Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng của dự án phát triển giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp cho cán bộ quản lý giáo dục luận văn ths giáo dục học (Trang 101)

- Đại biểu thuộc các đơn vị chức năng của Bộ + BCV:

2.Khuyến nghị

Đối với Nhà tài trợ (Ngân hàng Phát triển châu Á)

Ủng hộ Chính phủ Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc tập trung phát triển đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục và được triển khai có kế hoạch tại các dự án giáo dục.

Thường xuyên chỉ đạo, triển khai các khóa bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho các cán bộ quản lí giáo dục về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển giáo dục Việt Nam nói chung và trong giai đoạn 2011 – 2020 nói riêng. Làm rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lí giáo dục các cấp; yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục. Xây dựng mục tiêu, yêu cầu đối với tất cả các dự án giáo dục trong công cuộc phát triển đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục; nhưng cần phân công rõ ràng, tránh chồng chéo.

Cử các đơn vị chức năng trực thuộc Bộ tham gia phối hợp với các dự án trong việc triển khai các khóa bồi dưỡng. Hỗ trợ đắc lực cho dự án trong công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng.

Đối với Dự án Phát triển Giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp

Ban Điều hành Dự án cần nhận thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu, cũng như thời cơ, thách thức đặt ra cho Dự án để thấy được sự cần thiết phải thay đổi các biện pháp quản lí sao cho các hoạt động bồi dưỡng của Dự án diễn ra có hiệu quả nhất. Vận dụng đồng thời các biện pháp quản lí đã đề xuất trong luận văn này để quản lí tốt hơn nữa các hoạt động bồi dưỡng của Dự án. Mặc dù Dự án chỉ còn thời gian hoạt động là 13 tháng nữa, nhưng khối lượng công việc cần triển khai còn khá nhiều, đặc biệt là các hoạt động về bồi dưỡng, trong đó có bồi dưỡng cho cán bộ quản lí giáo dục.

Mong rằng những biện pháp mà tôi đã đề xuất có được ý nghĩa thiết thực với Dự án trong quá trình tổ chức các hoạt động bồi dưỡng tiếp theo. Và không chỉ được xem xét vận dụng trong quy mô Dự án Phát triển Giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp mà còn có ý nghĩa thực tiễn đối với các dự án giáo dục khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Báo cáo tình hình đội ngũ cán bộ quản lí các cấp.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Phát triển Giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ, Thông tư số 03/2007/TT-BKH ngày 12 tháng 03 năm 2007 hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của ban quản lí chương trình, dự án ODA.

5. Chính phủ (2005), Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục giai đoạn 2005 – 2010”.

6. Dự án Phát triển Giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp, Báo cáo tổng kết hoạt động của Dự án từ năm 2008 đến năm 2011.

7. Dự án Phát triển Giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp. Dự thảo Báo cáo tổng kết hoạt động của Dự án từ năm 2008 đến năm 2012.

8. Kiểm toán nhà nƣớc, Báo cáo kiểm toán tại Dự án Phát triển Giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp, 2011.

9. Quốc hội nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật

giáo dục, Nxb chính trị quốc gia.

10. UNESCO, Thuật ngữ giáo dục người lớn, Tài liệu tham khảo nội bộ,

1988, Bản dịch tiếng Việt 1993.

11. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ lộc (2010), Đại cương khoa học

quản lí, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

12. Vũ Quốc Chung –Đặng Quốc Bảo (đồng chủ biên) – tập thể các tác giả, Những vấn đề cơ bản về công tác quản lí trường trung cấp chuyên

nghiệp, Dự án Phát triển Giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên

nghiệp, 2010.

13. Nguyễn Văn Mĩ Danh, Một số biện pháp hoạt quản lí hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng tiểu học của trường cao đẳng sư phạm Tiền Giang, Luận

văn thạc sĩ.

14. Vũ Cao Đàm (2009), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo dục.

15. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong

thế kỉ XXI, Nxb Giáo dục Việt Nam.

16. GS.TS.Nguyễn Minh Đƣờng, Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân

lực trong điều kiện mới, 1996

17. ThS. Nguyễn Hồng Hải, Biện pháp quản lí đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ thông ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ.

18. Lê Thị Tuyến, Quản lí công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện An Lão thành phố Hải Phòng, Luận

văn thạc sĩ.

19. PGS.TS. Phạm Viết Vƣợng, Giáo dục học, NXB ĐHQG Hà Nội, 2007.

20. www.unescovietnam.vn, Bài viết “Giáo dục người lớn – các vấn đề

quan trọng của thời đại”.

21. Một số các trang web khác đã tham khảo:

www.education.vnu.edu.vn www.vnies.edu.vn

www.moet.gov.vn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng của dự án phát triển giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp cho cán bộ quản lý giáo dục luận văn ths giáo dục học (Trang 101)