Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng cho cán bộ quản lí trường trung cấp chuyên nghiệp về kiến thức, kĩ năng quản lí

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng của dự án phát triển giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp cho cán bộ quản lý giáo dục luận văn ths giáo dục học (Trang 52)

- Luân phiên công việc;

2.3.2.Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng cho cán bộ quản lí trường trung cấp chuyên nghiệp về kiến thức, kĩ năng quản lí

49 C3 Hội thảo triển khai xây dựng Chuẩn hiệu trưởng trường TCCN CBQL 12 02 240 tư vấn trong nước và Cục NG, chuyên gia Dự án

2.3.2.Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng cho cán bộ quản lí trường trung cấp chuyên nghiệp về kiến thức, kĩ năng quản lí

trung cấp chuyên nghiệp về kiến thức, kĩ năng quản lí

2.3.2.1. Giới thiệu chung

Hoạt động bồi dưỡng này dựa trên các căn cứ sau:

Kế hoạch số 715/KH-BGDĐT ngày 28/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tập huấn nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lí cho cán bộ quản lí trường trung cấp chuyên nghiệp;

Quyết định số 8048/QĐ-BGDĐT ngày 09/11/2009 về việc phê duyệt danh mục chuyên đề và danh sách tác giả và báo cáo viên.

Mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng này là nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lí cho Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường trung cấp chuyên nghiệp trên toàn quốc.

Thời gian, địa điểm và đối tượng cụ thể như sau:

Tại thành phố Hà Nội (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường trung cấp chuyên nghiệp khu vực miền Bắc) – Tháng 11/2010.

Tại thành phố Đà Nẵng (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường trung cấp chuyên nghiệp khu vực miền Trung và Tây Nguyên, khu vực Nam Trung Bộ) – Tháng 01/2011.

Tại Thành phố Đà Lạt (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường trung cấp chuyên nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ) – Tháng 3/2011.

Tài liệu tập huấn được sử dụng để tập huấn là “Những vấn đề cơ bản về

công tác quản lí trường trung cấp chuyên nghiệp”. Do các tác giả là Tiến sĩ,

Phó Giáo sư, Giáo sư từ các cơ quan quản lí nhà nước (Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Cục Nhà giáo), cơ quan nghiên cứu (Viện Khoa học giáo dục), các cơ sở đào tạo cán bộ quản lí giáo dục (Học viện Quản lí giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Học viện Hành chính Quốc gia) biên soạn. Tài liệu bồi dưỡng gồm có 11 chuyên đề sau:

i. Định hướng phát triển giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội.

ii. Những vấn đề cơ bản về lãnh đạo, quản lí và sự vận dụng vào trường trung cấp chuyên nghiệp.

iii. Xây dựng văn hoá nhà trường trung cấp chuyên nghiệp.

iv. Lập kế hoạch chiến lược phát triển trường trung cấp chuyên nghiệp. v. Quản lí “sự thay đổi” - vận dụng cho quản lí các trường trung cấp

chuyên nghiệp.

vi. Giám sát và đánh giá trong trường trung cấp chuyên nghiệp. vii. Công tác quản trị của nhà trường trung cấp chuyên nghiệp. viii. Quản lí quá trình đào tạo ở trường trung cấp chuyên nghiệp.

x. Quản lí phát triển nhân lực trong trường trung cấp chuyên nghiệp. xi. Quản lí tài chính và cơ sở vật chất trường trung cấp chuyên nghiệp.

Giảng viên của khóa bồi dưỡng là các tác giả trực tiếp biên soạn tài liệu. Hình thức bồi dưỡng: Lớp học.

Các đơn vị chức năng đã phối hợp với Dự án triển khai lớp bồi dưỡng là Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí cơ sở giáo dục, Vụ Giáo dục chuyên nghiệp.

2.3.2.2. Quá trình triển khai a. Đánh giá nhu cầu

Với mục tiêu định trước (Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lí cho Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường trung cấp chuyên nghiệp trên toàn quốc), Dự án đã:

Tổ chức cuộc họp với lãnh đạo, các chuyên viên của Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí cơ sở giáo dục để nắm bắt về tình hình đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục nói chung và cán bộ quản lí giáo dục trường trung cấp chuyên nghiệp nói riêng; tìm hiểu về nhu cầu bồi dưỡng của đối tượng cán bộ quản lí giáo dục trường trung cấp chuyên nghiệp thông qua các tư liệu điều tra, nghiên cứu, báo cáo có sẵn.

