- Luân phiên công việc;
1.4. Đặc thù hoạt động bồi dƣỡng và quản lí hoạt động bồi dƣỡng của Dự án giáo dục
Dự án giáo dục
Hoạt động bồi dưỡng của một dự án giáo dục là một hoạt động có mục tiêu định trước, thể hiện trong thiết kế ban đầu của dự án. Dù dự án giáo dục có hoạt động trong bao nhiêu thời gian đi chăng nữa cũng phải bám sát thiết kế ban đầu kết hợp với yêu cầu hiện tại của ngành. Chẳng hạn mục tiêu của Dự án Phát triển Giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp là “nâng cao chất lượng giáo dục Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên
nghiệp thông qua việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp; giải quyết cơ bản tình trạng vừa thiếu, vừa yếu và không đồng bộ của đội ngũ giáo viên trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp hiện nay”. Đây là mục
tiêu được thể hiện rất rõ trong Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Phát triển Giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo (tháng 3/2007). Trong suốt 5 năm hoạt động, tất cả hoạt động của dự án đều phải bám sát và đáp ứng mục tiêu trên.
Thời gian hoạt động của Dự án luôn cụ thể, có giới hạn. Tất cả các hoạt động của Dự án nói chung và hoạt động bồi dưỡng nói riêng phải được triển khai, hoàn thành trong khuôn khổ thời gian đã định trước. Ví dụ, thời gian hiệu lực của Dự án Phát triển Giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp đã được quy định cụ thể trong Hiệp định vay, Báo cáo nghiên cứu khả thi, ý kiến chấp thuận của Ngân hàng Phát triển châu Á với đơn xin gia hạn của Dự án, cụ thể như sau:
Ngày kí Hiệp định: 16/4/2007; Ngày hiệu lực: 10/7/2007;
Ngày hoàn thành Dự án: 30/6/2013; Ngày hết hiệu lực vay vốn: 31/12/2013.
Sau ngày 30/6/2013, Dự án không được phép triển khai thêm một hoạt động nào, mà chỉ còn thời gian để lo các thủ tục hoàn thành các chứng từ quyết toán và hồ sơ lưu trữ cho đến ngày cuối cùng là 31/12/2013.
Hoạt động bồi dưỡng của một dự án giáo dục không bị ấn định về thời gian, thời lượng, nội dung hay hình thức bồi dưỡng… Tùy vào từng hoạt động bồi dưỡng cụ thể (theo đúng thiết kế ban đầu của dự án) mà lựa chọn thời gian, thời lượng, nội dung hay hình thức bồi dưỡng phù hợp. Hiện nay bồi dưỡng thường xuyên chưa có quy định về thời lượng và nội dung bồi dưỡng nhưng đang được nghiên cứu để tiến tới ban hành Thông tư quy định. Tuy nhiên riêng hoạt động bồi dưỡng của dự án giáo dục chỉ có thể được quy định trong Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đó và có hiệu lực từ khi dự án khởi động đến khi kết thúc. Tuy nhiên một ưu điểm nổi trội của hoạt động bồi dưỡng của một dự án giáo dục so với chương trình bồi dưỡng thường xuyên là thời lượng, mục tiêu, nội dung bồi dưỡng luôn được xác định rõ ràng và thường được cung cấp thông tin ngay trong công văn triệu tập học viên. Nội dung bồi dưỡng theo hình thức dự án tổ chức ít khi theo kiểu nối tiếp nhau, mà mỗi một khóa bồi dưỡng có một mục tiêu rõ ràng, cung cấp những kiến thức, kĩ năng cụ thể cho người học.
