Biện pháp 4: Chương trình, tài liệu bồi dưỡng bám sát nhu cầu đã xác định

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng của dự án phát triển giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp cho cán bộ quản lý giáo dục luận văn ths giáo dục học (Trang 75)

- Luân phiên công việc;

3.2.4.Biện pháp 4: Chương trình, tài liệu bồi dưỡng bám sát nhu cầu đã xác định

49 C3 Hội thảo triển khai xây dựng Chuẩn hiệu trưởng trường TCCN CBQL 12 02 240 tư vấn trong nước và Cục NG, chuyên gia Dự án

3.2.4.Biện pháp 4: Chương trình, tài liệu bồi dưỡng bám sát nhu cầu đã xác định

bồi dưỡng như thế nào và ở đâu sẽ đem lại hiệu quả.

3.2.3.3. Điều kiện để thực hiện

Nên sử dụng kết hợp nhiều phương pháp để có được kết quả đúng đắn. Tuy nhiên sau khi có kết quả về nhu cầu bồi dưỡng cũng cần cân nhắc xem liệu mình sẽ đáp ứng được những nhu cầu nào và nhu cầu nào mình có thể đáp ứng được tốt nhất!

3.2.4. Biện pháp 4: Chương trình, tài liệu bồi dưỡng bám sát nhu cầu đã xác định xác định

3.2.4.1. Ý nghĩa, mục đích của biện pháp

Chương trình, tài liệu bồi dưỡng chính là điều cốt lõi của một hoạt động bồi dưỡng. Nếu không có chương trình, tài liệu bồi dưỡng thì không thể có hoạt động bồi dưỡng, vì sẽ ko biết bồi dưỡng cái gì. Tuy nhiên việc quản lí thế nào để chương trình, tài liệu bồi dưỡng đảm bảo bám sát nhu cầu bồi dưỡng đã xác định, đúng tiến độ đã đặt ra. Tài liệu không chỉ đáp ứng về mặt thẩm mĩ mà phải đảm bảo chất lượng, đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện

Chương trình, tài liệu bồi dưỡng cần đảm bảo:

Được biên soạn bởi đội ngũ tác giả có trình độ và tâm huyết về lĩnh vực cần bồi dưỡng. Phải có văn bản được lãnh đạo Bộ phê duyệt về danh sách các chuyên đề bồi dưỡng, các tác giả. Trong số các tác giả cần lựa chọn một người có uy tín, tiếng nói về năng lực chuyên môn và phẩm chất nhân cách làm chủ biên và tham mưu cho các tác giả trong quá trình biên soạn; đốc thúc tác giả để hoàn thành việc biên soạn chương trình, tài liệu;

Nội dung các chuyên đề bồi dưỡng phù hợp với mục tiêu bồi dưỡng và nhu cầu bồi dưỡng đã xác định được qua việc đánh giá nhu cầu. Đó là

những vấn đề cấp bách đặt ra cho đội ngũ cán bộ quản lí hiện thời, chứ không nên ôm đồm quá nhiều chuyên đề trong một hoạt động bồi dưỡng;

Cấu trúc các chuyên đề cần được thống nhất ngay từ đầu để các tác giả biên soạn theo; cấu trúc cần thể hiện rõ các vấn đề chính (mục tiêu mong đợi, nội dung chính, nội dung chi tiết, câu hỏi tình huống, bài tập, bài đọc thêm, tài liệu tham khảo…), tỉ lệ giữa lí thuyết và thực hành, yêu cầu về trích dẫn…

Có kế hoạch biên soạn từng bước cụ thể, ấn định thời hạn hoàn thành; Trong quá trình biên soạn có sự góp ý chéo giữa các tác giả và có đội ngũ chuyên gia hàng đầu giúp tư vấn, góp ý cho tài liệu;

Có thư kí giúp các tác giả tổng hợp các chuyên đề và thể hiện thống nhất tài liệu; đọc duyệt, chỉnh sửa lỗi; căn chỉnh cho phù hợp;

Tổ chức nghiệm thu tài liệu đúng quy trình;

Tổ chức biên tập, thiết kế và in ấn tài liệu đảm bảo thẩm mĩ, khoa học.

