Thách thức

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng của dự án phát triển giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp cho cán bộ quản lý giáo dục luận văn ths giáo dục học (Trang 65)

- Luân phiên công việc;

49 C3 Hội thảo triển khai xây dựng Chuẩn hiệu trưởng trường TCCN CBQL 12 02 240 tư vấn trong nước và Cục NG, chuyên gia Dự án

2.4.4. Thách thức

Dự án Giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp không phải là một cơ quan quản lí mà là một tổ chức thực thi các nhiệm vụ của Ngành. Hơn nữa cán bộ quản lí giáo dục các cấp hiện nay hầu hết chưa ý thức được vai trò của mình trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, tầm quan trọng của các chương trình bồi dưỡng của Dự án và đa số đều làm việc theo kinh nghiệm không dựa trên khoa học quản lí. Do đó việc triệu tập học viên đúng thành phần và đủ số lượng tham dự khóa bồi dưỡng do Dự án tổ chức là điều hết sức khó khăn. Nhiều đơn vị cử người tham gia khóa bồi dưỡng do Dự án tổ chức có suy nghĩ việc tham gia bồi dưỡng theo chương trình của Dự án giống như phần thưởng cho một số cán bộ của đơn vị để được đi đây đi đó, nghỉ ngơi, thư giãn, nên họ thay phiên nhau đi, do đó không cử đúng thành phần mà Dự án đã đề nghị trong Công văn triệu tập. Nhưng cũng có đơn vị thì cho rằng các chương trình bồi dưỡng này không có gì thú vị, cử người đi tham gia thì tốn kém chi phí đi lại của cơ quan, nên có đơn vị không cử hoặc

cử không đủ số lượng tham gia. Một khó khăn nữa là kế hoạch tổ chức bồi dưỡng của Dự án không được gửi đến các đơn vị từ đầu năm nên không được sắp xếp ưu tiên trong lịch trình công tác của họ, do đó thời điểm Dự án tổ chức bồi dưỡng có thể là lúc các đơn vị cử người đang bận công tác chung của đơn vị nên không thể cử đủ và đúng thành phần tham gia được.

Bên cạnh đó năng lực của cán bộ quản lí của Dự án trong vấn đề tổ chức, tập hợp chưa hẳn đã đáp ứng với yêu cầu. Nên nhiều khóa bồi dưỡng tồn tại nhiều bất cập, khiến các đơn vị phối hợp và học viên phàn nàn nhiều. Điều đó cũng làm ảnh hưởng đến uy tín của Dự án trong những tổ chức về sau. Làm thế nào để tăng cường năng lực cho chính đội ngũ cán bộ quản lí của Dự án là một thách thức cần phải vượt qua.

Trong quá trình tổ chức các khóa bồi dưỡng tôi đã được gặp nhiều cán bộ quản lí các cấp ý thức được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nên đánh giá cao các chương trình bồi dưỡng của Dự án và mong muốn được tham gia. Tuy nhiên đa số học viên chỉ hứng thú với các chương trình bồi dưỡng có ích lợi lớn trong việc đề bạt, nâng cấp; hay những chương trình mà kinh phí tài trợ lớn, hầu như họ không phải bỏ ra đồng nào. Tuy nhiên với Dự án Phát triển Giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp, nguồn kinh phí được cấp từ 2 nguồn (vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam), do đó chi tiêu phải dựa trên các định mức đã được quy định, các mức chi thấp so với giá cả hiện tại, thường người học/cơ quan cử đi học phải lo một phần chi phí, chưa kể đến việc gián đoạn công tác của học viên tại đơn vị mình. Kinh phí mà Dự án hỗ trợ trong công tác bồi dưỡng không thể thu hút được học viên tham gia tích cực.

Tiểu kết chƣơng 2

Nội dung chương 2 giải quyết được các vấn đề sau: (i) Giới thiệu về sự khảo sát, (ii) Khái quát về Dự án Phát triển Giáo viên Trung học phổ thông và

Dự án Phát triển Giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp, (iv) Những điểm mạnh, yếu của Dự án Phát triển Giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp trong quản lí chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục và những cơ hội, thách thức đặt ra.

Từ cơ sở lí luận đã nêu ở chương 1 và những phân tích về thực trạng quản lí hoạt động tại Dự án Phát triển Giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp qua hơn 5 năm hoạt động; cần thiết phải đưa ra những biện pháp có tính kế thừa, phù hợp, hiện thực, và đảm bảo chất lượng để giải quyết các khó khăn, thách thức đang đặt ra cho Dự án và giúp Dự án tận dụng được những điểm mạnh, nắm bắt thời cơ, hạn chế những điểm yếu còn tồn tại trong công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng của Dự án cho cán bộ quản lí giáo dục. Để trong năm hoạt động còn lại, Dự án sẽ làm tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của mình trong công cuộc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục. Cụ thể cần giải quyết các yếu kém trong việc: đánh giá nhu cầu; năng lực của cán bộ chuyên môn; kinh phí bồi dưỡng còn hạn hẹp; xây dựng tài liệu chưa đảm bảo về mặt tiến độ, chất lượng; công tác đánh giá hoạt động bồi dưỡng chưa được chú trọng,…; đặc biệt là công tác phối hợp giữa Dự án với các đơn vị chức năng, các đơn vị của địa phương liên quan.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng của dự án phát triển giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp cho cán bộ quản lý giáo dục luận văn ths giáo dục học (Trang 65)