Thành tựu tài chính

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược tập đoàn emirates airlines (Trang 70)

g Hãn hàn khôn Thị phần Thị phần thay đổi kể từ năm

3.6.2 Thành tựu tài chính

Doanh thu và lợi nhuận

Biểu đồ: Doanh thu của hãng hàng không Emirates

Nguồn: www.emirates.com

Thông qua biểu đồ về tốc độ tăng của doanh thu, ta thấy rằng doanh thu của Emirates tăng trưởng vượt bậc với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 27,3%. Năm 2010, doanh thu tăng xấp xỉ gấp 7 lần so với năm 2001, với doanh thu đạt được là 53.098 triệu AED. Đây là lần đầu tiên, Emirates tăng trưởng vượt qua 50 tỷ AED về doanh thu và lợi nhuận đạt được là 5443 triệu AED (tăng 53% so với năm 2009), đánh dấu một năm tăng trưởng kỉ lục trong suốt quá trình hoạt động và phát triển. Ngoài ra, số hành khách tại UAE dự kiến tăng trưởng ở mức trung bình là 10%/năm trong hai năm tới, chỉ sau Trung Quốc và Brazil. Điều này thúc đẩy sự tăng trưởng trong tương lai của Emirates, với doanh thu năm 2011 là 61508 triệu AED, tăng 16% so với năm 2010.

1

6,6 9,5 12 13,4 10,9 10,6 12,9 1,6 8,1 9,9 2,4

Bảng: Số liệu về tỷ suất lợi nhuận theo từng năm Biểu đồ: Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của Emirates

Nguồn: www.emirates.com

Tỷ suất lợi nhuận qua các năm đều dương, chứng tỏ Emirates kinh doanh có lãi. Giai đoạn 2001-2007, nhìn chung tỷ suất lợi nhuận tăng trưởng, năm 2007 tăng 2,3% so với năm 2006 và tăng 6,3% so với năm 2001. Tuy nhiên, năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm gần 50% so với năm 2007, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận giảm từ 12,9% còn 1,6%. Sau đó, tỷ suất lợi nhuận tăng trong năm 2009, 2010. Đặc biệt trong năm 2011, sự tăng chi phí nhiên liệu máy bay phản lực, tình hình chính trị bất ổn ở Trung Đông và khu vực châu Phi, cùng với sự biến động tỷ giá hối đoái đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Emirates làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm 7,5% so với năm 2010.

Cấu trúc tài sản

của Emirates. Trung bình cả giai đoạn tổng tài sản dài hạn chiếm 57,6% tỷ trọng tổng tài sản. Điều này có thể lý giải là vì Emirates là một công ty kinh doanh trong ngành hàng không, nên công ty đầu tư nhiều vào tài sản dài hạn mà chủ yếu là tài sản hữu hình (chiếm 50,4% tổng tài sản) như: hạm đội máy bay, động cơ máy bay và các bộ phận liên quan, phòng chờ, …

Biểu đồ: Tốc độ tăng của tài sản dài hạn

Giai đoạn 2001-2004, tốc độ tăng của tài sản dài hạn chậm, năm 2004 tăng 52,6% so với năm 2001.

Giai đoạn 2004-2010, tài sản dài hạn tăng tốc độ nhanh chóng, trung bình hàng năm tăng gần 100% so với năm trước đó. Nguyên nhân là do Emirates tăng cường đầu tư mạnh vào tài sản hữu hình, năm 2010 tăng 537% so với năm 2001.

Cấu trúc nguồn vốn

Biểu đồ: Cấu trúc nguồn vốn

Emirates duy trì cấu trúc nguồn vốn tương đối ổn định. Trong đó, nợ ngắn hạn trung bình hàng năm chiếm 29,2%, nợ dài hạn chiếm 39,8% và vốn chủ sở hữu chiếm 31,1% tổng nguồn vốn. Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn các nguồn vốn khác trong cấu trúc nguồn vốn là vì Emirates đầu tư nhiều hơn vào tài sản dài hạn để phục vụ cho quá trình kinh doanh.