Đối với một dự án giáo dục, ngoài hình thức (i) trực tiếp tổ chức biên soạn tài liệu (chủ động chi theo định mức) còn một hình thức nữa là (ii) thông qua đấu thầu để lựa chọn đơn vị triển khai biên soạn. Khi thực hiện theo hình thức thứ hai, dự án sẽ đứng trên vai trò chủ đầu tư và điều phối các hoạt động biên soạn thông qua lộ trình mà nhà thầu và Dự án đã thương thảo và định trước. Tuy nhiên mặc dù đã có kế hoạch và lộ trình được hai bên kí kết, dự án thường bị động trong quá trình triển khai công việc. Một số khó khăn như sau:

Rất ít nhà thầu chủ động gửi báo cáo tiến độ và sản phẩm theo từng giai đoạn như trong kế hoạch. Dự án rất mất công trong việc thu báo cáo và sản phẩm để theo dõi tiến độ.

Mặc dù đã vạch ra một kế hoạch chi tiết về thời gian, nhân sự. Nhưng dự án chỉ được biết thông qua báo cáo của nhà thầu chứ không phải lúc nào

cũng có thể giám sát mọi hoạt động, nên không thể chắc rằng nhà thầu đang làm đúng quy trình như yêu cầu.

Đa số các gói thầu biên soạn đều chậm tiến độ. Chẳng hạn, tại Dự án Phát triển Giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp, đã có những gói thầu chậm 200% thời gian tiến độ, hoặc phải gia hạn ít nhất là 1 lần. Không có mấy gói thầu triển khai đúng tiến độ. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến công tác bồi dưỡng vì phải chờ tài liệu hoàn thiện.

Để khắc phục những yếu kém trên cần có những biện pháp quản lí quyết liệt:

Khi xây dựng hồ sơ mời thầu phải đưa ra các yêu cầu thật chi tiết, rõ ràng về nội dung, cấu trúc, nhân sự, tiến độ nộp sản phẩm, có thể tham khảo các nội dung nêu ở đầu mục này.

Khi lựa chọn được nhà thầu, cần thương thảo kĩ lưỡng từng nội dung trước khi tiến hành kí kết. Cần có sự cam đoan của nhà thầu về tiến độ, chất lượng... và được văn bản hoá trong hợp đồng.

Lộ trình thanh toán hợp đồng cần chia nhỏ hơn theo từng giai đoạn hoàn thiện sản phẩm. Chẳng hạn sau khi kí kết hợp đồng chỉ tạm ứng 20% tổng giá trị hợp đồng; sau đó chia các mốc thanh toán theo từng giai đoạn như trong kế hoạch, làm đến đâu thanh toán đến đó. Việc này vừa giúp đốc thúc nhanh tiến độ của nhà thầu, vừa giúp khâu quản lí được dễ dàng hơn. Và sau này nhà thầu và dự án cũng đỡ vất vả trong việc thu thập hồ sơ chứng từ quyết toán.

Trong quá trình triển khai, nhà thầu và dự án phải tạo sợi dây kết nối thật chặt chẽ, có sự phối hợp kịp thời, cùng chia sẻ khó khăn, công việc... Việc nhà thầu không chỉ báo cáo theo tiến độ vạch ra trong kế hoạch, mà thường xuyên trao đổi với dự án về những phát sinh, những thay đổi, hay khó khăn, thuận lợi trong việc triển khai công việc sẽ giúp nhà thầu tháo gỡ mọi thắc mắc và giúp dự án quản lí tốt hơn công việc. Dự án nên chủ động liên lạc

để giúp đỡ nhà thầu nhiều hơn. Nên thường xuyên tổ chức các đoàn công tác để quan sát trực tiếp cách thức triển khai công việc của nhà thầu.

Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở không nên chỉ có nhà thầu, mà nên có thành viên của dự án (người phụ trách về chuyên môn đó). Để sản phẩm được dự án góp ý trước khi nghiệm thu chính thức sẽ là một thuận lợi lớn, bởi dự án hiểu dự án đang cần một sản phẩm như thế nào!

3.2.4.3. Điều kiện để thực hiện

Đối với tài liệu do Dự án tự tổ chức biên soạn, cần đảm bảo các điều kiện sau: xác định được nhu cầu của người học, có được sự tư vấn của ít nhất một chuyên gia trong quá trình xây dựng lộ trình tổ chức biên soạn tài liệu, các tác giả làm việc dưới hình thức kí hợp đồng, trong hợp đồng nêu rõ các yêu cầu về tài liệu bồi dưỡng.

Đối với tài liệu biên soạn thông qua hình thức đấu thầu, càn đảm bảo các điều kiện sau: Ban Điều hành phải thống nhất phương thức thực hiện đối với các nhà thầu, hồ sơ mời thầu được xây dựng chi tiết về yêu cầu chuyên môn, chấm thầu phải nghiêm túc để lựa chọn được nhà thầu xứng đáng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng của dự án phát triển giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp cho cán bộ quản lý giáo dục luận văn ths giáo dục học (Trang 75)