Biện pháp 6: Đổi mới quan điểm, hình thức đánh giá khóa bồi dưỡng và đánh giá học viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng của dự án phát triển giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp cho cán bộ quản lý giáo dục luận văn ths giáo dục học (Trang 80)

- Luân phiên công việc;

3.2.6.Biện pháp 6: Đổi mới quan điểm, hình thức đánh giá khóa bồi dưỡng và đánh giá học viên

49 C3 Hội thảo triển khai xây dựng Chuẩn hiệu trưởng trường TCCN CBQL 12 02 240 tư vấn trong nước và Cục NG, chuyên gia Dự án

3.2.6.Biện pháp 6: Đổi mới quan điểm, hình thức đánh giá khóa bồi dưỡng và đánh giá học viên

dưỡng và đánh giá học viên

3.2.6.1. Ý nghĩa, mục đích của biện pháp

Đánh giá khóa bồi dưỡng là một khâu quan trọng nhưng lại hay bị quên lãng trước, trong và sau khi tổ chức một hoạt động bồi dưỡng của Dự án. Do đó có tình trạng những khuyết điểm bị lặp đi lặp lại hết lần bồi dưỡng này đến lần bồi dưỡng sau mà không có sự điều chỉnh kịp thời. Việc tổ chức bồi dưỡng lâu dần trở thành kinh nghiệm của một số cá nhân mà không có sự đánh giá công khai để giúp các cá nhân khác tránh mắc phải những nhược điểm. Đánh giá học viên thường không được thực hiện nghiêm túc và đúng quy trình. Do đó không đủ căn cứ để đánh giá hiệu quả mà khóa bồi dưỡng mang lại cho học viên.

Đánh giá là việc xem xét, rà soát một cách có hệ thống và khách quan về các công việc đang triển khai hoặc đã hoàn thành. Đánh giá giúp làm rõ việc tuân thủ, thực hiện trách nhiệm giải trình và phát hiện những khó khăn, vướng mắc nảy sinh nhằm tìm biện pháp khắc phục hoặc phòng ngừa. Quá trình đánh giá cung cấp các thông tin đáng tin cậy và hữu ích, cho phép rút ra các bài học kinh nghiệm trong việc ra quyết định của cơ quan quản lí. [12, (255)]

Đánh giá khóa bồi dưỡng có những mục đích sau [12, (256)]:

 Đánh giá, kiểm tra định kì 5 tiêu chí liên quan đến tình hình thực hiện: thích hợp, hiệu suất, hiệu quả, tác động và tính bền vững;

 Phân tích và làm rõ sự tương quan giữa kết quả đạt được trên thực tế so với mục tiêu đã nêu trong văn bản được cấp thẩm quyền phê duyệt;  Xác định các vấn đề và những vướng mắc nảy sinh hoặc tiềm ẩn để

khuyến nghị các hành động khắc phục, giải pháp phòng ngừa hiệu quả;  Đảm bảo tuân thủ các quy trình, thủ tục quản lí;

 Cung cấp thông tin cho các bên liên quan về kết quả và tác động của hoạt động bồi dưỡng (kết quả và tác động đó có bền vững hay không);  Rút ra bài học kinh nghiệm cho việc lập kế hoạch và thiết kế các

hoạt động bồi dưỡng tiếp theo;

 Tạo điều kiện thực hiện trách nhiệm giải trình, bao gồm cả việc cung cấp thông tin cho công chúng.

3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện

Dựa trên ý nghĩa, mục đích của việc đánh giá, ta có thể tiến hành đánh giá một khóa bồi dưỡng như sau:

Bước 1: Lập kế hoạch đánh giá khóa bồi dưỡng và học viên

Trong kế hoạch đánh giá khóa bồi dưỡng và học viên cần xác định rõ: Mục đích của việc đánh giá: Đánh giá có rất nhiều mục đích như đã nêu ở trên, nhưng tùy thuộc vào từng hoạt động bồi dưỡng cụ thể mà lựa chọn những mục đích đánh giá phù hợp và quan trọng nhất;

Phương pháp đánh giá: Thông thường kết hợp giữa quan sát, lắng nghe ý kiến góp ý trực tiếp và xây dựng phiếu hỏi gửi đến tất cả đối tượng liên quan; kiểm tra trình độ học viên trước và sau khi bồi dưỡng cũng là một phương pháp để đánh giá tác động, hiệu quả của khóa bồi dưỡng đem lại cho học viên;

Thời điểm đánh giá: Quan sát từ khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chi tiết cho đến khi kết thúc hoạt động bồi dưỡng; gửi phiếu góp ý vào cuối khóa bồi dưỡng; trong quá trình bồi dưỡng thường xuyên lắng nghe các thông tin góp ý từ các đối tượng tham gia đánh giá; học viên làm bài kiểm tra đánh giá trước và sau khóa bồi dưỡng;

Đối tượng tham gia đánh giá: Việc đánh giá hiệu quả khóa bồi dưỡng lâu nay thường chỉ là ý kiến của các cán bộ quản lí tham gia tổ chức khóa bồi dưỡng, những góp ý đó có được là nhờ quá trình quan sát; nhưng đối tượng được bồi dưỡng mới là đối tượng đánh giá khách quan và chính xác nhất, có thể thu được thông tin về hiệu quả và tính bền vững của hoạt động bồi dưỡng thông qua đối tượng này;

Nội dung, tiêu chí đánh giá: Cần xây dựng các tiêu chí đánh giá rõ ràng để có thể lượng hóa các thông tin; bên cạnh đó có thêm các tiêu chí để học viên tự đánh giá về mức độ thu nhận kiến thức từ khóa bồi dưỡng;

Đơn vị, cá nhân tổ chức đánh giá: phân công các đơn vị, cá nhân chủ trì và phối hợp đánh giá rõ ràng; nên có đội ngũ chuyên trách đánh giá để việc đánh giá được khoa học, chính xác và khách quan.

Bước 2: Triển khai đánh giá. Đơn vị, cá nhân có trách nhiệm tổ chức hoạt động đánh giá phải triển khai công tác đánh giá theo đúng kế hoạch đã xây dựng.

Bước 3: Phân tích kết quả đánh giá và gửi đến các đơn vị, cá nhân liên quan.

Ban Điều hành Dự án thấy được tầm quan trọng của hoạt động đánh giá, chỉ đạo xây dựng và thực hiện nghiêm túc kế hoạch đánh giá. Cần thiết phải thành lập đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực đánh giá để việc đánh giá được diễn ra khách quan, chuyên nghiệp. Việc đánh giá phải được tổ chức thường xuyên, liên tục cho tất cả các hoạt động bồi dưỡng của Dự án. Hơn nữa, đánh giá nên công bố theo từng giai đoạn để kịp thời điều chỉnh công tác quản lí sao cho đạt được mục tiêu bồi dưỡng đã đề ra.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng của dự án phát triển giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp cho cán bộ quản lý giáo dục luận văn ths giáo dục học (Trang 80)