Trong quá trình thiết kế hệ thống làm việc, Công ty có tính đến khả năng sẵn sàng làm việc của hệ thống trong trường hợp xảy ra sự cố để đảm bảo an toàn cho khách hàng, người và tài sản: Bảng 2.16: Quy định về tình huống và biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro Tình huống Biện pháp phòng ngừa Cách xử lý Các bộ phận liên quan Bão lụt - Xây bờ kè
- Vào bao hàng trăm bao cát để giữ bãi cát - Dự trữ cát Theo phương án xử lý Phòng chống bão lụt Đội phòng chống bão lụt của đơn vị
Hoả hoạn -Trang bị đầy đủ phương tiện phòng cháy
-Huấn luyện, diễn tập phòng cháy chữa cháy
- Lắp thiết bị báo cháy
Theo phương án Phòng cháy chữa cháy
Lập sổ theo dõi và báo cáo
Đội PCCC của đơn vị
Tai nạn lao động
-Đào tạo về an toàn lao động, an toàn điện, an toàn thiết bị -Các thiết bị sản xuất đều lắp các thiết bị an toàn
-Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động.
-Định kỳ 2 tuần/1lần kiểm tra về an toàn
Cán bộ phụ trách y tế trực sơ cứu ban đầu và hợp đồng bác sĩ đến tận nơi phục vụ đưa ra bệnh viện trường hợp bị nặng Lập sổ theo dõi và báo cáo
Bộ phận hành chánh công ty Ngộ độc thực phẩm -Tổ chức bếp ăn tập thể - Ký hợp đồng với các đối tác tin cậy có uy tín cung cấp thực phẩm.
-Thường xuyên kiểm tra và lưu mẫu thực phẩm
Lập sổ theo dõi và báo cáo Bộ phận Nhà bếp
Mất điện -Mua máy phát điện và bảo dưỡng thường xuyên đảm bảo máy sẵn sàng hoạt động
Vận hành máy phát Phòng kỹ thuật
Mất nước -Xây dượng bể dự trữ nước, bể thu nước tuần hoàn
Bơm nước tại bể dự trữ Phòng kỹ
thuật
(Nguồn: Ban Giám Đốc)
Một số đánh giá về thực trạng quản lý và hoạt động của Công ty cổ phần Sài gòn – phú quốc theo quan điểm về du lịch có trách nhiệm:
Nhìn chung, Công ty cổ phần Sài gòn – Phú quốc đã đạt được nhiều kết quả và hiệu quả trong kinh doanh du lịch trên địa bàn Phú quốc. Vì đặc thù lĩnh vực nên Công ty phải chịu sự chi phối của rất nhiều tiêu chuẩn nghề khác nhau, mặc dù chưa áp dụng chính thức mô hình du lịch có trách nhiệm theo xu hướng nhưng về cơ bản Công ty đã thực hiện tốt rất nhiều yêu cầu, nhiều tiêu chí về du lịch có trách nhiệm:
Về công tác nguồn nhân lực: công ty đã có nhiều tiêu chuẩn, quy định về chức năng, nhiệm vụ của nhân viên, có đẩy đủ quy định và quy trình tuyển dụng và đào tạo theo yêu cầu, mà mỗi quy định như vậy gắn liền với trách nhiệm thực hiện. Theo yêu cầu của du lịch có trách nhiệm thì trách nhiệm mỗi người còn rộng và cụ thể hơn về tương tác với khách hàng, môi trường, cộng đồng xã hội …
Quy trình quản lý và thực hiện đều mang tính chất gắn với trách nhiệm của từng phòng ban, lãnh đạo và nhân viên, trong đó những cam kết về trách nhiệm đối với nội bộ và bên ngoài thể hiện rất rõ rang. Định hướng doanh nghiệp xã hội là cam kết cao nhất của Công ty cổ phần Sài gòn – Phú quốc, qua đây thể hiện được trách nhiệm của doanh nghiệp với địa phương, với cộng đồng và xã hội. Kết quả trên cho thấy việc đầu tư, sử dụng lao động địa phương và những đóng góp trên địa bàn cho thấy điều này.
Trong việc xây dựng chuỗi hoạt động cho chu kỳ kinh doanh du lịch thì còn hạn chế do một số doanh nghiệp vệ tinh chưa chú trọng vào công tác cung cấp dịch vụ, từ đó làm cho quy trình chung đạt được chưa cao. Công tác quản lý rủi ro phát sinh chưa đưa ra một quy trình cụ thể để phản ứng mà chỉ ghi nhận trách nhiệm của bên lien qun giải quyết vấn đề. Chưa thực sự kết nối công tác bảo vệ, quản lý rủi ro trên địan bàn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Với những yếu tố về địa lý, tự nhiện, tài nguyên du lịch như trên, chúng ta thấy rằng Phú quốc xứng đáng là một địa phương để quy hoạch và phát triển chuyên về du lịch. Một lợi thế nữa là Phú quốc đang là nơi đi sau trong quá trình phát triển, chính điều này đã giúp Phú quốc nhận thấy những bất cập, những yếu tố không bền vững trong việc phát triển du lịch ở những địa phương khác để khắc phục. Do vậy việc tận dụng khai thác lợi thế của Phú quốc để phát triển du lịch đang là một vấn đề lớn, nếu không có quy hoạch cụ thể mang tính bền vững thì sẽ rơi vào những bất cập như các nơi khác đang làm. Là một doanh nghiệp bắt đầu và phát triển từ lâu ở Phú quốc thì Công ty CP Sài Gòn – Phú Quốc đang có lợi thế rất lớn về thương hiệu, về am hiểu địa bàn hoạt động và khai thác những tiềm năng vốn có của Phú quốc. Từ những dữ liệu
hoạt động trong thời gian qua cho thấy Công ty CP Sài Gòn – Phú Quốc đang phát triển một cách rất ổn định, nhưng để phát triển bền vững hơn thì đòi hỏi Công ty phải có những chính sách, chiến lược mới và cần thiết phải tiếp cận với những tiêu chuẩn mới hơn trong hoạt động du lịch mà du lịch có trách nhiệm là định hướng phát triển của du lịch Việt nam. Hiện tại Tổng cục du lịch đang nghiên cứu để đưa ra bộ tiêu chuẩn cho một doanh nghiệp đạt tiêu chí doanh nghiệp du lịch có trách nhiệm. Với những yếu tố cốt lõi cần thiết cho du lịch có trách nhiệm đã nghiên cứu phần trên, Công ty CP Sài Gòn – Phú Quốc cần phải nghiên cứu xây dựng trước cho mình một bộ tiêu chuẩn khung nhằm áp dụng thí điểm ở một số khía cạnh. Đây là lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp du lịch khác trên địa bàn, để khi du lịch có trách nhiệm chính thức là một bộ tiêu chuẩn dùng để đánh giá doanh nghiệp du lịch thì Công ty CP Sài Gòn – Phú Quốc đã là người đi tiên phong.
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM CHO CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN - PHÚ QUỐC