Phương thức, hình thức bồi dưỡng thường được sử dụng trong các hoạt động bồi dưỡng của dự án là bồi dưỡng ngoài công việc. Bồi dưỡng ngoài công việc diễn ra bên ngoài nơi làm việc nhưng trong những điều kiện mô phỏng công việc đang thực hiện. Bồi dưỡng ngoài công việc có khuynh hướng theo kiểu lớp học, hoặc hội thảo, cemina… Chẳng hạn, khóa tập huấn cho cán bộ quản lí của trường trung cấp chuyên nghiệp về kiến thức, kĩ năng quản lí của Dự án Phát triển Giáo viên THPT&TCCN được tổ chức dưới hình thức lớp học. Khóa tập huấn được tổ chức thành 3 đợt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Đà Lạt cho tất cả cán bộ quản lí trường trung cấp chuyên nghiệp của cả nước. Mỗi đợt kéo dài 6 ngày. Nội dung là các kiến thức, kĩ năng về quản lí phục vụ cho công việc của các cán bộ quản lí tại nơi công tác.
Nếu căn cứ theo vai trò quản lí của Dự án trong quá trình triển khai thì công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng của Dự án có hai loại hình:
Một là: phối hợp. Dự án có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị chức năng để triển khai một hoạt động bồi dưỡng. Trong vai trò là đơn vị phối hợp, Dự án thông thường sẽ có trách nhiệm về mặt tài chính; các đơn vị chức năng sẽ lo chuẩn bị về nội dung, chương trình bồi dưỡng, triệu tập học viên, mời giảng viên... Chẳng hạn: hoạt động tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực cho cán bộ quản lí giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hệ thống tiêu chuẩn chất lượng TCVN ISO 9001:2008; Dự án có vai trò phối hợp, hỗ trợ kinh phí để tổ chức; Văn phòng Bộ có trách nhiệm chỉ đạo, chủ trì triển khai (chuẩn bị nội dung, tài liệu, xây dựng chương trình, mời giảng viên, triệu tập học viên...).
Hai là: chủ trì. Với vai trò là đơn vị chủ trì, Dự án chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết, biên soạn tài liệu, tổ chức bồi dưỡng… Khi đó các đơn vị chức năng liên quan tham gia triển khai hoạt động với nhiệm vụ phối hợp giám sát, tư vấn, đánh giá để hoạt động bồi dưỡng có hiệu quả.
hoạt động bồi dưỡng của dự án là các chuyên gia tư vấn. Do dự án hoạt động trong một thời gian nhất định nên có thể mời được đội ngũ chuyên gia tư vấn giỏi tham gia với mức lương nhiều ưu đãi từ phía nhà tài trợ. Chuyên gia tư vấn không nhất thiết phải có mặt ở văn phòng cả ngày, mà chỉ quản lí họ dựa trên kết quả công việc, do đó họ không bị ảnh hưởng đến thời gian làm việc ở đơn vị công tác chính và đặc biệt không phải gắn bó lâu dài như trong các cơ quan nhà nước. Đội ngũ này giúp dự án trong tất cả các khâu đảm bảo hoạt động bồi dưỡng diễn ra đúng quy trình, thủ tục, phương pháp, kết quả thu được đúng với mong đợi ban đầu. Việc triển khai một dự án giáo dục là sự thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ. Do đó các hoạt động của dự án phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định của nhà tài trợ và của Nhà nước Việt Nam. Các chuyên gia tư vấn cả trong nước và quốc tế phải là những người có năng lực, có kinh nghiệm trên các lĩnh vực tuyển chọn và kinh nghiệm làm tư vấn cho các dự án giáo dục, am hiểu các quy định của Nhà nước và của nhà tài trợ. Đội ngũ chuyên gia tư vấn cho dự án được tuyển chọn qua hình thức đấu thầu hoặc tuyển chọn trực tiếp. Ví dụ: Dự án Phát triển Giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp có tổng số tháng - người chuyên gia tư vấn quốc tế là 132 tháng - người, chuyên gia tư vấn trong nước là 492 tháng - người. Các chuyên gia tư vấn được tuyển dụng nhằm hỗ trợ Dự án cũng như xây dựng năng lực dài hạn cho trường, viện và cơ quan hoạch định chính sách, quản lí và đào tạo bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp. Tập trung vào các lĩnh vực chuyên môn sau: (i) xây dựng chính sách, (ii) biên soạn chương trình và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, (iii) kiểm định chất lượng giáo dục, (iv) đăng kí hành nghề giáo viên, (v) thu thập và phân tích dữ liệu, (vi) công nghệ thông tin, (vii) xây dựng Hệ thống EMIS, và (viii) tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị.
