguyên nhân chính là do những đội tuyển này đến hết học kỳ 1 lớp 8 mới được thành lập nên thời gian bồi dưỡng HSG ít hơn (khoảng 10 đến 15 buổi), hơn nữa đa số HS ở những đội tuyển này là những học sinh đã bị lọc ra từ các đội tuyển khác, và đây cũng là những môn mà nhiều HS không thích học đặc biệt là môn Lịch sử và Địa lý.

2.3.2.2. Kết quả thi HSG cấp tỉnh lớp 9 50.6 53 54.3 62 44 0 10 20 30 40 50 60 70 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011 2011- 2012 Năm Tỷ lệ

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ HS lớp 9 đạt giải cấp tỉnh so với tổng số HS dự thi của nhà trƣờng

(Nguồn: Sở GD&ĐT Nam Định)

Tỷ lệ HSG lớp 9 đạt giải cấp tỉnh so với tổng số HS dự thi của nhà trường từ năm học 2007 - 2008 đến năm học 2010 – 2011 tương đối ổn định và đã tăng từ 50,6% lên 62%. Tuy nhiên đến năm học 2011 - 2012 tỉ lệ này giảm mạnh chỉ còn 44%. Trong đó một số môn có tỷ lệ HS đạt giải thấp như Địa lý, Tin học và Vật lý.

0 2 4 6 8 10 12 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011 2011- 2012 Năm học Số HS đạt giải Địa lý Tin học Vật lý

Biểu đồ 2.3. Số HS đạt giải cấp tỉnh ở các môn Địa lý, Tin học và Vật lý

(Nguồn: Sở GD&ĐT Nam Định)

Qua biểu đồ trên ta thấy số HS đạt giải cấp tỉnh ở môn Địa lý, Tin học và Vật lý không ổn định. Năm 2008-2009 cả 13 HS ở môn Địa lý và 10 HS ở môn Tin học đều không đạt giải. Năm 2010-2011 môn Địa lý có 11/17 HS dự thi đạt giải và xếp thứ 4 của tỉnh. Nhưng năm 2011-2012, môn Địa lý chỉ có 1/14 HS dự thi đạt giải (chiếm 7,1%) xếp thứ 10/10 đơn vị dự thi trong tỉnh; môn Vật lý có 2/14 HS dự thi đạt giải ( chiếm 14,2%) xếp thứ 10/10; môn Tin học có 4/13 HS dự thi đạt giải (chiếm 30,7%) xếp thứ 8/10.

Nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến tỉ lệ HS đạt giải của nhà trường năm 2011-2012 là do sự thay đổi quy định của Sở GD&ĐT về số lượng HSG chính thức ở mỗi đội tuyển, tăng lên 10 HS so với những năm học trước. Quy định này được thông báo khi năm học đã diễn ra được nửa học kỳ 1, nên nhà trường đã phải thay đổi kế hoạch bồi dưỡng HSG đã đề ra từ đầu năm học. Hầu hết đội tuyển HSG cấp tỉnh lớp 9 ở các môn đều không đảm bảo về chất lượng và số lượng theo quy định mới, đặc biệt là môn Vật lý, Lích sử, Địa lý, Tin học và Tiếng Anh. Để bổ sung HSG cho các đội tuyển, nhà trường đã tham mưu với phòng GD&ĐT thành lập các lớp bồi dưỡng HSG ở

trường THCS Yên Trung và THCS Yên Đồng do GV của nhà trường kết hợp với GV của trường sở tại trực tiếp giảng dạy. Đồng thời, nhà trường tuyển HSG của các trường xung quanh lên tham gia các lớp bồi dưỡng HSG tại trường. GV tham gia bồi dưỡng HSG phải thay đổi nội dung, phương pháp giảng dạy cho phù hợp với HS mới. Trước kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh một tháng, nhà trường kết hợp với Phòng GD&ĐT tổ chức thi khảo sát chất lượng và chọn đội tuyển chính thức để bồi dưỡng tập chung. Do nguồn tuyển chọn HS ở một số đội tuyển chất lượng không cao, thời gian bồi dưỡng HSG ngắn nên đã ảnh hưởng đến tỷ lệ HS đạt giải và chất lượng giải của nhà trường năm 2011-2012.

