Phú Quốc có truyền thống văn hóa lâu đời và nhiều đặc sản nổi tiếng, như: nước mắm phú Quốc, hồ tiêu, ngọc trai, rượu sim, cá trích, nấm tràm...
Phú Quốc được xem là nơi phát tích của đạo Cao Đài. Ngày nay trên đảo có một thánh thất Cao Đài ở thị trấn Dương Đông.
Trên đảo có duy nhất một nhà thờ đạo Thiên chúa ở thị trấn An Thới, đó cũng là nơi trước đây tập trung dân di cư từ miền bắc vào năm 1954.
Ở đảo Phú Quốc, vào ngày rằm tháng 7 âm lịch người dân thường đi chùa tại thị trấn Dương Đông. Vào ngày này sinh hoạt tôn giáo diễn ra khá nhộn nhịp.
2.1.2.4. Cơ sở hạ tầng:
Giao thông vận tải
Khối lượng vận chuyển: đạt 600 ngàn tấn hàng hóa, 1.530 ngàn lượt khách, trong đó đường bộ đạt 1.300 lượt khách, đường biển tăng 83,33 %. Vận chuyển hàng không hàng năm có mức tăng khá cao.
Giao thông đường thủy: là tuyến giao thông chính nối liền Phú Quốc với 2 cảng chính là An Thới và Dương Đông.
Đường bộ: đã hình thành mạng lưới đường bộ nối liền các xã trên đảo. Các phương tiện xe 4 bánh hiện nay có thể đi lại dễ dàng. Tuyến phía Nam nối thị trấn Dương Đông và An Thới qua Hàm Ninh dài 25 km đã được nhựa hóa. Các tuyến khác
mới cấp phối. Tuyến ven biển phía Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc đang triển khai xây dựng.
Đường không: Phú Quốc đã khánh thành và đưa vào hoạt động sân bay quốc tế cho phép những hoạt động không giới hạn trong nhu cầu di chuyển và vận tải hàng hoá.
Khu dân cư đô thị
Phú Quốc có 2 đô thị là Dương Đông và An Thới. Các đô thị này là các điểm dân cư hình thành lâu đời nhất tại Phú Quốc. Trung tâm Dương Đông là thị trấn huyện lị của huyện đảo. Thị trấn An Thới là thị trấn dịch vụ giao thông, đánh bắt hải sản của khu vực phía Nam đảo.
Hệ thống dân cư nôn thôn bao gồm Dương Tơ, Hàm Ninh, Cửa Dương, Cửa Cạn, Bãi Thơm, Gành Dầu. các trung tâm phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây trên cơ sở xây dựng tập trung các bến cá, chợ và các công trình dịch vụ cấp xã như trường học, trạm y tế, bưu điện, …
2.2. Thực trạng phát triển du lịch của Phú quốc.
Du lịch Phú Quốc chỉ thực sự được quan tâm, đầu tư phát triển vào những năm cuối thế kỉ XX song đã hình thành một số loại hình du lịch, như: sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm, nghiên cứu khám phá… Trong đó, có một số loại hình mới đưa vào khai thác (du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng) nhưng đã khẳng định ưu thế vượt trội của mình so với các điểm du lịch khác. Ngành du lịch Phú Quốc đã có những chiến lược khai thác các loại hình du lịch vốn có, mở rộng thêm các loại hình mới nhằm tạo thêm nhiều điểm du lịch, tuyến du lịch. So sánh giữa tiềm năng và thực trạng khai thác các loại hình du lịch hiện nay, thiết nghĩ du lịch Phú Quốc cần mở rộng thêm một số loại hình mới như du lịch tham quan thắng cảnh, du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch săn bắn thú hoang dã, du lịch mua sắm, du lịch tàu biển, du lịch cuối tuần… và cần đầu tư nâng cấp các loại hình vốn có, đi vào khai thác theo chiều sâu các loại hình: du lịch lặn ngắm san hô, du lịch thám hiểm, du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao. Tất cả các loại hình trên sẽ góp phần tạo nên sự đa dạng các sản phẩm du lịch, thúc đẩy du lịch phát triển, đưa Phú Quốc trở thành điểm đến hấp dẫn trong thế kỉ XXI.
