a. Mối đe dọa của các dịch vụ thay thế
Biểu đồ: Tốc độ tăng trưởng hành khách quốc tế vận chuyển bằng đường hàng không năm 2000-2010
Nguồn: ICAO Air Transport Reporting
Do ảnh hưởng của sự kiện ngày 11/9/2001 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã làm cho hành khách quốc giảm nhu cầu vận chuyển bằng đường hàng không. Do đó, tốc độ tăng trưởng trong hai năm này là -2,7% vào năm 2001 và -2,1% vào năm 2009. Tuy nhiên giai đoạn 2002-2004 và năm 2010, xu hướng này đã đổi chiều. Cụ thể là trong năm 2010, số lượng hành khách có nhu cầu sử dụng máy bay là 2.681.000.000 người, tăng 7,3% so với năm 2009.
Tại UAE, số km mà hành khách vận chuyển năm 2010 là 186.821.000.000 km tăng 21% so với năm 2009. Vì vây, xu hướng này góp phần giảm thiểu đáng kể mối đe dọa từ các dịch vụ thay thế.
Tuy nhiên, đối với phân khúc khách hàng thông thường, thì các dịch vụ thay thế hấp dẫn hơn so với máy bay. Nguyên nhân là do nguồn thu nhập bị hạn chế, các điều kiện về
thiên tai, thời tiết xấu, các hoạt động khủng bố và những biến động từ môi trường vĩ mô. Các dịch vụ thay thế đó có thể là xe buýt, xe ô tô, tàu lửa…
Di chuyển bằng đường sắt tuy không nhanh bằng hàng không nhưng nó cũng rất được ưa chuộng vì giá rẻ hơn đồng thời hành khách có thể quan sát được cảnh đẹp thiên nhiên. Tuy nhiên, tại UAE mạng lưới đường sắt đang được xây dựng và phải đến năm 2017 mới hoàn thành. Theo đó, các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không có một đe dọa yếu đối với dịch vụ thay thế này.
Bên cạnh đó, đường bộ cũng là một phương tiện thay thế. Xe buýt vẫn là phương tiện hoạt động hằng ngày để đưa con người đi lại giữa các Tiểu vương quốc. Ngoài ra, con người có thể sử dụng xe ô tô để đi lại nhưng tình hình giao thông tại UAE, đặc biệt tại Dubai rất phức tạp và tiền thuê xe mắc hơn so với phương Tây đối với các hành khách có mục đích du lịch. Vì vậy, đối với phân khúc khách hàng này, mặc dù có bị ảnh hưởng nhưng yếu. Tuy nhiên đây không phải là phân khúc khách hàng chính mà các hãng hàng không hướng đến.
Do vậy, mối đe dọa của các dịch vụ thay thế là yếu.
b. Nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
Ngành hàng không là một ngành đặc thù về nguồn vốn, nguồn lực đồng thời được thống trị bởi các hãng hàng không lớn và kinh doanh qua thời gian dài. Vì vậy, để tham gia được vào ngành là một điều cũng không hề dễ. Chúng ta cùng xét đến một số yếu tố liên quan đến rào cản nhập cuộc cho các công ty có ý định gia nhập ngành:
Lợi thế về chi phí tuyệt đối.
Để có thể tham gia vào ngành, công ty cần phải có ngân sách khổng lồ để đầu tư cho hạm đội bay của hãng hàng không gồm những chiếc máy bay với giá lên đến hàng trăm triệu cho đến hàng tỷ USD (ví dụ: chi phí cho một chiếc máy bay Boeing khoảng 2 tỷ USD). Không chỉ có máy bay tốt, các hãng hàng không còn phải tính đến các sân bay. Muốn sử dụng sân bay phục vụ cho những chuyến bay nội địa cũng như quốc tế, các hãng hàng phải hợp đồng thuê mặt bằng sân bay trong một khoảng thời gian, thường là từ vài chục
năm trở lên. Ngoài ra, còn có các chi phí khác như dịch vụ khách hàng, nguồn nhiên liệu, chi phí đào tạo nguồn nhân lực, an toàn và đảm bảo an ninh…
Đây là một khoản chi phí lớn, khiến các công ty lo ngại về nguồn vốn để kinh doanh hoặc rủi ro quá cao trong quá trình hoạt động của mình. Vì vậy mà hạn chế khả năng gia nhập ngành của các công ty.
Nhãn hiệu & lòng trung thành của khách hàng:
Các công ty hàng không luôn nỗ lực trong việc xây dựng một thương hiệu mạnh trên thị trường để giúp họ cạnh tranh, chống lại các mối đe dọa của những công ty mới. Bên cạnh việc thường xuyên tung ra các chương trình khuyến mãi cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ để nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Các công ty còn đưa ra chương trình thẻ ưu đãi, thẻ V.I.P, thẻ khách hàng thân thiết, tặng thêm giờ bay, giảm giá… để tạo lập sự trung thành giữa các hành khách và các đại lý du lịch. Nhiều công ty cung cấp hệ thống đo km trên máy bay để đạt được sự chú ý của khách hàng và để giữ chân khách hàng. Điều này khiến cho việc tìm kiếm khách hàng đối với các đối thủ muốn gia nhập ngành trở nên khó hơn bao giờ hết.