Biểu đồ: Tốc độ tăng của các nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu

Giai đoạn 2001-2004, tốc độ tăng của các loại nguồn vốn gần như tương đồng nhau. Năm 2004, cả ba loại nguồn vốn tăng 100% so với năm 2001.

Giai đoạn 2005-2010:

Nguồn vốn chủ sở hữu tăng mạnh hơn hai loại nguồn vốn còn lại. Năm 2005, tăng 250% so với năm 2001 và đến năm 2008, đạt đỉnh điểm tăng 600% so với năm 2001. Nguyên nhân là do Emirates tăng khoản thu nhập giữ lại vào cấu trúc nguồn vốn mà trong giai đoạn 2001-2004 không có. Ngoài ra, năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, làm cho thặng dư vốn cổ phần năm 2009 -201 triệu AED, dẫn đến giảm nguồn vốn chủ sở hữu. Năm 2010, mặc dù thặng dư vốn cổ phần bị âm nhưng khoản thu nhập giữ lại tăng 14% so với năm 2009, dẫn đến nguồn vốn chủ sở hữu tăng trở lại và tăng 12% so với năm 2009.

Cấu trúc thu nhập

đoạn. Lợi nhuận gộp của công ty qua các năm có xu hướng tăng lên, chiếm tỷ trọng ngày càng nhiều hơn trong cấu trúc thu nhập của doanh nghiệp, tuy nhiên sự tăng lên này là không nhiều. Trong khi đó các chỉ số như lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận kế toán trước thuế và lợi nhuận sau thuế không biến động nhiều. Tuy nhiên năm 2009, có sự giảm mạnh về các khoản lợi nhuận này. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tiến hành đi phân tích cấu trúc chi phí để xem xét cấu trúc chi phí ảnh hưởng như thế nào đến cấu trúc thu nhập.

Biểu đồ: Cấu trúc chi phí

Biểu đồ cấu trúc chi chí này đã phần nào giải thích sự tăng giảm các chỉ số của cấu trúc thu nhập. Tỷ trọng giá vốn về cung cấp dịch vụ ngày càng giảm cho thấy hiệu quả trong việc chi tiêu về phụ tùng, động cơ, nhiên liệu, chi tiêu trên máy bay… Do đó mà lợi nhuận gộp trong cấu trúc thu nhập ngày càng tăng.

Chi phí cung cấp dịch vụ tăng lên một cách đáng kể vào năm 2009, tăng 31,2% so với năm 2008. Điều này đã làm giảm một cách đáng kể lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên năm 2010, chi phí này giảm mạnh, giảm 18% so với năm 2008, điều này chứng tỏ Emirates đã có sửa đổi trong cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Bênh cạnh đó, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm một cách đáng kể. Năm 2010 chỉ chiếm 14,9% trong khi năm 2001 chiếm 18,5%. Điều này thể hiện hiệu quả trong quản lý của công ty.

Thông số về khả năng sinh lợi

• Khả năng sinh lợi trên doanh số

Biểu đồ: Các thông số về khả năng sinh lợi trên doanh số

Nhìn chung các thông số về khả năng sinh lợi trên doanh số có xu hướng tăng trong giai đoạn 2001-2008. Năm 2009, các thông số này giảm dần, đặc biệt là lợi nhuận ròng biên

giảm lần lượt là 7% và 12% so với năm 2008.

Tuy nhiên, lợi nhuận hoạt động biên và lợi nhuận ròng biên ngày càng xa với lợi nhuận gộp biên cho thấy công ty chưa hiệu quả trong quản lý về hoạt động cung cấp dịch vụ cũng như quản lý của các doanh nghiệp.

• Khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư

Biểu đồ: Vòng quay tổng tài sản

Qua biểu đồ ta thấy rằng vòng quay tổng tài sản xu hướng tăng dần. Đặc biệt năm 2009, vòng quay tổng tài sản tăng mạnh từ 78% đến 89%, nhưng sau đó giảm mạnh chỉ còn 76% vào năm 2010.

Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần về BH&CCDV / Tổng tài sản

Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu cao hơn so với tốc độ tăng của tài sản. Nên sự tăng nhanh chóng của doanh thu vào năm 2009, đã ảnh hưởng mạnh đến vòng quay tổng tài sản. Tuy nhiên năm 2010, doanh thu tăng chậm hơn so tổng tài sản, nên làm giảm vòng quay của tổng tài sản.

Tốc độ tăng của doanh thu cao hơn so với tổng tài sản trong giai đoạn 2003-2009, điều này làm cho các nhà đầu tư an tâm về khả năng sinh lợi trên tài sản của công ty. Tuy nhiên năm 2010, hai điểm này gần trùng nhau nên nhà quản trị cần lưu ý hơn về sự cân đối giữa hai khoản mục này.

giảm mạnh vào năm 2009 xuống còn 2%, giảm 9% so với năm 2008. Nhưng năm 2010, ROA tăng trở lạ và so với năm 2001 tăng 2%. Điều này cho thấy công ty cố gắng cải thiện ROA để tạo ra lợi nhuận trên tổng tài sản. Để làm rõ hơn về vấn đề này ta sẽ sử dụng phân tích Dupont.

ROA= Vòng quay tổng tài sản* Lợi nhuận ròng biên.

Dựa vào biểu đồ về vòng quay tổng tài sản và lợi nhuận ròng biên ở trên ta có thể thấy được ROA đang biến thiên theo xu hướng biến thiên của lợi nhuận ròng biên. Sự sụt giảm nhanh chóng của lợi nhuận ròng biên giai đoạn 2008-2009 đã dẫn đến sự thay đổi của ROA. Tuy nhiên, vòng quay tổng tài sản trong giai đoạn này tăng, tăng 11% so với năm 2008. Vì vậy tùy vào mỗi điều kiện và hoàn cảnh khác nhau mà nhà quản trị cần xem xét những nhân tố thích hợp để điều chỉnh thông số ROA cho hợp lý.

• Thu nhập trên vốn chủ (ROE)

ROE = Lợi nhuận thuần sau thuế TNDN / Tổng vốn chủ sở hữu

Đây có lẽ là thông số quan trọng nhất đối với các cổ đông nắm giữ cổ phiếu bởi vì ROE cho thấy khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư của các cổ đông trong công ty. ROE của Emirates cũng liên tục biến động trong giai đoạn 2001-2010. ROE cũng giảm mạnh vào năm 2009, giảm 25% so với năm 2008. Sau đó tăng nhanh vào năm 2010, tăng 15% so với năm 2009. Điều này cho thấy công ty có cải thiện trong việc gia tăng ROE, điều này đã tạo lợi thế cho công ty, làm cho các nhà đầu tư tin tưởng phần lợi nhuận mà họ nhận được khi đầu tư vào công ty.

Kết luận: Thông qua các phương pháp phân tích khối, phân tích chỉ số, phân tích thông số, chúng ta đã phần nào hiểu được tình hình tài chính của hãng hàng không Emirates trong khoản thời gian 2001-2010. Tuy còn nhiều thiếu sót nhưng thông qua bài phân tích này ta có thể đưa ra một số điểm chính về tình hình tài chính của Emirates như sau:

- Công ty đang có tỷ lệ tài sản dài hạn cao trong cấu trúc tài sản mà chủ yếu là tài sản hữu hình như máy bay, điều này cho thấy công ty đang nỗ lực để mở rộng hạm đội bay phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

- Công ty hiện đang tài trợ chủ yếu bằng vốn vay, bên cạnh đó vốn chủ sở hữu ngày càng gia tăng với khoản khoản mục như các nguồn dự phòng chiếm số

đối giữa vốn chủ và vốn vay nhằm đảm bảo mức sinh lợi cao với mức rủi ro có thể chấp nhận được.

- Nhìn chung tình hình hoạt động công ty khá khả quan, công ty đang nỗ lực để cải thiện các chi phí về cung cấp dịch vụ và quản lý doanh nghiệp. Các cổ đông của công ty có thể tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp mà công ty mang lại.

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược tập đoàn emirates airlines (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w