Bảng 2.4. Chất lƣợng giải cấp huyện và cấp tỉnh của nhà trƣờng

Năm học Chất lƣợng giải cấp huyện Chất lƣợng giải cấp tỉnh Nhất Nhì Ba KK Nhất Nhì Ba KK 200 7 -2008 11 6 6 19 2 19 27 31 2008 -2009 12 28 20 60 4 14 31 30 2009 -2010 28 26 27 26 2 16 17 24 2010 -2011 29 13 40 55 7 22 23 25 2011 -2012 25 21 40 57 1 14 20 21

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Ý Yên và Sở GD&ĐT Nam Định)

Nhìn vào bảng trên, ta thấy chất lượng giải HSG cấp huyện của nhà trường trong 5 năm đã được cải thiện và tăng lên đáng kể cả về số lượng và chất lượng giải. Chất lượng và số lượng giải HSG cấp tỉnh cũng đã được ổn

định và phát triển trong 4 năm liên tiếp. Tuy nhiên, do nguyên nhân khách quan đã đề cập và phân tích ở trên, chất lượng và số lượng giải năm 2011- 2012 đã giảm so với năm 2010-2011. Trước tình hình đó Ban giám hiệu nhà trường, tổ trưởng chuyên môn và GV phụ trách đội tuyển đã tìm hiểu nguyên nhân và đề ra các biện pháp phù hợp để giữ vững chất lượng giáo dục của nhà trường đặc biệt là số HS thi đỗ vào các lớp chuyên của trường THPT chyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định.

31 10 33 34 39 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 Năm Số học sinh

Biểu đồ 2.4. Số lƣợng HS thi đỗ trƣờng THPT chuyên Lê Hồng Phong

(Nguồn: Sở GD&ĐT Nam Định)

Năm 2007-2008 có 31 HS thi đỗ vào trường THPT chuyên Lê Hồng Phong trong tổng số 124 HS dự thi, chiếm 25%; Năm 2008-2009 tỷ lệ đỗ giảm còn 9,1%, chỉ có 10 HS đỗ trong tổng số 109 HS dự thi. Nguyên nhân là do có những thay đổi trong chính sách tuyển thẳng đối với những HS đạt giải quốc gia nên nhiều HS không mặn mà với việc học ở các lớp chuyên, nhiều em tham dự kỳ thi tuyển sinh chỉ để cọ sát trước kỳ thi tuyển sinh vào các trường THPT không chuyên. Năm 2009-2010 các trường THPT chuyên áp dụng quy chế trường chuyên của Bộ GD&ĐT, do vậy số HS của nhà trường dự thi vào trường THPT chuyên Lê Hồng Phong giảm xuống còn 74 HS trong đó có 33 HS thi đỗ, chiếm 44,6% . Năm 2010-2011 có 34/74 HS thi đỗ, chiếm

45,9%. Năm 2011-2012 mặc dù chất lượng giải và số lượng giải HSG cấp tỉnh thấp hơn những năm học trước, nhưng số lượng HSG thi đỗ vào trường THPT chuyên Lê Hồng Phong lại cao hơn với 39 HS thi đỗ trong tổng số 73 HS dự thi, chiếm 53,4%.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng học sinh giỏi của trƣờng THCS Lê Quý Đôn

2.4.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi

Hiện nay, nhà trường có 44 GV. Số GV tham gia bồi dưỡng các đội tuyển HSG là 24 GV. Trong đó, số GV có năng lực bồi dưỡng HSG cấp Tỉnh là 8 GV chủ yếu ở các môn Toán, Văn, Sinh, Sử và Tiếng Anh chiếm 18,1% tổng số GV.

