KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng của dự án phát triển giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp cho cán bộ quản lý giáo dục luận văn ths giáo dục học (Trang 100)

- Đại biểu thuộc các đơn vị chức năng của Bộ + BCV:

15 người x2 Giấy đi đường,

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lí luận, thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng của Dự án Phát triển Giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp cho cán bộ quản lí giáo dục và từ việc nghiên cứu các biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động bồi dưỡng của dự án giáo dục cho cán bộ quản lí giáo dục; tôi rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục là một trong những

giải pháp hàng đầu nhằm phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Tuy nhiên, năng lực hiện nay của đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục. Đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục còn bộc lộ nhiều hạn chế về năng lực, nhận thức và có hàng rào tâm lí lớn khi tham gia các khóa bồi dưỡng. Do đó việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí giáo dục luôn được các cấp chính quyền quan tâm và chỉ đạo triển khai liên tục. Hiện có hai hình thức bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục phổ biến đó là bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng theo chương trình dự án. Và bồi dưỡng theo chương trình dự án cho thấy những lợi thế nhiều mặt so với chương trình bồi dưỡng thường xuyên, nhưng còn nhiều thách thức đặt ra trong quá trình quản lí hoạt động bồi dưỡng.

Thứ hai. Việc vận dụng những tri thức khi nghiên cứu cơ sở lí luận vào

việc phân tích, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng tại Dự án Phát triển Giáo viên Trung học phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp cho cán bộ quản lí giáo dục cho thấy: mặc dù Dự án đã tổ chức được nhiều khóa bồi dưỡng cho cán bộ quản lí giáo dục, với số lượng cán bộ quản lí giáo dục được bồi dưỡng khá cao; tuy nhiên chất lượng của nhiều khóa bồi dưỡng chưa được như mong muốn và trong quá trình triển khai còn bộc lộ nhiều yếu kém trong công tác quản lí, hơn nữa có rất nhiều thách thức đặt ra cho Dự án. Do

đó cần thiết phải có những biện pháp quản lí mới để hoạt động bồi dưỡng thực sự đem lại tác động hiệu quả, lâu dài.

Thứ ba. Muốn tổ chức thành công hoạt động bồi dưỡng thì cần phải vận

dụng kết hợp đồng thời các biện pháp sau:

Nâng cao nhận thức của các đối tượng liên quan; Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể;

Đánh giá nhu cầu;

Chương trình, tài liệu bồi dưỡng bám sát nhu cầu đã xác định;

Đổi mới phương pháp bồi dưỡng phù hợp với đối tượng người học trong bối cảnh xã hội thông tin;

Đổi mới quan điểm, hình thức đánh giá khóa bồi dưỡng và đánh giá học viên;

Chuẩn bị các điều kiện liên quan phù hợp với quy mô, tính chất của hoạt động bồi dưỡng.

Các biện pháp nêu trên chắc chắn chưa phải là một hệ thống đầy đủ nhưng nếu được sử dụng đồng bộ, nhất quán thì chắc chắn các hoạt động bồi dưỡng do Dự án tổ chức sẽ giúp đối tượng cán bộ quản lí giáo dục nâng cao trình độ, hiểu biết và nhận thức góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu giáo dục.

Thông qua kiểm chứng, kết quả cho thấy các biện pháp đề xuất là cần thiết và mang tính khả thi. Tuy nhiên các cơ quan quản lí các cấp cùng với Nhà tài trợ phải ủng hộ Dự án sử dụng các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng nêu trên thì mới có tính khả thi cao.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng của dự án phát triển giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp cho cán bộ quản lý giáo dục luận văn ths giáo dục học (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)