Xây dựng quy trình quản lý rủi ro trong du lịch

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình du lịch có trách nhiệm ở công ty cổ phần sài gòn phú quốc (Trang 54)

Ngành du lịch không có trách nhiệm phải xây dựng và thực thi các kế hoạch và thu xếp quản lý thảm họa: mà chính là các cơ quan quản lý thảm họa cộng đồng phải có trách nhiệm đối với những việc này. Dù vậy, khi có thể thì ngành du lịch nên tham gia vào việc lập kế hoạch quản lý thảm họa và các hoạt động quản lý thông qua các ủy ban phù hợp ở địa phương, khu vực hoặc quốc gia. Sự tham gia như vậy sẽ giúp các cơ quan quản lý nhận thức được tầm quan trọng của ngành du lịch và xúc tiến nhu cầu áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ du khách.

Bằng cách này, những người hành nghề du lịch và các địa điểm có thể chủ động cũng như giảm được tác động của thảm họa gây ra đối với ngành du lịch. Quan trọng là những nhu cầu cụ thể của ngành du lịch, bao gồm cả du khách và thị trường du khách, có thể được xem xét trong quá trình lập kế hoạch.

Quản lý khủng hoảng

Khủng hoảng được định nghĩa là: ‘bất kỳ một tình trạng nào có khả năng tác động tới lòng tin dài hạn đối với một tổ chức hoặc một sản phẩm, hoặc có thể ảnh hưởng tới khả năng của tổ chức hoặc sản phẩm đó nhằm duy trì hoạt động bình thường’. (PATA, 2003) Quản lý khủng hoảng được sử dụng trong tài liệu hướng dẫn này là thuật ngữ được sử dụng cho những biện pháp mà một doanh nghiệp/tổ chức du lịch hoặc một điểm du lịch chuẩn bị cho, đối phó với hoặc phục hồi từ một cuộc khủng hoảng. Khủng hoảng đối với những người điều hành du lịch và các điểm du lịch có thể nảy sinh từ các nguồn nội bộ (tổ chức) hay từ các sự kiện bên ngoài (các sự kiện cộng đồng như tác động hay nguy cơ của một thảm họa). Một số trường hợp nghiên cứu điển hình trong tài liệu này nhấn mạnh những khủng hoảng mà các doanh nghiệp/tổ chức và điểm du lịch phải đối mặt do thảm họa của cộng đồng như Cơn bão Katrina và Đánh bom ở Bali. Trong cả hai trường hợp này, thảm họa cộng đồng tác động tới lòng tin vào ngành du lịch và cản trở khả năng tiếp tục duy trì hoạt động bình thường.

Vai trò của ngành du lịch trong việc quản lý rủi ro

Ngành du lịch có hai vai trò chủ yếu trong việc quản lý rủi ro: thứ nhất là đối tác của chính quyền và các tổ chức cộng đồng trong việc xây dựng những kế hoạch, hệ thống, thủ tục và quy trình quản lý thảm họa liên ngành, tổng hợp có lồng ghép nhu cầu của ngành du lịch; thứ hai là xây dựng kế hoạch và thủ tục phù hợp với một địa điểm cụ thể và với vai trò và trách nhiệm cụ thể của một tổ chức, đào tạo nhân lực thực hiện các kế hoạch này, thực hiện kiểm tra kế hoạch, thủ tục và con người thường xuyên để đưa ra những sửa đổi và cập nhật phù hợp.

Không một tổ chức nào tham gia vào việc quản lý thảm họa làm việc một cách tách biệt. Mỗi một người hoạt động du lịch và tổ chức là một bộ phần của cộng đồng quản lý thảm họa và cần phải hoạt động trong một hệ thống đã được định hình, phối hợp và lồng ghép. Việc xây dựng kế hoạch và thủ tục hiệu quả trong bối cảnh quản lý thảm họa phụ thuộc vào:

• Thường xuyên họp giao ban giữa các cơ quan, mạng lưới và liên lạc; • Thực hiện quy trình quản lý rủi ro thảm họa;

• Xây dựng kế hoạch và thủ tục;

• Xây dựng và nuôi dưỡng quan hệ đối tác; • Tham vấn cộng đồng;

• Truyền thông hiệu quả; • Đào tạo nhân sự;

• Kiểm tra kế hoạch, thủ tục và nhân sự thông qua các bài tập (các hoạt động thảm họa mô phỏng tình huống)

• Xem xét hiệu quả và thủ tục sửa đổi.

Vai trò cơ bản thứ hai của du lịch trong việc quản lý rủi ro là phải chủ động và xây dựng các chiến lược đối với một địa điểm hoặc một doanh nghiệp/tổ chức du lịch nhằm tối đa hóa tiềm năng tiếp tục việc kinh doanh bình thường và bảo vệ sự an toàn và an ninh cho du khách và nhân viên khi có một thảm họa hoặc khủng hoảng xảy ra.

Việc xây dựng và thực hiện các chiến lược quản lý rủi ro du lịch có xác định một cách toàn diện những rủi ro tiềm năng đối với ngành du lịch hiện đang trở thành một bộ phận không thể thiếu của hoạt động quản lý du lịch tại các điểm du lịch. Những chiến lược quản lý rủi ro này cần phải liên hệ với kế hoạch quản lý thảm họa của cộng đồng và kết hợp hành động mà những người hành nghề và các tổ chức du lịch có thể thực hiện nhằm hỗ trợ cho công việc của các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý thảm họa cộng đồng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Như vậy, với những lý luận cơ bản như trên, chúng ta thấy rằng du lịch có trách nhiệm là bước phát triển cao của du lịch thuần tuý, tức là gắng kết yếu tố trách nhiệm trong hoạt động du lịch không chỉ đối với doanh nghiệp làm du lịch mà còn liên quan đến tất cả đối tượng có liên quan đến hoạt động du lịch. Trước đây du khách đóng vai trò như một người hưởng thụ và họ có quyền tận hưởng hay làm những gì đem lại sự thoả mãn. Nhưng với du lịch có trách nhiệm thì du khách phải đóng góp nhiều vào hoạt động bảo vệ các điểm đến, muốn được vậy thì doanh nghiệp du lịch trước tiên

phải là doanh nghiệp du lịch có trách nhiệm thì mới hướng khách hàng của mình theo những tiêu chuẩn, những yêu cầu mà du lịch có trách nhiệm hướng đến từ đó giúp cho hoạt động du lịch phát triễn bền vững hơn. Phát triển bền vững là mục tiêu mà nhiều ngành kinh doanh khác nhau hướng đến và du lịch muốn phát triển bền vững thì phải có những tiêu chuẩn, những quy định ràng buộc tính trách nhiệm đối với các đối tượng có liên quan từ cơ quan nhà nước đến doanh nghiệp, du khách và cả cư dân địa phương. Để thực hiện tốt thì cần nghiên cứu xem xét những yếu tố tác động, những tiêu chuẩn cụ thể để từ đó đưa ra thành một chính sách chuẩn mực để thực hiện thì mới phát triển bền vững.

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN – PHÚ QUỐC TRONG THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình du lịch có trách nhiệm ở công ty cổ phần sài gòn phú quốc (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)