Căn cứ vào kế hoạch thi HSG cấp huyện của Phòng GD&ĐT (thường vào trung tuần tháng 4 của mỗi năm học), thi HSG cấp Tỉnh (thường vào cuối tháng 3) và thi tuyển sinh vào các lớp chuyên THPT của Sở GD&ĐT, nhà trường lên kế hoạch bồi dưỡng HSG theo năm học. Trong kế hoạch gồm có thời lượng bồi dưỡng, phân công GV giảng dạy, nội dung bồi dưỡng, chỉ tiêu và các giải pháp. Dựa trên kế hoạch của nhà trường, các tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch riêng cho tổ mình về nội dung và chương trình giảng dạy. Sau đó, các tổ, nhóm chuyên môn thảo luận và thống nhất nội dung, chương trình giảng dạy, cũng như đề xuất các ý kiến với lãnh đạo nhà trường. Tất cả các nội dung của chương trình bồi dưỡng đều bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, các chuyên đề chuyên sâu, nâng cao và cấu trúc đề thi HSG của từng bộ môn.

Cuối cùng, Ban giám hiệu nhà trường duyệt kế hoạch của các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn. Các kế hoạch được thông báo đến từng GV giảng dạy để thực hiện.

2.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi

Hàng năm, nhà trường tổ chức tuyển sinh đầu vào lớp 6, tuyển chọn HS có hạnh kiểm tốt, học lực giỏi và tuyển những học sinh lớp 6, 7, 8 đã đạt giải

Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi HSG cấp huyện ở tất cả các trường THCS trong toàn huyện.

Lãnh đạo nhà trường phân công mỗi đội tuyển HSG cấp huyện có một GV tham gia bồi dưỡng và mỗi đội tuyển HSG cấp Tỉnh có hai GV tham gia, trong đó có một GV phụ trách chính. GV phụ trách đội tuyển có nhiệm vụ chỉ đạo và hỗ trợ GV khác thực hiện đúng thời lượng, nội dung chương trình đề ra, theo dõi, kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của HS và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo nhà trường.

Hai tuần một lần, tổ trưởng chuyên môn tiến hành họp tổ, kiểm tra giáo án của các GV dạy đội tuyển nhằm đánh giá chất lượng giảng dạy và điều chỉnh kịp thời nội dung kiến thức, thời lượng theo đúng kế hoạch đã đề ra. Sau khi kiểm tra, tổ trưởng chuyên môn báo cáo với lãnh đạo nhà trường kết quả kiểm tra, từ đó lãnh đạo nhà trường quản lý được việc thực hiện kế hoạch của mỗi GV, chỉ đạo để các GV có sự điều chỉnh kế hoạch phù hợp nhằm đạt được mục tiêu giảng dạy. Qua các lần kiểm tra đó, các GV có ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng chương trình, nội dung giảng dạy theo đúng kế hoạch được phân công và đầu tư thời gian, công sức, trí tuệ cho các chuyên đề bồi dưỡng HSG.

Đối với đội tuyển HSG lớp 9, hàng tháng, lãnh đạo nhà trường trực tiếp gặp mặt HS đội tuyển tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của HS, động viên, khích lệ đồng thời tư vấn giúp HS tiếp tục định hướng đúng đắn mục tiêu học tập. Sau đó, lãnh đạo nhà trường góp ý với GV dạy đội tuyển thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy, điều chỉnh nội dung giảng dạy tạo sự hứng thú, tính tích cực và sáng tạo của HS trong quá trình học tập. Đối với các môn Ngữ văn, Toán học, Lịch sử và Tiếng Anh, GV thường xuyên giao bài tập cho HS và HS chủ động làm bài tập ở nhà, dành nhiều thời gian cho việc tự học. Một số GV đội tuyển đã sử dụng nguồn học liệu mở trên mạng để bồi dưỡng

