- Luân phiên công việc;
49 C3 Hội thảo triển khai xây dựng Chuẩn hiệu trưởng trường TCCN CBQL 12 02 240 tư vấn trong nước và Cục NG, chuyên gia Dự án
2.3.1. Thực trạng chung
Dự án đã tổ chức bồi dưỡng ở nước ngoài cho 71 cán bộ quản lí giáo dục trong 15 ngày và tổ chức bồi dưỡng trong nước cho 25.963 người, cụ thể: 1.511 giảng viên; 1.743 giáo viên; 5.685 sinh viên; 17.024 cán bộ quản lí giáo dục.
Sơ đồ 2.3: Kết quả hoạt động bồi dưỡng trong nước
5.685, 22%1.743, 7% 1.743, 7%
1.511, 6%
17.024, 65%
Số lượng giảng viên được bồi dưỡng Số lượng giáo viên được bồi dưỡng Số lượng sinh viên được bồi dưỡng Số lượng cán bộ quản lí được bồi dưỡng
Căn cứ mục tiêu đề ra tại Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Phát triển Giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp, từ kết quả đánh giá Dự án giữa kì và cuối năm của đoàn đánh giá Ngân hàng Phát triển châu
Á, dựa trên số liệu tổng kết các hoạt động bồi dưỡng mà Dự án đã thực hiện được, cùng với những ý kiến đánh giá, góp ý của các chuyên gia tư vấn, các cán bộ quản lí của Dự án; có thể đánh giá kết triển khai các hoạt động bồi dưỡng của Dự án như sau:
Các hoạt động bồi dưỡng của Dự án được triển khai theo định hướng của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục, đó là:
chuẩn hoá (các chuẩn về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên); hiện đại hoá (vận
dụng khoa học để tiếp cận trong các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng); dân chủ hoá (huy động các bên liên quan cùng tham gia triển khai dự án) và hội nhập quốc tế (tận dụng kiến thức, kinh nghiệm quốc tế và xu thế quốc tế).
Kết quả đạt được của Dự án phù hợp với thiết kế dự án, chủ trương của Bộ và nhu cầu xã hội: Trong quá trình triển khai, Dự án đã bám sát theo quy định trong văn kiện của Dự án đồng thời cũng nghiên cứu đề xuất điều chỉnh để phù hợp với tình hình mới. Dự án căn cứ vào chủ trương của Bộ (như chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, Chiến lược phát triển giáo dục, Kế hoạch năm của Bộ) và phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ đề xuất để lãnh đạo Bộ phê duyệt bổ sung một số nội dung mới (như khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của cán bộ quản lí giáo dục; xây dựng chuẩn đầu ra chương trình khối ngành sư phạm đào tạo giáo viên trung học phổ thông, khối ngành sư phạm kĩ thuật đào tạo giáo viên trung cấp chuyên nghiệp; xây dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người tốt nghiệp đại học muốn trở thành giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp; xây dựng quy định hệ thống bồi dưỡng nhà giáo) và điều chuyển một số nội dung cho phù hợp hơn (như chuyển kinh phí bồi dưỡng cho giảng viên các về ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho việc bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lí cho cán bộ quản lí các trường trung cấp chuyên nghiệp).
Có tác động và ảnh hưởng mang tính bền vững tới hệ thống giáo dục: Áp dụng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên và Chuẩn hiệu trưởng trường phổ
ngũ, là cơ sở để phát triển các chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Những cán bộ, giảng viên, giáo viên đã tham dự các khoá đào tạo, bồi dưỡng của Dự án sẽ là nguồn lực quý giá cho các cơ sở giáo dục nói riêng và cho ngành giáo dục nói chung. Hi vọng đội ngũ này sẽ có ảnh hưởng lâu dài, góp phần phát triển hệ thống giáo dục giai đoạn 2011 - 2020.
Theo đánh giá của Kiểm toán Nhà nước (Báo cáo kiểm toán, trang 22): Dự án đã triển khai theo đúng mục tiêu, nội dung thiết kế trong các văn kiện dự án; “…Tuân thủ theo quy trình, thủ tục của Ngân hàng Phát triển
châu Á và Chính phủ Việt nam …Kết quả các hoạt động của Dự án có tác động bền vững và mang tính hệ thống tới Ngành giáo dục như sự tác động của các chính sách về giáo dục, các hoạt động tăng cường năng lực cho giảng viên đại học, cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên”. Tuy nhiên hợp đồng
nghiên cứu khoa học chậm dẫn đến việc chậm triển khai các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.
Theo Báo cáo đánh giá giữa kì Dự án Phát triển Giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp của Ngân hàng Phát triển châu Á:
“Các hoạt động đang triển khai đúng tiến độ, có một vài vấn đề nhỏ về việc xây dựng phát triển tài liệu và chậm trễ trong việc tổ chức các lớp tập huấn sử dụng các tài liệu mới xây dựng”. Từ khi khởi động Dự án đến nay, đã có
126 bộ tài liệu được xây dựng, tuy nhiên mới có khoảng 40% số tài liệu đó được sử dụng để đào tạo, bồi dưỡng. Nguyên nhân của việc hạn chế trên là:
Một số tài liệu xây dựng chưa đáp ứng chất lượng và yêu cầu nâng cao năng lực đối với đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục. Chẳng hạn tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên trung học phổ thông về ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy chỉ hoàn thành được 8/12 sản phẩm theo yêu cầu ban đầu do chậm trễ tiến độ và do thiếu đội ngũ triển khai.
Một số tài liệu cần xây dựng để phục vụ cho nhu cầu tại một thời điểm tức thời, tuy nhiên thời gian để hoàn thành tài liệu vượt quá so
với kế hoạch dự kiến, do đó tài liệu không còn phù hợp với yêu cầu hiện tại, không còn giá trị cao để mang đi bồi dưỡng.
Bên cạnh đó, có nhiều tài liệu được biên soạn với mục đích cấp phát đến các đơn vị làm tài liệu tham khảo nên không được sử dụng để bồi dưỡng.
Tuy nhiên nguyên nhân chính khiến cho việc chậm trễ bồi dưỡng theo như báo cáo đánh giá giữa kì của Ngân hàng Phát triển châu Á là do việc in ấn, cấp phát tài liệu chậm tiến độ (do sự phối hợp giữa Dự án, Ngân hàng Phát triển châu Á và Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa hiệu quả, kịp thời…).
Ngoài ra trong quá trình triển khai các hoạt động bồi dưỡng, công tác quản lí, phối hợp còn bộc lộ nhiều hạn chế: còn lúng túng trong việc xử lí các tình huống phát sinh, phân công tổ chức chưa rõ ràng, sự phối hợp của các đơn vị chức năng của Bộ chưa chặt chẽ, triệu tập không đủ thành phần và số lượng học viên… Những vấn đề này sẽ được làm rõ trong các phần sau.