- Luân phiên công việc;
49 C3 Hội thảo triển khai xây dựng Chuẩn hiệu trưởng trường TCCN CBQL 12 02 240 tư vấn trong nước và Cục NG, chuyên gia Dự án
3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể
3.2.2.1. Ý nghĩa, mục đích của biện pháp
Lập kế hoạch không chỉ sử dụng trong công việc cơ quan, mà ngay chính trong cuộc sống, mỗi cá nhân cần xây dựng kế hoạch cho riêng mình. Bởi việc lập kế hoạch trước khi tiến hành công việc sẽ đem lại hiệu quả công việc cao hơn hẳn.
Khi lập kế hoạch, sẽ xác định được mục tiêu lớn nhất là gì, mình cần phải làm những việc gì để đạt được mục tiêu, tiến độ cụ thể cho từng giai đoạn, nên sử dụng nguồn lực như thế nào để công việc được khả thi…
Khi triển khai theo đúng kế hoạch đã vạch ra nghĩa là ta đã lường trước được kết quả, chủ động trong việc thực hiện, tiết kiệm thời gian mò mẫm, tiết kiệm công sức vì sử dụng đúng và đủ nguồn lực, nhưng hiệu quả công việc đạt được sẽ rất cao.
Đối với Dự án Phát triển Giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp phải xây dựng kế hoạch theo đúng quy định. Theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Phát triển châu Á, hằng năm các dự án phải xây dựng Kế hoạch hoạt động năm và Kế hoạch vốn cho các hoạt động đó. Kế hoạch hoạt động năm và kế hoạch vốn được xây dựng trên cơ sở yêu cầu của Báo cáo nghiên cứu khả thi, yêu cầu của Nhà tài trợ và của Bộ Giáo
hoạch hoạt động năm và Kế hoạch vốn thể hiện rõ công việc sẽ triển khai, kết quả cuối cùng, thời gian thực hiện, kinh phí, đơn vị phối hợp thực hiện và phương thức thực hiện. Trong Kế hoạch hoạt động năm sẽ bao gồm tất cả các hoạt động bồi dưỡng của Dự án nói chung và hoạt động bồi dưỡng cho cán bộ quản lí giáo dục nói riêng. Kế hoạch năm và Kế hoạch vốn phải được lãnh đạo Bộ và Ngân hàng Phát triển châu Á phê duyệt.
Tuy đã thể hiện công việc trong Kế hoạch hoạt động năm của Dự án, các hoạt động bồi dưỡng trước khi triển khai phải xây dựng kế hoạch chi tiết và tiếp tục trình lãnh đạo Bộ và Ngân hàng Phát triển châu Á phê duyệt.
3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện
Kế hoạch bồi dưỡng chi tiết phải nêu được rõ mục đích, kết quả mong đợi, thời gian, địa điểm, thời lượng, đối tượng, nội dung, tài liệu, giảng viên, ban tổ chức, nguồn kinh phí… Đặc biệt một nội dung không thể thiếu trong kế hoạch nhằm làm rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các thành viên liên quan trong ban tổ chức, đó là mục phân công tổ chức thực hiện cho từng đơn vị, từng cá nhân liên quan. Trong đó có nêu thời hạn nhất định để đảm bảo tiến độ của hoạt động bồi dưỡng.
Tuy nhiên việc phân công nhiệm vụ phải đảm bảo 2 nguyên tắc sau:
Phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng của từng đơn vị, cá nhân. Chỉ nên phân công cho mỗi giai đoạn nhất định một đơn vị hoặc một cá nhân chủ trì, không nên để tình trạng một đầu việc mà có đến hai đơn vị/cá nhân chủ trì; dễ làm nảy sinh nhiều ý kiến khác nhau trong cách thức triển khai, nội dung, phương pháp triển khai công việc, dẫn đến công việc không hoàn thành.
3.2.2.3. Điều kiện để thực hiện
Kế hoạch bồi dưỡng chi tiết phải được xây dựng trên cơ sở thảo luận, góp ý của các đơn vị cùng phối hợp để lấy được sự đồng thuận trong quá trình triển khai. Khi kế hoạch bồi dưỡng chi tiết đã được duyệt, cần gửi đến các
đơn vị, cá nhân liên quan và nghiêm túc thực hiện công việc, lộ trình đã đặt ra, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, cá nhân liên quan để kết quả công việc đạt được tốt nhất.