HSG, qua đó đã tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn, và nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

Năm học 2011-2012, thực hiện chủ đề năm học” Tiếp tục đổi mới quản lý nâng cao chất lượng giáo dục”, nhà trường thực hiện một số nội dung đổi mới quản lý trong đó có nội dung “ Đổi mới quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG”. Nhà trường đã tham mưu với phòng GD&ĐT tổ chức bồi dưỡng HSG môn Tin học, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lý lớp 9 ở trường THCS Yên Trung và Yên Đồng nhằm bổ sung HSG vào đội tuyển HSG của huyện tham dự kỳ thi HSG cấp Tỉnh do số HSG ở các đội tuyển này của nhà trường không đủ về số lượng theo yêu cầu của Sở GD&ĐT.

2.4.3. Bồi dưỡng giáo viên tham gia giảng dạy đội tuyển học sinh giỏi

Nhà trường đã triển khai công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ GV, bắt đầu bằng việc căn cứ vào quy mô phát triển nhà trường để xác định nhu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ GV. Trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ GV hiện có, từ đó lập kế hoạch sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy HSG.

Bảng 2.5. Số lƣợng, tỷ lệ GV tham gia bồi dƣỡng HSG cấp tỉnh đúng theo chuyên ngành đƣợc đào tạo.

STT Môn Số GV bồi dƣỡng HSG cấp tỉnh Đào tạo đúng chuyên ngành 1 Ngữ văn 2 2 2 Toán 2 2 3 Vật lý 2 0 4 Hóa học 2 1 5 Sinh học 3 2 6 Lịch sử 2 1 7 Địa lý 2 1 8 Tin học 1 0 9 Tiếng Anh 2 2 Cộng 18 11 Tỷ lệ (%) 100 61,1

Bảng trên cho thấy, đến thời điểm này (năm học 2011 - 2012) có 10 GV trong tổng số 17 GV của nhà trường tham gia bồi dưỡng HSG cấp tỉnh đúng theo chuyên ngành được đào tạo, chiếm 61,1%, còn 38,9% số GV có chuyên ngành được đào tạo không phù hợp. Do không đồng bộ về chủng loại GV và không có GV được đào tạo đúng chuyên ngành, nhà trường phải phân công 1 GV Sinh học dạy Hóa học, 1 GV Văn dạy Địa lý, 2 GV chuyên ngành Kỹ thuật công nghiệp dạy Vật lý, 1 GV chuyên ngành Khoa học máy tính dạy Tin học vì thế đã ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng HSG của nhà trường ở những môn học này.

Đối với nhà trường, chất lượng GV đóng vai trò then chốt tới chất lượng giáo dục. Sự thiếu hụt và không đồng bộ về GV là trở ngại rất lớn đối với hoạt động chuyên môn trong đó có hoạt động bồi dưỡng HSG. Nhận thức được điều này, nhà trường đã chú ý đến công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV để nâng cao tỷ lệ GV có năng lực, trình độ chuyên môn dạy HSG, nhất là HSG cấp tỉnh.

Bảng 2.6. Công tác đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ GV

STT Năm học Tổng số

GV

Trình độ trên chuẩn

Đang đào tạo trên chuẩn Số lƣợng Tỷ lệ % Đại học Cao học 1 2007-2008 31 17 54,8 1 0 2 2008-2009 33 18 54,5 7 0 3 2009-2010 36 25 69,4 3 0 4 2010-2011 36 28 75,6 2 1 5 2011-2012 36 31 86,1 1 0

(Nguồn: Trường THCS Lê Quý Đôn)

Bảng trên cho thấy, hàng năm nhà trường đều có GV được tham gia các khóa học đại học, số GV có trình độ trên chuẩn ngày càng tăng, năm 2007-

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở lê quý đôn, huyện ý yên, nam định trong bối cảnh hiện nay luận văn ths giáo dục học (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)