Trao đổi, xin ý kiến các chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế của Dự án để xin tư vấn về quy trình, cách thức, nội dung, thời lượng bồi dưỡng,… cho đối tượng này.

Qua các buổi làm việc trên, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí cơ sở giáo dục, Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Dự án Phát triển Giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp và một số chuyên gia về quản lí giáo dục đã phối hợp xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động bồi dưỡng cho cán bộ quản lí trường trung cấp chuyên nghiệp về kiến thức, kĩ năng quản lí. Kế hoạch triển khai đã được Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tại Văn bản số 715/KH-BGDĐT ngày 28/9/2009.

i. Mục đích bồi dưỡng;

ii. Yêu cầu đối với khoá bồi dưỡng;

iii. Yêu cầu đối với tác giả biên soạn và giảng viên; iv. Dự kiến nội dung, chương trình và tác giả biên soạn;

v. Đối tượng được bồi dưỡng; vi. Thời gian bồi dưỡng;

vii. Địa điểm tổ chức bồi dưỡng;

viii. Nội dung công việc và tiến độ thực hiện: đặt ra một lộ trình công việc để đảm bảo tiến độ, hiệu quả công việc và dễ quản lí quá trình;

ix. Kinh phí;

x. Phân công tổ chức thực hiện: làm rõ nhiệm vụ của từng đơn vị chức năng liên quan, không chồng chéo nhau.

b. Thiết kế

Từ việc đánh giá các hoạt động bồi dưỡng trước đó (chủ yếu từ góp ý của học viên về việc quản lí, tổ chức hoạt động bồi dưỡng), Dự án đã cùng với các chuyên gia tư vấn trong nước xây dựng lộ trình biên soạn tài liệu, trong đó chủ yếu đề cập đến các bước, mốc thời gian, phương pháp, cấu trúc biên soạn tài liệu. Hoạt động biên soạn tài liệu đã được triển khai theo quy trình như sơ đồ dưới đây.

Sơ đồ 2.4: Quy trình biên soạn tài liệu bồi dưỡng

Tài liệu bồi dưỡng đã được Hội đồng nghiệm thu nhất trí thông qua tại cuộc họp nghiệm thu vào tháng 7/2010 và được đánh giá rất cao về chất lượng nội dung, tài liệu đã hứa hẹn sự thành công của khóa bồi dưỡng cho cán bộ quản lí trường trung cấp chuyên nghiệp.

Gửi thư đến các chuyên gia về giáo dục (theo danh sách dự kiến trong Kế hoạch) để mời tham gia biên soạn/góp ý

tài liệu bồi dưỡng và đề xuất thêm người tham gia cùng hoặc giới thiệu người khác đáp ứng yêu cầu về năng lực

Các chuyên gia giáo dục phản hồi lại thông tin cho đơn vị tổ chức

Họp giữa các đơn vị tổ chức, các chuyên gia đồng ý tham gia biên soạn và các chuyên gia được giới thiệu, đại diện các trường trung cấp chuyên nghiệp. Mục đích: thống nhất tên và thời lượng chuyên đề trong tài liệu bồi dưỡng; thống nhất danh sách tác giả và người phản biện của từng chuyên

đề; chủ biên; lộ trình…

Trình Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định phê duyệt danh mục chuyên để, danh sách tác giả và báo cáo

viên

Họp để Thống nhất nội dung và kí hợp đồng biên soạn; thống nhất cấu trúc chung của tài liệu

Các tác giả xây dựng đề cương dựa trên cấu trúc đã thống nhất; gửi đề cương đến chủ biên và chuyên gia phản biện để

xin ý kiến góp ý, thống nhất đề cương

Các tác giả xây dựng bản thảo chuyên đề bồi dưỡng. Trong quá trình biên soạn luôn luôn có sự trao đổi thông tin, đóng góp ý kiến từ chủ biên và các chuyên gia giáo dục, thông

qua hình thức: họp, email, điện thoại…

Hoàn thiện tài liệu bồi dưỡng và tổ chức thẩm định, nghiệm thu tài liệu

Sau khi tài liệu được hoàn thiện và tổ chức in ấn, Dự án phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan và một số chuyên gia tư vấn trong nước xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chi tiết (trên cơ sở Kế hoạch đã được lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt). Trong kế hoạch đã nêu cụ thể về thời gian, địa điểm, lịch giảng, chương trình khai giảng – bế giảng, cách thức kiểm tra, đánh giá và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên liên quan. Các lớp bồi dưỡng lần lượt được tổ chức tại 3 tỉnh/thành phố:

159 Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường trung cấp chuyên nghiệp khu vực miền Bắc được bồi dưỡng tập trung tại Hà Nội vào tháng 11/2010. Tổng số 5 lớp.

