Phú Quốc nói riêng.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác định: Phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực…Phát triển du lịch là một trong những khâu đột phá để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngoại tệ, rút ngắn khoảng cách tụt hậu và tăng cường hội nhập…Phát triển du lịch bền vững, theo định hướng du lịch văn hóa - lịch sử và DLST, đảm bảo tăng trưởng liên tục, góp phần tích cực trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới.
Việt Nam xác định phấn đấu đến năm 2020 sẽ đứng và nhóm các nước có ngành du lịch hàng đầu trong khu vực. Từ định hướng chiến lược trên, Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg, ngày 22/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ về “chiến lược du lịch Việt Nam 2001-2010” đã cụ thể hóa định hướng phát triển của Đảng với mục tiêu cụ thể: Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực, phấn đấu đến năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực, phấn đấu tăng trưởng GDP của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2001-2010 đạt 11-11,5%.
Ngày 30/12/2011, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ký Quyết định số 2473/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030". Chiến lược đề ra với những nội dung chủ yếu quan điểm, mục tiêu, giải pháp và chương trình hành động cụ thể.
Quan điểm của ngành là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm; phát triển song song du lịch nội địa và du lịch quốc tế, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, tập chung huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho sự phát triển du lịch.
Mục tiêu tổng quát của ngành du lịch là đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.
Năm 2015, Việt Nam đặt ra mục tiêu đón 7 - 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 36 - 37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 10 - 11 tỷ USD, đóng góp 5,5 - 6% vào GDP cả nước; có tổng số 390.000 buồng lưu trú với 30 - 35% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó có 620.000 lao động trực tiếp du lịch. Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 - 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nước; có tổng số 580.000 buồng lưu trú với 35 - 40% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du lịch. Năm 2030, tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020.
Kiên Giang đã quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc đến năm 2020, với mục tiêu năm 2015 đón từ 1 - 1,2 triệu lượt du khách/năm, trong đó khách quốc tế chiếm 35%, tổng doanh thu 209 triệu USD; năm 2020 đón 2 - 3 triệu lượt du khách/năm, trong đó khách quốc tế chiếm 40%, tổng doanh thu 771 triệu USD.
Chính phủ ban hành Quyết định số 633/QÐ-TTg "Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030", đây được ví như "làn gió mới" cho "đảo ngọc". Trước đây quy hoạch bảy trung tâm đô thị thì nay điều chỉnh còn ba trung tâm. Nét mới nữa là quy hoạch lần này đã có một tầm nhìn xa
và phát triển bền vững hơn. Mục tiêu phát triển là xây dựng đảo Phú Quốc bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh quốc phòng vùng và quốc gia. Từng bước xây dựng một thành phố biển đảo, trung tâm du lịch và dịch vụ cao cấp; trung tâm khoa học công nghệ của quốc gia và khu vực Ðông - Nam Á. Tính bền vững thể hiện khá rõ qua việc giữ nguyên diện tích đất rừng.
Theo quy hoạch, mô hình phát triển của đảo sẽ là thành phố du lịch sinh thái biển đảo theo cấu trúc chuỗi tập trung, đa trung tâm. Không gian cấu trúc theo trục chính bắc - nam kết nối với các tuyến đường vòng quanh đảo và kết nối với các cảng biển, sân bay quốc tế. Toàn đảo sẽ có ba khu đô thị lớn, là Cửa Cạn, Dương Ðông và An Thới. Các vùng du lịch sinh thái sẽ bố trí ở phía bắc và nam đảo, du lịch phức hợp bố trí tại Bãi Trường - Bãi Vòng, ngoài ra còn có các làng nghề truyền thống. Sau khi Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành quy định cụ thể, Phú Quốc cũng sẽ có một trung tâm giải trí phức hợp đa chức năng, với mức vốn đầu tư lên tới khoảng 4,5 tỷ USD, trong đó có bố trí casino. Cơ cấu thành phố đảo Phú Quốc trong tương lai bao gồm: vùng đô thị và du lịch chiếm khoảng 15,9% diện tích; vùng lâm nghiệp 64,16%; vùng cảnh quan và không gian mở chiếm khoảng 5,77%; vùng nông nghiệp khoảng 9,13% và vùng đặc biệt khoảng 5,75%.
Để đạt được những mục tiêu đề ra ngành du lịch phải có những giải pháp kịp thời như: Phát triển sản phẩm du lịch; đầu tư hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đi đôi với đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; phát triển thị trường xúc tiến quảng bá thương hiệu, gắn liền với đầu tư và chính sách phát triển đồng thời tích cực triển khai thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và liên quan đến du lịch.
Chương trình hành động cụ thể là hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch; hoạch định chiến lược phát triển du lịch trên các lĩnh vực như chất lượng phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam, Chiến lược marketing, chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch; thực hiện quy hoạch và đầu tư phát triển gắn liền với triển khai thực hiện các chương trình, đề án phát triển du lịch. Song song đó, việc kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào Phú quốc đang thực hiện với nhiều ưu đãi và phát triển du lịch theo hướng bền vững là vấn đề mà nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đang hướng đến.