Dự án giáo dục không chỉ có nhiều ưu thế trong công tác quản lí mà ngay chính người quản lí dự án thể hiện nhiều ưu điểm về năng lực quản lí, đặc biệt
trong năng lực tổ chức, tập hợp. Có thể thấy rõ điều này trong quá trình triển khai các hoạt động bồi dưỡng của dự án. Có được năng lực về tổ chức, tập hợp phần lớn là nhờ vào những thách thức đối với người quản lí dự án trong việc tổ chức, tập hợp các lực lượng tham gia vào quá trình bồi dưỡng (các đơn vị chức năng liên quan, các chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế, học viên từ các cơ sở giáo dục…).
Nếu với vai trò là đơn vị phối hợp tổ chức, thì việc phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan là điều dễ dàng, bởi trong tình huống này, các đơn vị chức năng đó đang cần sự hỗ trợ từ phía dự án để tổ chức thành công khóa bồi dưỡng. Tuy nhiên sẽ là vấn đề nếu dự án với vai trò chủ trì tổ chức. Làm thế nào để các đơn vị chức năng liên quan sẵn sàng phối hợp triển khai chứ không phải vì sự phân công bắt buộc từ phía lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo? Làm thế nào để triệu tập được các đơn vị đó cùng ngồi để xây dựng thống nhất kế hoạch triển khai và có được sự hợp tác, ủng hộ, nhất trí cao từ phía họ? Làm thế nào để họ thực sự bắt tay vào cùng chia sẻ công việc?...
Đối với các chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế, mặc dù kinh phí chi trả cho các chuyên gia tư vấn không hề nhỏ, nhưng không phải ai cũng sẵn sang tham gia giúp đỡ dự án, nhất là đối với những chuyên gia đầu ngành. Bởi với chuyên môn cao, không chỉ có dự án này mời họ mà còn có rất nhiều đơn vị khác, hoặc họ đang rất bận với những đam mê nghiên cứu của mình và kinh tế không phải mục đích của họ. Lúc này năng lực tập hợp của người quản lí dự án rất cần phát huy, như vậy dự án mới huy tụ được những chuyên gia giỏi, góp phần làm nên thành công của dự án.
Đối với học viên của khóa bồi dưỡng, do họ không phải thuộc sự quản lí của dự án nên việc triệu tập học viên đủ số lượng, đúng thành phần tham gia bồi dưỡng là điều rất khó khăn. Trong suy nghĩ của nhiều người, việc tham gia khóa bồi dưỡng của dự án giống như việc “thưởng” cho một kì nghỉ xa nơi làm việc chứ không lấy mục tiêu nâng cao kiến thức, năng lực
kiến thức có thể không được truyền đạt theo một hệ thống. Hoặc đơn vị cử không đúng thành phần, chẳng hạn mời đại diện lãnh đạo đơn vị nhưng họ lại cử một chuyên viên đi cho đủ số lượng, không đáp ứng mục tiêu bồi dưỡng. Có đơn vị báo bận và không cử người tham gia, đối với những trường hợp này dự án cũng không thể can thiệp do không có chức năng quản lí họ… Làm thế nào để triệu tập được đủ số lượng và đúng thành phần học viên tham dự là một bài toán khó cho người quản lí dự án. Làm tốt được việc này là họ đã có được năng lực cao trong vấn đề tổ chức, tập hợp.
Những đặc trưng kể trên là những ưu thế nổi bật và khác biệt giữa quản lí hoạt động bồi dưỡng của dự án giáo dục so với một chương trình bồi dưỡng thường xuyên. Những đặc trưng này sẽ là chìa khóa giúp một dự án giáo dục nắm bắt thời cơ và đối mặt với những thách thức đặt ra.