Đối với nhà nước, cơ quan quản lý ngành:

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình du lịch có trách nhiệm ở công ty cổ phần sài gòn phú quốc (Trang 123)

Tạo một môi trường đầu tư và hoạt động thuận lợi thúc đẩy đầu tư du lịch hỗ trợ cộng đồng địa phương bằng cách mang lại cácchương trình khuyến khích thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư; điều này sẽ mang tới các dự án du lịch bền vững. Đồng thời ưu đãi cho đổi mới công nghệ và dịch vụ,và các ngành kinh doanh giá trị cao sản sinh hàm lượng carbon thấp có khả năng thực hiện được liên quan đến phát triển du lịch xây dựng các dòng thu nhập cho cộng đồng địa phương.

Có kế hoạch quản lý tính bền vững và quản lý du lịch có trách nhiệm để bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa và sự đa dạng

Phân bổ công bằng tài sản du lịch và các sản phẩm của đất nước.

Tăng cường cơ sở hạ tầng du lịch và nguồn nhân lực sẽ giải phóng, tạo lợi ích và đoàn kết toàn dân tộc.

Tối ưu hóa nhu cầu nguồn lực và tìm nguồn thay thế, cơ sở hạ tầng, chỗ ở và sinh thái với các khu vực phát triển du lịch xác định và các chương trình triển khai.

Bảo vệ sự đa dạng sinh thái, nông nghiệp và rừng từ thay đổi đất sử dụng trong tương lai;

Có chính sách ràng buộc pháp lý cho sự đa dạng văn hóa / sinh thái và bảo tồn và phục hồi thiên nhiên;

Xây dựng các cơ sở giáo dục để thúc đẩy việc làm trong ngành công nghiệp ,du lịch và khách sạn.

Thực hiện một phạm vi đa dạng của cả khu vực phát triển du lịch hạn chế và ưu đãi tùy thuộc vị trí trên năng lực thực hiện.

Thực hiện tốt công tác xử lý nước thải, chất thải để bảo vệ môi trường, có chương trình yêu cầu bắt buộc các doanh nghiệp du lịch tại điểm đến phải thực hiện tốt. Có kế hoạch xây dựng đảo theo phương châm “xanh – sạch – đẹp” để Phú quốc là điểm đến tuyệt vời nhất.

Tổ chức tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy, bảo vệ bờ biển, lập các tổ công tác giám sát và yêu cầu bắt buộc các khu du lịch ven biển phải thực hiện tốt công tác bảo vệ an toàn cho du khách.

Kiểm soát tốt công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, khuyến khích các nhà hang khách sạn, khu du lịch sử dụng thực phẩm có nguồn gốc và định kỳ kiểm tra. Đồng thời kiểm soát tốt vấn đề giá cả bán cho khách du lịch, vấn đề chèo kéo khách …

Để phát triển Phú quốc như định hướng thành khu du lịch sinh thái mang tầm quốc tế thì cơ quan nhà nước cần phối hợp với khu vực tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch để liên kết phát triển. Phải có quy hoạch, quy định rõ rang và bắt buộc áp dụng . Nếu không làm tốt thì Phú quốc sẽ đi theo lối mòn của phát triển du lịch Việt nam mà du khách phải nhắc đến theo hướng tiêu cực.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Những yếu tố cần thiết cho du lịch có trách nhiệm mà mô hình mang lại chỉ mang tính định hướng, và là bước phát triển hoàn thiện cho hoạt động kinh doanh vốn có của Công ty. Để thực hiện doanh nghiệp du lịch có trách nhiệm cần phải quan tâm đến bốn yếu tố đã nêu trong mô hình, ngoài ra việc áp dụng đan xen với chiến lược hoạt động chung sẽ giúp doanh nghiệp phát triển hài hoà hơn. Đây là bộ tiêu chuẩn mới, việc ứng dụng đòi hỏi phải tuần tự vững chắc thì mới phát triển bền vững.

KẾT LUẬN

Du lịch là một ngành công nghiệp có tính cạnh tranh cao và dựa trên hàng hóa, phải thay đổi nhanh chóng do các yếu tố bên ngoài không thể kiểm soát được. Một đặc tính khác của điều kiện thị trường hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh đảo Phú Quốc chịu sự cạnh tranh tăng dần giữa du lịch kết hợp khu vực, các điểm đến nghỉ dưỡng và độ bão hòa sản phẩm ở mức độ nhất định cũng như nguồn cung quá mức trong khu vực Châu Á. (Đảo Hải Nam, Bali, Đảo Bintan, Phuket, Langkawi, Macau, v..v..). Xu hướng hiện nay để tiếp cận tới thị trường du lịch kết hợp, chẳng hạn như Phú Quốc, là hướng đến việc liên tục đổi mới, và tái xác định vị thế thông qua việc tung ra sản phẩm mới, tăng cường cung cấp các dịch vụ và chiến dịch quảng cáo mới, để duy trì sự quan tâm, nâng tầm thị trường và xây dựng thương hiệu. Đặc biệt doanh nghiệp du lịch phải thực hiện kinh doanh một cách bền vững hơn nữa thông qua du lịch có trách nhiệm sẽ tạo một lợi thế cạnh tranh không nhỏ.

