Đặc thù của đối tƣợng cán bộ quản lí giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng của dự án phát triển giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp cho cán bộ quản lý giáo dục luận văn ths giáo dục học (Trang 26)

- Luân phiên công việc;

1.3. Đặc thù của đối tƣợng cán bộ quản lí giáo dục

Giáo dục là một lĩnh vực đặc thù, môi trường giáo dục được gắn với cái tên “mô phạm”, do đó khi công tác trong lĩnh vực này, từ cán bộ quản lí các cấp đến những người tham gia công tác giảng dạy đều phải ứng xử mẫu mức. Người làm trong ngành giáo dục phải cư xử như một hình mẫu. Giáo dục cũng là một ngành liên quan và ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cán bộ quản lí giáo dục phải có năng lực giao tiếp tốt vì luôn luôn phải giao tiếp với cán bộ cấp cao, cán bộ trong đơn vị mình công tác, phụ huynh học sinh, giáo viên, cán bộ chính quyền, nhân dân… Ít có ngành nào lại phải giao tiếp với nhiều thành phần xã hội như ngành giáo dục. Do đó, theo báo cáo năm 2006 về tình hình đội ngũ cán bộ quản lí các cấp của Trường Cán bộ quản lí giáo dục và đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục có những điểm mạnh sau:

Phần lớn cán bộ quản lí giáo dục có bản lĩnh vững vàng, có phẩm chất, đạo đức tốt, tổ chức thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Đa số cán bộ quản lí công tác ở các cơ quản quản lí giáo dục các cấp là những nhà giáo giỏi được bổ nhiệm, điều động sang làm công tác quản lí. Do đó đội ngũ này có trình độ chuyên môn sư phạm cao, có kinh nghiệm trong công tác giáo dục.

Đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục là đội ngũ tham mưu tích cực và hiệu quả cho cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp trong việc xây dựng chính sách, chiến lược giáo dục. Đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo.

Tuy nhiên, cũng theo Báo cáo trên, bên cạnh những điểm mạnh trên, đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục còn bộc lộ nhiều hạn chế:

Năng lực của nhiều cán bộ quản lí giáo dục còn hạn chế về nhiều mặt, đặc biệt là hạn chế trong khả năng tham mưu, xây dựng chính sách, chiến lược phát triển giáo dục; khả năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật…

Đa số cán bộ quản lí giáo dục làm việc dựa vào kinh nghiệm cá nhân (60% chưa có chứng chỉ quản lí giáo dục); nhiều cán bộ quản lí giáo dục chưa coi trọng công tác dự báo, xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động của đơn vị dẫn đến tình trạng thực thi nhiệm vụ theo sự vụ, tình thế…

Trình độ ngoại ngữ và tin học còn hạn chế nên gặp khó khăn trong việc thu thập và xử lí thông tin trong và ngoài nước về giáo dục và các lĩnh vực khác để phục vụ cho công tác quản lí.

Nguyên do chính của những hạn chế trên là:

Kế hoạch chiến lược về xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục chưa thực sự hiệu quả; công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục còn mang tính hình thức; quy trình giới thiệu, phát hiện, lựa chọn và đề bạt cán bộ, giáo viên vào vị trí quản lí, lãnh đạo chưa được thực hiện nghiêm túc.

Chế độ chính sách cho cán bộ quản lí giáo dục chưa động viên, thu hút được sức lực, trí tuệ của đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp với yêu cầu phát triển giáo dục: chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn nặng về lí thuyết, chưa sát thực tế, chưa trang bị cho người học các kĩ năng cụ thể cần thiết, các phương pháp quản lí hiện đại; hình thức đào tạo, bồi dưỡng không đa dạng, thường chỉ tập trung đông người, một lần dài ngày, thiếu những khoá bồi dưỡng cập nhật kiến thức ngắn ngày; thời gian, địa điểm đào tạo, bồi dưỡng chưa hợp lí, thường tổ chức bồi dưỡng ở những thành phố lớn, quá xa, cơ sở không có đủ kinh phí để cử cán bộ tham gia; kinh phí đào tạo cán bộ chưa đáp ứng nhu cầu; chỉ tiêu bồi dưỡng phân bổ cho mỗi đơn vị còn quá ít; chưa có sự phối hợp giữa đơn vị cử người đi học và nơi đào tạo; việc tuyển

chọn cán bộ đi tham gia đào tạo, bồi dưỡng chưa đúng đối tượng, chưa khách quan.

Chưa có cơ chế ràng buộc cán bộ, giáo viên phải có chứng chỉ về quản lí giáo dục trước khi được điều động sang làm công tác quản lí. Như đã nói ở trên, đa phần cán bộ quản lí giáo dục làm việc dựa vào kinh nghiệm. Do đó phần lớn chưa thực sự coi trọng và chưa nhận thấy cần thiết phải tham gia các khoá bồi dưỡng cập nhật kiến thức, tăng cường kĩ năng về quản lí giáo dục. Nhất là đối với những cán bộ quản lí giáo dục giàu kinh nghiệm, việc đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng này luôn gặp nhiều khó khăn. Trước hết không phải luôn luôn dễ dàng xác định được nhu cầu bồi dưỡng; thứ hai, khi đã xác định được nhu cầu, còn phải khắc phục hàng rào tâm lí cho người phải bồi dưỡng, vì họ dễ nảy sinh nhiều mặc cảm.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng của dự án phát triển giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp cho cán bộ quản lý giáo dục luận văn ths giáo dục học (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)