Chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu phân tích biến động chi phí sản xuất tại công ty tnhh mtv đtxd trung quang (Trang 73)

60

Theo tài liệu của công ty TNHH MTV ĐT&XD Trung Quang cung cấp thì ta có chi phí sản xuất chung như sau:

61

Bảng 4.3: Chi phí sản xuất chung của cửa nhựa UPVC tại công ty TNHH MTV ĐT&XD Trung Quangnăm 2010

Đơn vị tính: đồng

CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Định mức Thực tế

Số giờ máy hoạt động 1.900 giờ 2.355 giờ

Đơn giá (đồng/giờ) Thành tiền Đơn giá (đồng/giờ) Thành tiền PHẦN KHẢ BIẾN

Chi phí lao động phụ 8.500 16.150.000 10.200 24.021.000

Chi phí nhiên liệu 3.500 6.650.000 3.800 8.949.000

Chi phí khác bằng tiền 4.000 7.600.000 4.500 10.597.500

Cộng CP SXC khả biến 16.000 30.400.000 18.500 43.567.500

PHẦN BẤT BIẾN

Chi phí lương quản lý 68.800.000 75.480.000 Chi phí khấu hao máy móc, nhà

xưởng sản xuất 39.500.000 41.400.000

CP bảo hiểm TSCĐ trong SX 10.800.000 12.100.000

Cộng CP SXC bất biến 119.100.000 128.980.000

CỘNG CP SẢN XUẤT CHUNG 169.480.000

62

Định mức về số lượng cửa nhựa UPVC là 500 cửa nhưng thực tế phát sinh là 600 cửa.

 Phân tích biến động biến phí sản xuất chung:

Tổng biến phí Tổng tiêu thức Tổng tiêu thức phân bổ TT SXC thực tế thực tế * giá ĐM theo SP hoàn thành * giá ĐM

(2.355giờ * 18.500 đ/giờ) (2.355 giờ * 16.000 đ/giờ) (1.900 giờ * 16.000) = 43.567.500 đồng. = 37.680.000 đồng. = 30.400.000 đồng.

Biến động chi phí Biến động năng suất 5.887.500 đồng 7.280.000 đồng Tổng biến động

13.167.500 đồng

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH MTV ĐT&XD Trung Quang.

Hình 4.5: Sơ đồ phân tích biến động biến phí sản xuất chung

Qua sơ đồ trên ta thấy tổng chi phí sản xuất chung khả biến thực tế tăng so với tổng chi phí dự toán là 13.167.500 (43.567.500 - 30.400.000) trong đó:

- Chi phí lao động phụ tăng: 7.871.000 đồng. - Chi phí nhiên liệu tăng: 2.299.000 đồng. - Chi phí khác bằng tiền tăng: 2.997.500 đồng.

Trong những khoản chi phí này thì chi phí lao động phụ có mức tác động lớn nhất đến sự biến động của chi phí sản xuất chung khả biến.

Những sự biến động tăng, giảm của các chi phí trên sẽ được phân tích rõ theo hai hình thức biến động sau:

- Biến động chi phí:

Căn cứ vào bảng báo cáo ta thấy chi phí đơn vị thực tế tăng so với dự toán là 2.500 đồng/giờ (18.500 đồng/giờ - 16.000 đồng/giờ), tính theo tổng số giờ máy hoạt động thực tế là 2.355 giờ thì tổng chi phí sản xuất chung khả biến tăng 5.887.500 đồng. Trong đó:

63

+ Chi phí lao động phụ tăng từ 8.500 đồng/giờ đến 10.200 đồng/giờ tăng 1.700 đồng/giờ làm cho tổng chi phí sản xuất chung khả biến tăng 4.003.500 đồng (2.355 giờ * 1.700 đồng/giờ). Nguyên nhân là do giá lao động phụ tăng so với định mức vì vậy đây cũng được coi là biến động không tốt mặc dù mức biến động tăng tương đối thấp.