65 cán bộ quản lí các trường trung cấp chuyên nghiệp khu vực miền Trung và Tây Nguyên, khu vực Nam Trung Bộ được bồi dưỡng tập trung tại Đà Nẵng vào tháng 01/2011. Tổng số 2 lớp.

156 cán bộ quản lí các trường trung cấp chuyên nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ được bồi dưỡng tập trung tại thành phố Đà Lạt vào tháng 3/2011. Tổng số 5 lớp.

Theo dự kiến ban đầu thành phần tham dự là hiệu trưởng và phó hiệu trưởng các trường trung cấp chuyên nghiệp, tuy nhiên chương trình bồi dưỡng này được sự quan tâm, ủng hộ của các trường trung cấp chuyên nghiệp tại thời điểm đó, nên các trường đã đề nghị lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Dự án cho phép các cán bộ quản lí của trường được tham gia. Tuy lúc đó mới lên danh sách học viên chứ chưa triển khai bồi dưỡng, nhưng thấy được sự hào hứng của các cán bộ quản lí giáo dục nên lãnh đạo Dự án đã xin ý kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà tài trợ và được sự nhất trí cao. Phần nào thấy được sự thành công của hoạt động bồi dưỡng.

Các giảng viên là các tác giả trực tiếp biên soạn tài liệu, đó là những chuyên gia đầu ngành về quản lí giáo dục. Kết hợp với phương pháp tăng cường các hoạt động giải đáp tình huống, thảo luận các vấn đề thực tiễn làm tăng sự hứng thú của các học viên tham gia vào quá trình dạy – học. Nội dung

bồi dưỡng được các học viên chăm chú và đánh giá cao; phù hợp với các yêu cầu về năng lực của người cán bộ quản lí giáo dục trường trung cấp chuyên nghiệp tại thời điểm hiện tại.

Sau mỗi chuyên đề học viên được đánh giá giảng viên qua phiếu, phiếu đánh giá được chuyển tới giảng viên để điều chỉnh phương pháp khi giảng dạy tại các lớp sau đó.

Sau sáu ngày bồi dưỡng với 11 chuyên đề được giảng dạy, các học viên phải hoàn thành bài thu hoạch theo chủ đề được các giảng viên thống nhất ngay từ đầu. Bài thu hoạch được thu lại và chấm ngay sau khi chủ đề thứ 11 kết thúc. 380 học viên đạt yêu cầu (bài thu hoạch đạt kết quả tốt và không nghỉ quá số buổi quy định) và được cấp giấy chứng nhận của khóa bồi dưỡng do Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí cơ sở giáo dục cấp. Trong số đó có 2% học viên đạt loại xuất sắc, 20% đạt loại giỏi và 73% đạt loại khá, chỉ có 5% đạt loại trung bình (chủ yếu là do không đủ điều kiện về chuyên cần).

d. Đánh giá hiệu quả

Một số ưu điểm nổi bật của khóa bồi dưỡng:

Nhận thức của các đơn vị liên quan trong công tác bồi dưỡng: Nhận thấy sự cần thiết phải tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lí trường trung cấp chuyên nghiệp về kiến thức, kĩ năng quản lí; lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo sát sao việc tổ chức bồi dưỡng và cử các đơn vị chức năng liên quan tham gia vào quá trình biên soạn tài liệu, tổ chức bồi dưỡng. Các đơn vị chức năng không chỉ đứng trên vai trò chỉ đạo, điều phối, mà còn trực tiếp tham gia vào công tác biên soạn tài liệu, công tác triển khai bồi dưỡng. Do đó việc biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng diễn ra đúng tiến độ, và đảm bảo mang lại hiệu quả cao.

Tài liệu bồi dưỡng: Các chuyên đề của tài liệu được các chuyên gia giáo dục, các nhà quản lí xem xét lựa chọn rất kĩ lưỡng, phù hợp với đối tượng cán bộ quản lí trường trung cấp chuyên nghiệp và đáp ứng với yêu cầu

huyết, có năng lực chuyên môn cao về lĩnh vực biên soạn. Trong quá trình biên soạn luôn có các chuyên gia hàng đầu về quản lí giáo dục nhận xét, góp ý liên tục. Cấu trúc tài liệu được xây dựng trên tinh thần nâng cao kiến thức và kĩ năng cho học viên nên có nhiều tình huống, nhiều bài tập vận dụng để học viên giải quyết, bên cạnh đó có nhiều gợi mở, hướng dẫn để học viên tham khảo. Do đó nội dung tài liệu được đánh giá rất cao về chất lượng và gần gũi, dễ hiểu với người đọc. Tài liệu được in với hình thức đẹp, thoáng, dễ theo dõi nên góp phần cuốn hút học viên.