Các quy định của Chính phủ
Khi gia nhập ngành hàng không các công ty mắc phải những quy định ngặt nghèo về máy bay; thực hiện các chính sách hàng không; tuân thủ các quy tắc, các quy định về an toàn hàng không và bảo vệ môi trường của UAE cùng với sự giám sát chặt chẽ của Cơ quan hàng không dân dụng UAE.
Qua đây, ta thấy rằng các rào cản thâm nhập ngành cao, nên mức độ gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng đối với ngành hàng không là khó khăn. Do vậy đe dọa của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng yêu nên các công ty trong ngành có khả năng sinh lợi cao.
c. Năng lực thương lượng của các nhà cung cấp
Các nhà cung cấp có thể ảnh hưởng đến ngành dịch vụ vận chuyển hàng không thông qua khả năng của mình để tăng giá hoặc làm giảm chất lượng của hàng hóa, dịch vụ mua vào. Các nhà cung cấp bao gồm các tổ chức công đoàn, các nhà sản xuất máy bay, đơn vị quản lý sân bay, công ty nhiên liệu và các công ty cung cấp thực phẩm, đố uống hay các vật dụng sử dụng trên các chuyến bay….
Nguồn cung đầu tiên và cũng là đắt nhất chính là lực lượng lao động. Sự hiện hữu của Công đoàn tạo ra một rào cản rất lớn cho ngành hàng không khi các hãng tìm cách giảm lực lượng lao động để tiết kiệm trong thời kỳ khủng hoảng năm 2008. Dưới tác động của Công đoàn, trên thực tế một số hãng hàng không buộc phải phá sản trong những năm qua do các hành động đối nghịch từ những ký kết và yêu cầu quá khó khăn từ những tổ chức này. Tuy nhiên, tại UAE không tồn tại Công đoàn lao động và đây chính là một thuận lợi lớn cho ngành.
Tiếp đến là các nhà sản xuất máy bay. Ngành này có vài nhà cung cấp trên toàn cầu, cụ thể là Boeing và Airbus. Đây là hai nhà sản xuất máy bay chiếm ưu thế cho các hãng hàng không trên thế giới. Đơn đặt hàng của tất cả các hãng hàng không cho máy bay mới nhất đều là một trong số họ. Vì vậy, sức mạnh của các nhà sản xuất máy bay là rất cao.
Tuy nhiên, sự ra đời của Tổng công ty máy bay thương mại Trung Quốc – COMAC năm 2008, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đối với hai đại gia này bởi việc tung ra thị trường máy bay C919- được thiết kế với sức chứa lên đến 168-190 hành khách. Đây là một đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Airbus A320 và Boeing 737. Ngoài ra, các công ty đối thủ tiềm tàng trong ngành sản xuất máy bay tại Brazil, Canada không ngừng phát triển. Điều này, làm cho mức độ độc quyền cũng như năng lực thương lượng của hai hãng này đối với các hãng hàng không ngày càng yếu đi.
Đối với các nhà cung cấp khác, như cung cấp thực phẩm, nước uống, vật dụng trên các chuyến bay thì lại không có được năng lực thương lượng mạnh như các nhà sản xuất máy bay. Ngành công nghiệp thực phẩm rất lớn và có rất nhiều công ty hoạt động trong ngành này nên các công ty trong ngành sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn.
Xăng dầu là nguồn nhiên liệu cần thiết của các hãng hàng không và giá xăng dầu có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của các hãng. Khi mà khủng hoảng kinh tế đang trầm trọng, chiến tranh mấp mé tại Vùng Vịnh, nguồn cung dầu trở nên không ổn định, nguy cơ thiếu dầu và giá dầu tăng nhanh đặt các hãng hàng không vào tình thế khó khăn chung khi thương lượng với các đối tác cung cấp xăng dầu của mình. Tuy nhiên, giá nhiên liệu hàng không liên quan trực tiếp đến giá dầu và chịu sự quản lý trực tiếp từ Chính phủ. Do đó, một các nhân riêng lẻ không thể thay đổi về giá nhiên liệu.
d. Năng lực thương lượng của người mua
Người mua có ảnh hưởng đến ngành dịch vụ vận chuyển hàng không thông qua các khả năng của mình để giảm giá, yêu cầu chất lượng cao hơn hoặc nhiều dịch vụ hơn.
Có hai nhóm khách hàng là: khách hàng hạng sang và khách hàng hạng phổ thông.
