a Cạnh tranh về giá:
Giai đoạn 2001-2003, ngành hàng không thế giới bị những “cú sốc lớn” như khủng bố, chiến tranh Iraq và dịch bệnh SARS. Nhiều hãng truyền thống lâm vào cảnh lỗ nặng và thậm chí bị phá sản, trong khi đó các hãng giá rẻ vẫn hoạt động hiệu quả và có lợi nhuận.
Nguyên nhân là do những vấn đề toàn cầu khiến người dân trên toàn cầu nói chung và tại UAE nói riêng thắt chặt chi tiêu, nhu cầu đi lại bằng máy bay sụt giảm và các hãng hàng không giá rẻ trở nên được ưa chuộng hơn bao giờ hết.
Điều này tạo ra một xu thế cạnh tranh về giá, buộc các hãng hàng không truyền thống phải cắt giảm chi phí để hạ giá vé. Các hãng hàng không tại UAE hầu hết đều thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí như: đóng băng tuyển dụng, hạ thấp phụ phí nhiên liệu… để duy trì mục tiêu của mình. Bên cạnh đó là sự ra đời của hàng loạt các hãng hàng không giá rẻ tạo nên một bộ mặt hoàn toàn mới cho ngành hàng không UAE.
b Cạnh tranh dựa trên những hoạt động truyền thông:
Khi mà các cuộc chiến tranh về giá như là một đe dọa, các hãng có khuynh hướng chuyển sang cạnh tranh bằng những hình thức như: quảng cáo, khuyến mại và các chương trình dành cho khách hàng… nhằm định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng và duy trì lượng khách hàng trung thành của hãng.
Tuy đây là một phương thức đơn giản nhưng hầu hết các hãng hàng không trong khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung đều áp dụng vì các phương thức này vừa mang lại hiệu quả cao đồng thời ít tốn kém chi phí.
c Cạnh tranh dựa trên chất lượng dịch vụ:
Nền kinh tế phát triển kéo theo sự xuất hiện của tầng lớp thương nhân thượng lưu. Phân khúc khách hàng này có sự quan tâm đặc biệt đến chất lượng dịch vụ. Các biểu hiện của phương thức này thông qua: hình thức bán vé, hình thức thanh toán, đảm bảo lịch trình bay đúng giờ, chất lượng của dịch vụ cung cấp trên máy bay…
Với xu hướng cạnh tranh này, các hãng hàng không trong khu vực, đặc biệt là các hãng hàng không chất lượng cao luôn tìm cách cải tiến chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.