Khi người dân toàn cầu có thêm thời gian, thu thập và hiểu biết hơn, nhu cầu về trải nghiệm chất lượng và giá trị, sự tái tạo và đổi mới thích hợp và liên tục, các dịch vụ thiết kế độc đáo sẽ tăng đáng kể và sẽ trở thành các thành phần thiết yếu cho điểm đến du lịch thành công. Vì Phú Quốc đang ở điểm khởi đầu của chu kỳ phát triển du lịch, vì thế để thu hẹp khoảng cách kiến thức ,tìm kiếm quan hệ đối tác tri thức và phát triển thông minh, để đảm bảo con đường học tập được rút ngắn và đưa ra một quá trình phát triển , đổi mới để tối đa hóa khả năng tăng tốc các cơ hội giá trị, phát sinh các cơ hội cung cấp mới cho các doanh nghiệp địa phương.

Phú Quốc, với tư cách là một điểm đến du lịch ,đòi hỏi cần phải cung cấp một loạt các sản phẩm hấp dẫn, các trải nghiệm và các điểm đến giá trị đẳng cấp thế giới. Điều này cần được hỗ trợ với một Tầm nhìn Vững chắc (Bold Vision) và Chiến dịch Thương hiệu và Marketing tích cực để nắm bắt những cơ hội, cạnh tranh với các điểm đến tương tự trong khu vực và áp dụng một tầm nhìn dài hạn và chiến lược hướng tới đổi mới, sáng tạo liên tục, và tái lập trình liên tục. Chính phủ nên hỗ trợ và thúc đẩy đầu tư du lịch bằng cách giới thiệu các chương trình khuyến khích tạo ra sự hứng khởi cho nhà đầu tư và sẽ cung cấp các dự án du lịch bền vững và các dòng thu nhập cho người dân địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ấn phẩm Tổ chức Du lịch Thế giới, UNWTO Tourism Highlights 2012

2. Bộ Công cụ du lịch có trách nhiệm tại Việt nam, Chương trình Phát triển Năng lực 3. Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội (Dự án EU) do Liên minh Châu Âu tài trợ, 2013

3. Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2030.

4. Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Viện du lịch bền vững Việt nam, 2013.

5. Du lịch có trách nhiệm – Cẩm nang hướng dẫn cho Nam Phi, Spenceley, A., Relly, P., Keyser, H., Warmeant, P., McKenzie, M., Mataboge, A., Norton, P., Mahlangu, S., and Seif, J. 2002, , Sở môi trường và du lịch, tháng 7/ 2002.

6. Du lịch hướng đến năm 2030 (Tourism Towards 2030), UNWTO, 2013

7. Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, theo Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 14/1/2005 của BCH Đảng bộ tỉnh Kiên Giang . 8. Định hướng, giải pháp phát triển du lịch Kiên Giang đến năm 2020, Luận văn Thạc sĩ của Thái Đắc Tửng (2013).

9. Giới thiệu về du lịch có trách nhiệm,Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội (Dự án EU) do Liên minh Châu Âu tài trợ, 2013.

10. Hướng dẫn giảm nghèo thông qua du lịch, Tổ chức lao động quốc tế (ILO), 2012 11. Kinh tế du lịch và du lịch học , Vương Lôi Đình, . NXB Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh, 2000. 12. Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005).

13. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Kiên Giang đến năm 2020, tầm nhìn 2030. 14. Quy hoạch phát triển du lịch đảo Phú Quốc, theo Quyết định số178/QĐ-TTg; số 01/QĐ-TTg; số 20/QĐ-TTg và số 633/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

15. The Competitive Destination: A Sustainable Tourism Perspective (by J.R. Brent Ritchie and Geoffrey I. Crouch, CABI Publishing, 2003, Wallingford, Oxon, UK). 16. Tourism: Principles, Practices, Philosophies. 11th ed. NJ: John Wiley & Sons, 2009. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17. The etourism: information technology for strategic tourism management, Professor Buhalis, 2002.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình du lịch có trách nhiệm ở công ty cổ phần sài gòn phú quốc (Trang 123)