Chất lượng phục vụ du lịch
Du lịch Phú Quốc đang tiến đến phát triển theo chiều sâu. Các loại hình du lịch đa dạng và phong phú hơn, quy cách phục vụ ngày càng mang tính chuyên nghiệp,
từng bước đáp ứng được nhu cầu về điểm đến, hành trình chuyến đi, chất lượng phục vụ ăn, ngủ cũng như các dịch vụ khác. Tuy nhiên, du lịch Phú Quốc vẫn còn một vài hạn chế như: một số loại hình du lịch chưa được khai thác theo chiều sâu (du lịch lặn...), môi trường sinh thái biển bị ô nhiễm bởi sự tác động của hoạt động du lịch, cơ sở lưu trú chưa đồng bộ và không đủ sức chứa vào mùa du lịch…
Số lượng khách du lịch
Lượng khách du lịch đến Phú Quốc tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2000 mới chỉ đạt 25.056 lượt khách, nhưng đến năm 2005 đã tăng lên 148.598 lượt, năm 2010 đạt 230.000 lượt. Như vậy, nếu như năm 2005 tăng hơn 590% so với năm 2000, thì đến năm 2010 số lượt khách du lịch đến Phú Quốc đã tăng gấp 920% so với 2000 và tăng 150% so với 2005. Nhịp độ tăng bình quân trong giai đoạn 2005 - 2010 là trên 57% /năm (so với cả tỉnh là 15,9%/năm) cho thấy số khách du lịch đến đảo Phú Quốc ngày càng tăng, ước tính đến năm 2015 sẽ đạt khoảng 800.000 lượt khách/năm, năm 2020 sẽ đạt khoảng 2 - 3 triệu lượt khách/năm và năm 2030 sẽ đạt khoảng 5 - 7 triệu lượt khách/năm; trong đó, có 45% - 50% là khách quốc tế. Sự tăng trưởng đó là một điều đáng mừng song cũng đặt ra cho Phú Quốc nhiều vấn đề cần phải giải quyết, đó là: nước sinh hoạt, ô nhiểm môi trường, rác thải, điện sinh hoạt… đối với các điểm du lịch .
Khách nội địa
Khách du lịch với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng chiếm tỉ lệ cao nhất (khoảng 80%) trong tổng số khách nội địa đến Phú Quốc. Họ đi du lịch quanh năm nhưng chủ yếu tập trung vào dịp hè, các ngày nghỉ cuối tuần, các lễ hội… Khách du lịch công vụ thường kết hợp công tác với du lịch, loại hình du lịch này diễn ra quanh năm; trong khi đó, du lịch với mục đích chữa bệnh chiếm tỉ lệ thấp hơn.
Về cơ cấu thị trường khách du lịch nội địa: Nguồn khách du lịch nội địa đến Phú Quốc chủ yếu từ TPHCM, Đồngbằng sông Cửu Long và các tỉnh phía Bắc. Khách du lịch nội địa luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng số khách du lịch đến với Phú Quốc: khoảng 90% (2000), 80,02% (2005), 70,9% (2010), phấn đấu giảm tỉ trọng khách du lịch nội địa xuống 65% năm 2015 và 60% vào năm 2020.
Trong cơ cấu khách nội địa đến Phú Quốc cũng có sự chuyển dịch: Tỉ lệ khách du lịch đến từ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng giảm từ 63% (2000) xuống 49,2% (2010) và 31,5% (dự báo 2015). Trong khi đó, tỉ trọng khách du lịch đến
từ miền Đông Nam Bộ tăng lên từ 27,6% (2000) lên 36,1% (2010), dự đoán đến năm 2015 đạt khoảng 40,2%. Tỉ trọng khách du lịch từ các tỉnh phía Bắc đến Phú Quốc tăng.