- Khách hàng hạng sang, họ đi máy bay không chỉ đơn thuần để phục vụ nhu cầu đi lại nhanh chóng mà còn thể hiện đẳng cấp và có thời gian thư giãn với những dịch vụ cao cấp. Vì vậy, họ sẵn sàng trả thêm tiền cho những dịch vụ đó. Tuy nhiên điều đó khiến các hãng hàng không phải đầu tư hơn nữa về trang thiết bị, cũng như chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đây là điều mà trong thời điểm khó khăn, không nhiều các hãng hàng không có đủ tiềm lực thực hiện.
- Khách hàng hạng trung, họ là những người có xu hướng chuộng những hãng hàng không giá rẻ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều những hãng hàng không giá rẻ, cung cấp dịch vụ và sản phẩm với tiêu chuẩn gần như tương đồng. Do vậy, khách hàng có thể lựa chọn bất kì một hãng hàng không nào với các chi phí chuyển đổi là rất thấp. Bởi vì hoàn toàn không hề tốn một khoản phí nào khi một hành khách muốn chuyển chuyến bay từ hãng hàng không này sang một hãng hàng không khác, ngoại trừ chi phí từ việc mất đi số dặm bay tích lũy được.
Vì vậy, năng lực thương lượng của người mua ngày càng cao.
e. Sự cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành
Cấu trúc cạnh tranh
Để biết được cấu trúc ngành là tập trung hay phân tán, nhóm dựa vào chỉ số tập trung ngành HHI - Herfindahl–Hirschman Index. Chỉ số này đo lường mức độ tập trung của ngành, được tính bằng cách cộng tổng bình phương của ba hãng đứng đầu ngành về thị phần.
Năm 2007, chỉ số HHI = 0,911 (số liệu trên biểu đồ). Ta có: 0,911> 0,25. Nên ngành dịch vụ vận chuyển hàng không được coi là ngành tập trung. Các công ty khó có thể tạo ra sự khác biệt so với sản phẩm của đối thủ nên kết quả là một cuộc chiến tranh về giá xảy ra, dẫn đến suy giảm lợi nhuận trong ngành.
Ngoài ra, các công ty trong ngành còn phải cạnh tranh với Air France - KLM và Lufthansa - hai hãng hàng không lớn nhất châu Âu, Cathay Pacific trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, và với United Airlines ở châu Mỹ. Ngoài ra còn có các hãng vận tải mạng cũng như các thiết lập hoạt động trong những điểm đến tương tự như New Zealand, Anh, Hồng Kông và Mỹ.
Rào cản rời ngành
Rào cản rời ngành cao khiến việc rút chân khỏi lĩnh vực hàng không không phải là sự lựa chọn sáng suốt cho các nhà đầu tư. Hệ thống phi cơ sở hữu của mỗi hãng là yếu tố chiếm đến trọng yếu trong việc sử dụng vốn và sẽ chỉ mang lại khoản thu hồi bằng tiền cho công ty nếu được thanh lý trong tương lai. Ngoài ra, đặc tính riêng biệt của máy bay thương mại hạn chế tính tái sử dụng của chúng cho những ngành công nghiệp khác ví dụ như công nghiệp Hàng không vũ trụ chẳng hạn. Do vậy, việc thu hồi lại nguồn vốn là một điều hết sức khó khăn.
Đáng lưu ý hơn nữa là những yếu tố quy định từ luật pháp UAE về bộ luật phá sản cũng khiến các nhà đầu tư trở nên chần chừ hơn và buộc phải cố gắng duy trì hoạt động kinh doanh của mình.
Điều kiện nhu cầu
Từ các số liệu ở trên ta thấy rằng, số lượng hành khách sử dụng máy bay ngày càng tăng. Mặc dù, có những năm do ảnh hưởng của môi trường toàn cầu làm suy giảm số lượng hành khách nhưng sau đó đã tăng trở lại. Cụ thể, trong năm 2009, số km mà hành khách vận chuyển là 154561 triệu km thì năm 2010 là 186821 triệu km, tăng 21%. Và số km vận tải hàng hóa là 28.347 triệu km, tăng 23% so với năm 2009. Sự tăng trưởng này giúp ngành hàng không của UAE đứng thứ tư trên thế giới về vận tải hàng hóa và đứng thứ năm trên thế giới về vận chuyển hành khách. Do vậy, xu hướng về nhu cầu hành khách ngày càng tăng và được dự báo tăng trưởng trong tương lai. Sự tăng trưởng về nhu cầu của hành khách làm dịu đi sự cạnh tranh, bởi vì mở ra một không gian lớn hơn cho sự phát triển của ngành.
Các công ty trong ngành cạnh tranh mạnh mẽ, rào cản rời ngành cao nhưng nhu cầu về sử dụng phương tiện máy bay ngày càng tăng. Do vậy, sự cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành cao
KẾT LUẬN
- Nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng: Yếu
- Năng lực thương lượng của nhà cung cấp ngày càng yếu đi.
- Năng lực thương lượng của người mua ngày càng mạnh.
- Sự cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành: Mạnh
Do vậy, ngành hàng không là ngành có tính hấp dẫn.