Phân tích chiến lược công ty

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược tập đoàn emirates airlines (Trang 42)

Bảng: Doanh thu theo từng lĩnh vực của Emirates airlines (Đơn vị: Triệu AED)

Năm Lĩnh vực 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Vận tải 92,5% 93,3% 93,4% 93,2% 94,1% 94,3% 95,2% 95,6% 95,1% 94,6% Thương mại - bán lẻ 4,1% 4,9% 5,1% 5,4% 4,4% 4,3% 3,6% 3,4% 3,7% 4,1% Du lịch 1,5% 1,1% 1% 0,7% 0,7% 0,7% 0,6% 0,5% 0,5% 0,4% Khác 1,9% 0,7% 0,5% 0,7% 0,8% 0,7% 0,6% 0,5% 0,7% 1% TỔNG 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%

Bảng: Cấu trúc doanh thu theo từng lĩnh vực của Emirates airlines

Năm Lĩnh vực 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Vận tải 5684 6476 8707 11987 16581 21015 27271 34823 40395 40172 Thương mại - bán lẻ 251 340 471 698 779 949 1019 1232 1563 1727 Du lịch 91 78 90 86 123 146 183 196 194 156 Khác 117 47 49 84 137 165 170 190 307 422 Tổng doanh thu 6143 6941 9317 12855 17620 22275 28643 36441 42459 42477

Biểu đồ: Cấu trúc doanh thu theo lĩnh vực (2000-2010)

Theo biểu đồ, lĩnh vực vận tải hàng không dân dụng bao gồm lĩnh vực vận tải hành khách khách và vận tải hàng hóa - đây là lĩnh vực chính của công ty, chiếm hơn 90% doanh thu của Emirates và có tốc độ tăng trưởng rất nhanh trung bình 20% mỗi năm.

Trong suốt quá trình hoạt động, hãng hàng không Emirates tiếp tục hội nhập dọc xuôi chiều và đa dạng hóa qua các lĩnh vực liên quan, trong giai đoạn 2000-2010 diễn mạnh mẽ hơn giai đoạn trước.

Việc dịch chuyển này được thực hiện thông qua:  Đầu tư mới

Năm 1999, Emirates lấn sang lĩnh vực khách sạn được đánh dấu bằng việc xây dựng khách sạn Al Maha Desert Resort & Spa. Quá trình này được đẩy mạnh trong giai đoạn 2000 – 2010, biểu hiện thông qua việc cho ra đời các khách sạn mới như: Harbour Emirates & Residence (2007), Wolgan Valley Resort & Spa (2009), Le Meridien Al Aqah Beach Resort (2002). Thu nhập của lĩnh vực khách sạn đươc xếp vào mục khác cùng với dịch vụ sân bay và kĩ thuật. Việc tham gia vào lĩnh vực khách sạn cho phép Emirates Airlines có tận dụng được nguồn khách đi du lịch sử dụng phương tiện hàng không của mình cũng như các hãng hàng không khác. Mỗi năm lượng khách đến UAE ngày càng tăng điều này rất hấp dẫn đối với các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú.

Năm 2003, Emirates Holidays, Arap Ventures đánh dấu sự đa dạng của Emirates trong lĩnh vực du lịch. Việc tham gia vào lĩnh vực du lịch không những tạo ra những cơ hội kinh doanh mới mà còn chủ động nguồn khách, phục vụ cho sự phát triển của lĩnh vực vận tải hành khách của Emirates. Có thể xem việc Emirates tham gia vào lĩnh vực du lịch như là hội nhập xuôi chiều. Trong việc phát triển lĩnh vực du lịch, thì di chuyển là một bộ phận cấu thành quan trọng. Các công ty vận tải được xem là nhà cung cấp cho các công ty du lịch và công ty du lịch được xem như là cầu nối giữa các công ty vận tải với khách hàng.

Năm 2008, Emirates đẩy mạnh tham gia vào lĩnh vực bán lẻ và thương hiệu của lĩnh vực này là Emirates High Street và Emirates Official Store. Emirates High Street là một cửa hàng online, bán tất cả các mặt hàng thiết bị điện tử, dụng cụ thể thao, đồng hồ, phụ kiện thời trang, đồ trang sức và một loạt các sản phẩm dành cho trẻ em. Emirates Official Store

Tập đoàn Emirates cũng như của Dnata.