Khách quốc tế
Phú Quốc có nhiều lợi thế thu hút khách du lịch quốc tế, nhưng trong thời gian qua, thị trường khách du lịch thương mại đến Phú Quốc với số lượng rất ít và không ổn định, đó là do những nguyên nhân sau: cơ sở hạ tầng còn yếu kém, việc đi lại giữa Phú Quốc và các trungtâm kinh tế khác như TPHCM, Cần Thơ, Rạch Giá không mất nhiều thời gian (máy bay mất 45 phút, tàu thủy từ Rạch Giá đi Phú Quốc mất 2 giờ 20 phút); vì vậy, khách ít lưu trú qua đêm tại Phú Quốc. Đây là bất lợi đối với du lịch Phú Quốc. Lượng khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc chủ yếu là Việt kiều về thăm quê hương, nhóm du khách này gia tăng nhanh và có nhu cầu quay lại Phú Quốc.
Về cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế Hầu hết khách quốc tế đến Phú Quốc với mục đích chủ yếu là tham quan danh lam thắng cảnh và tìm hiểu văn hóa bản địa. Thị trường khách chủ yếu ở khu vực Tây Âu và Bắc Mĩ (như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Hoa Kì, Canada…) chiếm 70%, Đông Bắc Á (như Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc…) chiếm 18,2%, khu vực ASEAN (như Thái Lan, Malaysiar, Indonesia, Cambodia…) chiếm 6,8% (xem biểu đồ 2). Năm 2010, GDP thương mại và du lịch có tốc độ tăng trưởng mạnh, đạt 647 tỉ đồng [6], tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 3,16 lần so với năm 2005. Doanh thu từ du lịch đạt 447.144,22 triệu đồng, tăng 3,29 lần so với 2005. Trong cơ cấu doanh thu, doanh thu từ khách quốc tế chiếm 65,1% và khách trong nước chiếm 34,9%. Theo kế hoạch phát triển Phú Quốc 2010 - 2015, dự kiến vào năm 2015 tổng số lượt khách đến Phú Quốc là 800.000 lượt khách ( Khách du lịch đến Phú Quốc ngày càng tăng dẫn đến hoạt động kinh doanh dịch vụ, khả năng tạo việc làm cũng tăng theo. Trong vòng 6 năm (2005 - 2010), khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc tăng gần 400%, khách du lịch nội địa tăng 132%. Đó vừa là thuận lợi cũng vừa là khó khăn cho Phú Quốc, khi mà công tác chuẩn bị cơ sở vật chất kĩ thuật, con người, chính sách… còn chưa theo kịp.
Trong năm 2013, khách du lịch đến Phú Quốc trên 430.000 lượt, tăng 32% so với năm 2012; tổng thu ngân sách trên địa bàn gần 1.000 tỉ đồng.
2.3.1. Sơ lược về Công ty cổ phần Sài gòn – Phú quốc
Vào năm 2000, khu nghỉ dưỡng Sài gòn-Phú quốc ra đời. Trải dài trên diện tích 3,4 hecta, Saigon-Phuquoc là khu nghỉ dưỡng 4 sao cao cấp bên bờ biển phía Tây, gồm 100 bungalows và villas (có phòng ngủ, sofa giường, phòng khách, quầy rượu chung không gian với phòng ăn và bếp). Khu nghỉ dưỡng ẩn mình dưới rừng dừa và hoa rực rỡ. Từ ban công phòng ngủ, có thể ngắm hoàng hôn trên vịnh Thái Lan.