Giảng viên: Giảng viên chính là các tác giả trực tiếp biên soạn tài liệu nên nội dung từng chuyên đề được truyền tải đúng ý đồ người viết. Giảng viên là đội ngũ các chuyên gia đầu ngành về quản lí giáo dục, có uy tín trong ngành nên tạo được ấn tượng rất tốt với học viên. Kích thích sự hứng thú học tập của học viên ngay từ khi Dự án gửi giấy triệu tập.

Phương pháp giảng dạy: Qua các phiếu đánh giá giờ dạy của học viên, đa số giảng viên sử dụng phương pháp dạy học phù hợp, gây hứng thú cho người học. Tuy nhiên một số giờ giảng sử dụng phương pháp đọc – chép là chủ yếu nên chưa gây hứng thú cho học viên. Các góp ý này đã được chuyển đến giảng viên để điều chỉnh phương pháp trong các giờ dạy sau.

Hầu hết học viên rất chăm chú, nghiêm túc nghe giảng và hào hứng tham gia vào các tình huống, các bài tập mà giảng viên đưa ra. Học viên học tập rất tích cực, mặc dù điều kiện vật chất có phần chưa đáp ứng được nhu cầu.

Địa điểm bồi dưỡng: Việc tổ chức bồi dưỡng tại ba miền giúp học viên đi lại không quá khó khăn, tạo điều kiện để các cán bộ quản lí trường trung cấp chuyên nghiệp được tham gia đầy đủ. Tại mỗi miền, Dự án đã chọn địa điểm tổ chức học tập phù hợp với hình thức học tập tập trung, học tập và nghỉ cùng một chỗ nên tiết kiệm chi phí đi lại cho học viên, công tác quản lí cũng dễ dàng hơn.

Kinh phí bồi dưỡng: Dự án đã hỗ trợ được phần lớn các chi phí học tập cho học viên (bố trí chỗ nghỉ, tổ chức ăn sáng và ăn trưa, thuê phòng học, mời giảng viên, cấp phát tài liệu và văn phòng phẩm, hỗ trợ thêm một phần tiền mặt), học viên chỉ lo phương tiện đi lại. Do đó học viên tham dự không phải lo lắng nhiều về kinh tế.

Bên cạnh những thành công của hoạt động bồi dưỡng trên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, chủ yếu là do công tác phối hợp tổ chức, quản lí giữa các bên. Cụ thể:

Các đơn vị chức năng (Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí giáo dục, Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp) chưa thực sự phối hợp chặt chẽ với Dự án trong khâu quản lí hoạt động bồi dưỡng. Nên các khâu của hoạt động chủ yếu do Dự án đảm nhận.

Giấy mời được gửi đi toàn bộ trường trung cấp chuyên nghiệp trên cả nước theo số liệu Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí cơ sở giáo dục cung cấp, tuy nhiên rất nhiều trường không nhận được giấy mời và nhiều trường thiếu tên trong danh sách mời. Do danh sách không được cập nhật. Tuy nhiên đây cũng là sai sót của Dự án khi không gọi điện xác nhận đến tất cả các nơi đã gửi giấy mời để xác minh việc giấy mời đã đến chưa và danh sách học viên được cử đi gồm những ai. Dẫn đến tình trạng không chủ động trong công tác tổ chức. Chẳng hạn khóa bồi dưỡng tại Hà Nội dự kiến ban đầu là có 200 học viên tham dự, nhưng cuối cùng chỉ có 160. Do số lượng dự kiến ban đầu lớn, nhưng không tìm được địa điểm nào có thể cung cấp dịch vụ cho nhiều đại biểu đến vậy, nếu có cũng vượt ngoài khả năng chi trả của Dự án, nên ban tổ chức quyết định sẽ thuê thêm một khách sạn cách đó 500m để có chỗ nghỉ cho 40 học viên. Hợp đồng với các nơi cung cấp dịch vụ đã kí kết trước khi triển khai. Nhưng việc không sử dụng hết số phòng dự kiến ban đầu khiến Dự án phải trả tiền cược phòng khá lớn. Bên cạnh đó khi triển khai bồi dưỡng khó kiểm soát số lượng học viên mà phải mất 1 ngày đầu để cập nhật danh sách…

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng của dự án phát triển giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp cho cán bộ quản lý giáo dục luận văn ths giáo dục học (Trang 52)