- Luân phiên công việc;
49 C3 Hội thảo triển khai xây dựng Chuẩn hiệu trưởng trường TCCN CBQL 12 02 240 tư vấn trong nước và Cục NG, chuyên gia Dự án
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của các đối tượng liên quan
3.2.1.1. Ý nghĩa, mục đích của biện pháp
Một hoạt động bồi dưỡng là sự thống nhất của nhiều thành tố: ban tổ chức, giảng viên, học viên, chương trình, tài liệu, điều kiện cơ sở vật chất… Trong đó ban tổ chức, giảng viên, học viên là những thành tố chính làm nên thành công của một chương trình bồi dưỡng của dự án giáo dục. Trong mọi hoạt động xã hội, các đối tượng liên quan cần phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn về sự cần thiết, tầm quan trọng, quy trình thực hiện, kết quả mong đợi… của hoạt động đó. Nhận thức đúng đắn là kim chỉ nam trong quá trình triển khai công việc, giúp công việc đạt hiệu quả và mục tiêu mong đợi. Chính nhận thức đúng đắn tạo động lực cho các đội tượng liên quan trong việc triển khai để đưa hoạt động tới kết quả cuối cùng. Nếu mọi đối tượng liên quan đều có nhận thức đúng, đầy đủ về công việc chắc chắn sẽ tạo nên sự đồng lòng, nhất trí cao. Sự đồng thuận chính là điều mong mỏi nhất của người quản lí khi thực hiện bất kì công việc gì. Do đó việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên, học viên là điều luôn luôn phải lưu ý.
a. Đối với ban tổ chức và học viên
Trong phạm vi đề tài này ban tổ chức và học viên cũng chính là đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai các hoạt động giáo dục. Khi triển khai bất kì công việc gì cũng cần có sự phối, kết hợp chặt chẽ và liên tục của các bên liên quan (có thể là nhiều đơn vị hoặc nhiều cá nhân). Nhận thức của ban tổ chức có thể tác động và làm thay đổi nhận thức của giảng viên (những chuyên gia về giáo dục được mời để tham gia giảng dạy) và học viên.
Để nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục, có thể tổ chức học tập và quán triệt cho đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục về:
Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam để thấy rõ sứ mạng của đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục trong công cuộc đổi mới nền giáo dục nước nhà, thực trạng về đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục hiện nay, các giải pháp chiến lược nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ này… Làm rõ chức năng, nhiệm vụ, vai trò của người cán bộ quản lí giáo dục.
Các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục nói chung và phát triển đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục nói riêng. Chẳng hạn quyết sách “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển” (Luật Giáo dục)…
Từ đó thấy được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực. Đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục dù ở bất kì cương vị nào (người lãnh đạo, người tổ chức, hay đối tượng được bồi dưỡng…) đều thấy rõ vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực. Để có hành vi đúng đắn, tự giác trong quá trình thực hiện công tác bồi dưỡng theo đúng vị trí, chức năng…của mình.
Đối với một dự án giáo dục các nội dung trên thường xuyên được đề cập tới trong các buổi học tập, quán triệt Nghị quyết; hay tại các lớp bồi dưỡng chính trị hằng tháng; hoặc tại các cuộc họp, hội thảo định hướng; hay các buổi
của các chuyên gia giáo dục hàng đầu. Một điều đặc biệt nữa là dự án giáo dục hoạt động luôn căn cứ vào thiết kế ban đầu. Thiết kế ban đầu của dự án thể hiện rất rõ các chiến lược phát triển giáo dục, các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nên thuận lợi hơn trong việc nâng cao nhận thức cho cán bộ của Dự án.
Hơn nữa, ban tổ chức cũng cần được nâng cao nhận thức, kĩ năng về các thức quản lí, triển khai hoạt động bồi dưỡng làm sao cho hiệu quả. Đây cũng là một năng lực mà không phải ai trong ban tổ chức cũng nắm được. Cần tổ chức huấn luyện để ai cũng biết cách thức, quy trình mình nên làm cho đúng với nhiệm vụ được phân công.
b. Đối với giảng viên
Giảng viên tham gia bồi dưỡng phải là đội ngũ có nhận thức đúng đắn nhất về sự cần thiết, tầm quan trọng, quy trình thực hiện, kết quả mong đợi… của hoạt động bồi dưỡng. Nên mời các tác giả trực tiếp biên soạn tài liệu tham gia giảng dạy cho các lớp bồi dưỡng. Do tài liệu biên soạn là tâm huyết của các tác giả nên nếu được giảng dạy chắc chắn sẽ truyền đạt được đúng với ý tưởng của tài liệu.
3.2.1.3. Điều kiện để thực hiện
Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo phải là người nắm rõ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề phát triển nền giáo dục nắm rõ chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam và hiểu được tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục các cấp đối với sự nghiệp phát triển nền giáo dục; để từ đó có những chủ trương, chính sách đúng đắn đối với vấn đề nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí giáo dục các cấp, giúp họ thấy rõ vai trò, trách nhiệm, sứ mệnh của mình trong sự nghiệp chung của toàn ngành. Bộ Giáo dục và Đào tạo phải thường xuyên tổ chức học tập bồi dưỡng cho cán bộ quản lí các cấp; phát động các phong trào học tập, tu dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí ở các cơ sở.
Ngân hàng Phát triển châu Á phải luôn thấy được tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục nói chung và cán bộ quản lí dự án nói riêng trong việc đầu tư hiệu quả cho các dự án giáo dục. Từ đó ủng hộ việc sử dụng kinh phí để tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lí giáo dục nói chung và cán bộ quản lí dự án nói riêng.
Ban Điều hành Dự án cũng phải nghiêm túc tìm hiểu, nâng cao nhận thức của mình đồng thời tạo điều kiện để các cán bộ quản lí của Dự án được tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn để phục vụ cho công việc của mỗi thành viên của Dự án.