SG-PQ chào đời trên hòn đảo nông nghiệp – vốn nỗi tiếng với thương hiệu nước Mắm, hồ Tiêu, chó Xoáy và thiên nhiên hoang sơ, nơi mà đường đến hòan tòan lệ thuộc vào thời tiết và mỗi tuần chỉ 1 chuyến bay ATR 72 kết nối. Một khu nghĩ dưỡng 4-sao tại một hòn đảo nông nghiệp chuyển mình làm du lịch, chủ yếu về các mô hình và công cụ quản lý chất lượng dịch vụ; các biện pháp tiếp thị điểm đến Phú quốc đồng-thời-với-tiếp-thị-thương-hiệu khách sạn SG-PQ góp phần tăng 25% lượt khách đến Phú quốc hàng năm, tăng 16% hàng năm lãi kinh doanh sau thuế của khách sạn, nâng doanh thu trên mỗi phòng kinh doanh đạt 1tỉ đồng /năm, và giúp cho khách sạn hoàn vốn đầu tư sau 8 năm hoạt động. Bước đi ban đầu vào những năm 2000 – 2005 là lập trang web và đẩy mạnh công nghệ dò tìm, là phải hiện diện trên sách hướng dẫn du lịch của nhà xuất bản Lonely planet - phát hành tòan cầu với 17 thứ tiếng; là phát sóng thường xuyên trên kênh truyền thanh truyền hình từ TW đến địa phương và tại một vài kênh du lịch tại nước ngoài; tham gia các hội chợ du lịch của thế giới tổ chức hàng năm ở nước ngòai như Nhật, Nga, Đức, Hồng kông để quảng bá; là thành viên tích cực của CLB Du lịch Hội nghị (VN MICE Club, của VNA). CLB qui tụ 14 hãng lữ hành, khách sạn mở các road show/work shop tại một số nước ở châu Âu và châu Á những năm 2006-2010 để quảng bá Phú quốc, SG-PQ.
Như vậy, trong hoàn cảnh đơn thân, SG-PQ vừa chăm sóc chất lượng của dịch vụ nghĩ dưỡng và lập tuyến tham quan trên Đảo, vừa tập trung nguồn lực để hoàn thành
sứ mạng kép là tiếp thị doanh nghiệp và điểm đến, thúc đẩy việc nối kết giao thông với đất liền, bán phòng trên web và qua lữ hành trên mạng, liên kết hãng lữ hành nước ngoài và tham gia gian hàng tại hội chợ quốc tế, xây dựng thương hiệu và góp phần xác lập thành công điểm đến Phú Quốc trên bản đồ Du lịch sinh thái của thế giới.
2.3.2 Quản lý chất lượng dịch vụ:
Để quản lý chất lượng dịch vụ, SG-PQ áp dụng các tiêu chuẩn và qui trình sau:
(1) Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn 4-sao của TCDLVN, (2) Tiêu chuẩn VTOS, (3)
Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và ISO 14001:2004 và (4) Tiêu chuẩn Chất lượng Quốc gia VNQA.
Tiêu chuẩn VTOS
Là tiêu chuẩn kỹ năng nghề VN (VTOS, Vietnam Tourism Operation System) của Dự án Ủy ban Nguồn nhân lực châu Âu (Dự án EU) và Tổng cục du lịch Việt nam đồng chủ nhiệm; và SG-PQ là một trong những đơn vị được ưu tiên thụ hưởng tại đồng bằng Sông Cửu long.
Các tiêu chuẩn VTOS được thiết kế trên cơ sở phân tích những hạng mục mà người lao động cần thực hiện để hoàn tất yêu cầu của một công việc cụ thể. Bảng kỹ năng nghề xác định chính xác những việc người lao động phải làm. Từ những phân tích này, những kiến thức và kỹ năng cần thiết được thiết lập nhằm giúp người lao động thực hiện công việc hiệu quả trong điều kiện thông thường.