Ngoài việc mở các công ty con, Emirates còn thực hiện đầu tư mua lại cổ phần các công ty khác trực thuộc Tập đoàn và liên doanh với các công ty khác như:

Lĩnh vực phục vụ thức ăn trên máy bay:

• Năm 2001 Emirates sở hữu 45% cổ phần của công ty Emirates Abela Catering Co L.L.C

• Năm 2003 Emirate Abela Catering đổi tên thành Emirates Flight Catering (EKFC) với số cổ phần trong EKFC là 54,7%.

• Năm 2007 Emirates sở hữu 49% cổ phần của công ty Alpha Flight Services

• Đến 2010 số cổ phần của Emirates trong Emirates Flight Catering là 90%, tăng 35,3% so với năm 2003.

Lĩnh vực bán sỉ và bán lẻ hàng hóa tiêu dùng:

• Năm 2001 Emirates mua lại 51% cổ phần của công ty Maritime and Mercantial International và đến năm 2005 số cổ phần này tăng lên 68,7%.

• Năm 2002 mua lại 49% cổ phần của công ty MMI Management và 25% cổ phần của công ty Oman United Agencies, đến năm 2005 tăng lên 34,4%.

Lĩnh vực ăn uống:

• Năm 2006, Emirates mua lại 68,7% cổ phần của công ty Emirates Leisure Retail. • Năm 2007 Emirates sở hữu 70% cổ phần của Emirates Leisure Retail (Oman) và

đến năm 2009, tăng lên thành 100% cổ phần.

• Năm 2009, Emirates đầu tư vào công ty Emirates Leisure Retail (Sigapore).

Lĩnh vực khách sạn:

• Năm 2002 Emirates sở hữu 50% cổ phần của Emirates Hotels và đến năm 2003 tăng lên thành 100% cổ phần.

• Năm 2006 Emirates sở hữu 100% cổ phần của Emirates Hotels Australia. • Năm 2007 sở hữu 51% cổ phần của công ty PTI Gulf Holtel.

do Emirates điều khiển - còn được gọi là công ty cổ phần mẹ).

• Năm 2006 thành lập công ty Emirates Leisure Retail Holding nắm 100% cổ phần. • Năm 2008 sở hữu 100% cổ phần của công ty Maritime and Mercantial International

Holding. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vận tải hàng không.

Năm 1998, Emirates mua lại 43,6% cổ phần của công ty Air Srilankan và chịu trách nhiệm điều hành hãng hàng không này, đồng thời được quyền khai thác sân bay Srilankan. Đến năm 2008 Emirates đã chuyển nhượng hết số cổ phần và quyền khai thác sân bay Srilankan của mình cho Chính phủ Srilankan.

Đào tạo:

• Năm 2006 Emirates sở hữu 50% cổ phần của Emirates - CAE Flight Training. • Năm 2008 Emirates sở hữu 50% cổ phần của CAE Flight Training (India) Private.

Kết luận: Trong giai đoạn 2000 – 2010, hãng hàng không Emirates thực hiện chiến lược đa dạng hóa liên quan để chủ động hơn trong việc tạo dựng nguồn khách cũng như tận dụng được những cơ hội kinh doanh do lĩnh vực vận tải hàng không dân dụng mang lại. Lĩnh vực chính của Emirates là lĩnh vực hàng không dân dụng với doanh thu chiếm hơn 94% doanh thu của Emirates Airlines. Trong tương lai, Emirates tiếp tục đa dạng hóa vào các lĩnh vực kinh doanh bằng hình thức đầu tư mới. Theo đó, Emirates có thể chủ động hơn trong các hoạt động của mình. Ngoài ra, Emirates sử dụng hình thức liên doanh và mua lại cổ phần của các công ty khác để có thể tận dụng và sử dụng các nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh vận tải hàng không.

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược tập đoàn emirates airlines (Trang 42)