Kết quả kiểm chứng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng của dự án phát triển giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp cho cán bộ quản lý giáo dục luận văn ths giáo dục học (Trang 95)

- Đại biểu thuộc các đơn vị chức năng của Bộ + BCV:

15 người x2 Giấy đi đường,

3.4.3. Kết quả kiểm chứng

Trong thời gian diễn ra khóa học, tôi đã gửi phiếu hỏi đến thành viên ban tổ chức, giảng viên và một số học viên tham dự để khảo sát về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lí mà mình đã xuất. Kết quả cho thấy:

Tổng số phiếu phát ra: 25 phiếu. Tổng số phiếu thu về: 25 phiếu.

Không cần thiết Cần thiết Rất cần thiết Không khả thi Khả thi Rất khả thi

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của các đối tượng liên quan.

0% 12% 88% 0% 28% 72%

Biện pháp 2: Xây dựng kế

hoạch bồi dưỡng cụ thể. 0% 8% 92% 0% 8% 92% Biện pháp 3: Đánh giá nhu cầu. 0% 28% 72% 0% 32% 68% Biện pháp 4: Chương trình, tài

liệu bồi dưỡng bám sát nhu cầu đã xác định.

0% 8% 92% 0% 8% 92%

Biện pháp 5: Đổi mới phương pháp bồi dưỡng phù hợp với đối tượng người học trong bối cảnh xã hội thông tin.

0% 0% 100% 0% 8% 92%

Biện pháp 6: Đổi mới quan điểm, hình thức đánh giá khóa bồi dưỡng và đánh giá học viên.

0% 16% 84% 0% 36% 64%

Biện pháp 7: Chuẩn bị các điều kiện liên quan phù hợp với quy mô, tính chất của hoạt động bồi dưỡng.

0% 0% 100% 0% 12% 88%

Các biện pháp trên có biện pháp số 1, biện pháp số 3 và biện pháp số 6 không hoàn toàn được đánh giá là rất khả thi. Bởi đây là những biện pháp muốn thực hiện thành công đòi hỏi có sự đồng thuận và quyết tâm rất cao từ các cơ quan quản lí các cấp, tới các cá nhân trực tiếp triển khai vì đây là điều mà hiện nay giáo dục Việt Nam còn đang yếu. Tuy nhiên theo kết quả khảo sát bằng mẫu phiếu đã cho thấy những biện pháp tôi đã đề xuất mang tính cấp

Bên cạnh việc phát phiếu hỏi, tôi đã trực tiếp quan sát cả quá trình quản lí hoạt động bồi dưỡng và rút ra những nhận định đáng khích lệ sau:

Ban tổ chức: các thành viên Ban tổ chức phối hợp nhịp nhàng, làm đúng và hiệu quả các công việc được phân công, không có sự chồng chéo. Các công việc phát sinh được giải quyết kịp thời theo đúng chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên như đã được phân công. Do nhận thức được sự cần thiết phải tổ chức khóa bồi dưỡng và vai trò, trách nhiệm của ban tổ chức trong việc tổ chức hiệu quả khóa bồi dưỡng nên ban tổ chức đã làm hết trách nhiệm đã được phân công và chủ động trong tất cả hoạt động phối hợp.

Giảng viên: Nắm bắt được những khó khăn trong việc triển khai công việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, với những am hiểu về việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng TCVN 9001:2008 vào giải quyết các thủ tục hành chính; nội dung mà các giảng viên chuẩn bị đã làm hài lòng tất cả học viên tham gia bồi dưỡng. Sự chuẩn bị kĩ lưỡng các tình huống mà học viên có thể thắc mắc giúp giảng viên chủ động trong công tác giảng dạy. Việc đưa ra các tình huống thực tiễn để giảng dạy khiến bài giảng sinh động, dễ hiểu, kích thích học viên tập trung theo dõi…

Học viên: Hào hứng nghe giảng và sôi nổi khi thảo luận. Bởi học viên biết đây là nội dung mình cần phải nắm bắt để phục vụ cho công việc thực tiễn của mình, và giảng viên đang tháo gỡ những khó khăn của mình trong quá trình triển khai công việc.