Để triển khai VTOS thành công tại Phú quốc, trong vòng 3 năm, dự án đã huấn luyện 14 đào tạo viên cho SG-PQ thuộc các nghề lữ hành, tiếp tân, sales, buồng, bàn, bếp, bảo vệ. Đến lược mình, các đào tạo viên đã đào tạo lại 110 học viên cho SG-PQ và các đơn vị bạn. Họ được Hội đồng VTOS thẩm tra và cấp sổ kỹ năng nghề. Việc áp dụng Tiêu chuẩn VTOS đã nâng cao chất lượng sản phẩm của SG-PQ và cung cấp nhiều đào tạo viên chuyên nghiệp cho ngành du lịch Phú quốc.
Tiêu chuẩn ISO 14001:2004
Hệ thống Quản lý môi trường ISO 14001:2004, được hiểu là 14.001 tiêu chí, công bố vào năm 2004, và SG-PQ được cấp chứng chỉ từ 2007, tập trung nói về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường; các hoạt động chủ yếu nhằm kiểm soát các loại chất thải, bao gồm chất thải rắn, khí, lỏng…Để kiểm soát hệ thống này SG-PQ đã phải bảo đảm 11 hoạt động chính (11 tiêu chuẩn bảo vệ môi trường) như Hoạt động giám sát và đo lường, Hoạt động quản lý hóa chất vv.
Việc áp dụng tiêu chuẩn bảo vệ môi trường ISO 14001:2004 đã giúp SG-PQ phát triển theo tiêu chuẩn khách sạn xanh, bao gồm tận dụng hết 70m3 nước thải (loại A) để tưới 4ha cây cỏ hàng ngày.
Tiêu chuẩn ISO 9001:2008
Là hệ thống qui trình quản lý chất lượng gồm 9001 tiêu chí, được cập nhật năm 2008. Để quản lý theo hệ thống này, SG-PQ đã qui trình hóa toàn bộ các hoạt động quản lý và điều hành theo những tiêu chuẩn chuyên ngành cho mỗi tổ, bộ phận từ khâu hậu cần đến bán phòng và phục vụ khách. Mỗi Bộ phận, có thể gồm hàng trăm qui trình. Các qui trình luôn được cập nhật hoặc viết mới khi phát sinh hạng mục.
Điều quan trọng sau khi có qui trình, là việc triển khai huấn luyện, kiểm tra và thưởng phạt thoả đáng việc thực hiện mới quản lý được chất lượng dịch vụ.
Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn của Tổng cục du lịch Việt nam
Khu nghĩ dưỡng SG-PQ đạt tiêu chuẩn xếp hạng 4-sao từ 2005, theo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) số 4391: 2009 - là khách sạn có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chất lượng phục vụ cao, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch về ăn, nghỉ, sinh hoạt, giải trí, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, đã được đánh giá đạt trên 500 điểm thông qua các tiêu chí:
1.Vị trí, kiến trúc; 2. Trang thiết bị, tiện nghi phục vụ, 3. Dịch vụ và mức độ phục vụ , 4. Nhân viên phục vụ , 5. Vệ sinh
Theo đó, việc quản lý và kinh doanh của SG-PQ luôn tuân thủ theo các tiêu chí đã được xác định, và 2 năm một lần được TCDL VN tái thẩm định để ra quyết định mới.
Tiêu chuẩn VNQA
Công ty Cổ phần SG-PQ được Thủ tướng Chính phủ tặng Giải Vàng Chất Lượng Quốc Gia Việt Nam theo Quyết định 262/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ. Giải thưởng Chất lượng Việt Nam (VNQA) được thành lập năm 1995, dựa trên cơ sở chấp nhận mô hình và 7 tiêu chuẩn của MBQA – Giải thưởng chất lượng quốc gia của Hoa Kỳ (thành lập năm 1987).
7 tiêu chuẩn Giải thưởng chất lượng quốc gia được phân thành 18 mục tiêu chuẩn. Yêu cầu của các mục tiêu chuẩn được trình bày thông qua hơn 200 câu hỏi.
Các Tiêu chuẩn và Điểm số Điểm
Vai trò của lãnh đạo 120
Chiến lược hoạt động 85