Kết thúc khóa bồi dưỡng, tất cả học viên đánh giá cao về giá trị mang lại của khóa bồi dưỡng. Mọi điều kiện từ vật chất đến tinh thần làm nên khóa bồi dưỡng được cho là hài hòa, đáp ứng nhu cầu của mọi học viên. Đó là kết quả của việc vận dụng đồng bộ các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng đã đề xuất.

3.4.4. Bàn luận

Trên đây là một ví dụ về việc vận dụng các biện pháp vào quản lí một khóa bồi dưỡng. Để quản lí thành công một hoạt động bồi dưỡng nên kết hợp

hài hòa, ăn ý giữa nhiều nhóm biện pháp đã đề xuất ở trên. Nhưng qua việc kiểm chứng có thể thấy nhận thức của các đối tượng liên quan có tầm ảnh hưởng đến các biện pháp quản lí khác. Có thể nhấn mạnh lại rằng nhận thức đúng đắn tạo động lực cho các đội tượng liên quan trong việc triển khai để đưa hoạt động tới kết quả cuối cùng. Nếu mọi đối tượng liên quan đều có nhận thức đúng, đầy đủ về công việc chắc chắn sẽ tạo nên sự đồng lòng, nhất trí cao. Sự đồng thuận chính là điều mong mỏi nhất của người quản lí khi thực hiện bất kì công việc gì. Do đó việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên, học viên là điều luôn luôn phải lưu ý.

Tiểu kết chƣơng 3

Từ cơ sở lí luận đã nêu rõ ở chương 1, căn cứ vào tình hình thực tiễn trong công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng đã phân tích ở chương 2, tôi đã đưa ra bảy biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động bồi dưỡng của dự án giáo dục cho cán bộ quản lí giáo dục. Những biện pháp được đề xuất là nhờ vào (i) sự góp ý của các chuyên gia tư vấn, các cán bộ quản lí giáo dục, học viên tham gia các khóa bồi dưỡng mà Dự án Phát triển Giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp đã tổ chức và (ii) từ những kinh nghiệm mà bản thân tự rút ra trong quá trình trực tiếp tham gia triển khai một số hoạt động bồi dưỡng của Dự án. Những biện pháp quản lí này nhằm phát huy những điểm mạnh trong công tác quản lí của Dự án, phắc phục những điểm yếu tồn tại lâu nay trong công tác quản lí các hoạt động bồi dưỡng, nắm bắt các thời cơ mà Dự án có được để từ đó đối mặt với các thách thức mà Dự án đang gặp phải để làm tốt hơn nữa công tác bồi dưỡng cho cán bộ quản lí giáo dục, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục. Bảy biện pháp đó là:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của các đối tượng liên quan. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể.

Biện pháp 4: Chương trình, tài liệu bồi dưỡng bám sát nhu cầu đã xác định.

Biện pháp 5: Đổi mới phương pháp bồi dưỡng phù hợp với đối tượng người học trong bối cảnh xã hội thông tin.

Biện pháp 6: Đổi mới quan điểm, hình thức đánh giá khóa bồi dưỡng và đánh giá học viên.

Biện pháp 7: Chuẩn bị các điều kiện liên quan phù hợp với quy mô, tính chất của hoạt động bồi dưỡng.

Các biện pháp được đề xuất trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc: kế thừa, thực tiễn, chất lượng, phù hợp. Các nhóm biện pháp này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động tương hỗ với nhau do đó cần sử dụng kết hợp các nhóm biện pháp thì mới đảm bảo nâng cao chất lượng cho các hoạt động bồi dưỡng của dự án giáo dục cho cán bộ quản lí giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng của dự án phát triển giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp cho cán bộ quản lý giáo dục luận văn ths giáo dục học (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)