+ Chi phí nhiên liệu tăng từ 3.500 đồng/giờ đến 3.800 đồng/giờ tăng 300 đồng/giờ làm cho chi phí sản xuất chung khả biến tăng 706.500 đồng. Nguyên nhân là do giá thành đơn vị của dầu mỡ, các loại nhiên liệu khác trong tình hình thực tế tăng trong thị trường, do công ty không tìm được nhà cung cấp nhiên liệu nên các nhà cung cấp tăng giá đây là một biến động không tốt. Bên cạnh đó giá nhiên liệu tăng là do nguồn nhiên liệu đảm bảo chất lượng, tuân thủ theo việc bảo trì máy móc hoạt động tốt, làm tăng tuổi thọ máy móc.

+ Chi phí khác bằng tiền tăng từ 4.000 đồng/giờ đến 4.500 đồng/giờ tăng 500 đồng/giờ làm cho chi phí sản xuất chung khả biến tăng lên 1.177.500 đồng. Nguyên nhân có sự gia tăng về chi phí khác là do một số vật liệu phụ, tiền chi ra để mua thức ăn, nước uống cho nhân công tăng lên. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho biến động chi phí sản xuất chung khả biến tăng lên.

- Biếnđộng năng suất:

Năng suất hoạt động trong kỳ đã giảm, theo định mức chỉ cần 1.900 giờ cho sản lượng là 600 cửa nhựa UPVC, trong khi đó công ty đã sử dụng thực tế là 2.355 giờ máy. Sự tăng lên 455 giờ này đã làm cho chi phí sản xuất chung khả biến tăng: 455 giờ * 16.000 đồng/giờ = 7.280.000 đồng. Trong đó các loại chi phí sản xuất chung khả biến chịu ảnh hưởng lần lượt là:

+ Chi phí lao động phụ: 455 giờ * 8.500 đồng/giờ = 3.867.500 đồng. + Chi phí nhiên liệu: 455 giờ * 3.500 đồng/giờ = 1.592.500đồng. + Chi phí khác bằng tiền: 455 giờ * 4.000 đồng/giờ = 1.820.000đồng.

Ở đây ta có thể thấy được khi năng suất giảm, số giờ máy sử dụng tăng thì công ty phải tốn thêm một phần chi phí để trả cho công nhân. Nguyên nhân là do có một số công nhân cũ đã nghĩ.

Vì vậy ta có thể nói rằng khi chi phí sản xuất khả biến mang giá trị dương có nghĩa là công ty đã lãng phí chi phí.

Biến động này phản ảnh hiệu quả của việc sử dụng giờ máy, nên còn được gọi là biến động hiệu suất giờ máy.

64

Tổng biến động chi phí sản xuất chung khả biến:

Từ biến động về giá và hiệu suất ta tiến hành tổng hợp biến động biến phí sản xuất chung. Áp dụng công thức tổng hợp ta có:

Biến động biến phí sản xuất chung = Biến động giá + Biến động hiệu suất

= 5.887.500 + 7.280.000 = 13.167.500 đồng.

 Phân tích biến động định phí sản xuất chung:

Theo bảng 4.3 ta có:

- Số giờ dự toán: 1.900 giờ.

- Số giờ thực tế: 2.355 giờ.

- Số giờ định mức theo sản lượng thực tế: *600 500

900 .

1 = 2.280 giờ. - Đơn giá định mức chi phí SXC BB =

900 . 1 000 . 100 . 119 = 62.700 đồng/giờ.

Chi phí SXC Chi phí SXC CP SXC tính theo giờ ĐM, BB thực tế BB dự toán SL thực tế và đơn giá phân bổ

128.980.000 đồng. (1.900 giờ * 62.700 đồng/giờ) (2.280 giờ * 62.700 đồng/giờ) . = 119.100.000 đồng. = 142.956.000 đồng. Biến động dự toán Biến động số lượng 9.880.000 đồng - 23.856.000 đồng Tổng biến động - 13.976.000 đồng

Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH MTV ĐT&XD Trung Quang.

Hình 4.6: Phân tích biến động chi phí sản xuất chung bất biến

Tổng chi phí SXC BB theo thực tế đã giảm so với kế hoạch là 13.976.000 đồng được phân chia thành hai loại biến động sau đây:

- Biến động dự toán: Biến động này phản ánh chênh lệch giữa chi phí sản xuất chung bất biến thực tế phát sinh trong kỳ với chi phí sản xuất chung bất biến được lập trong kế hoạch.

65

Ta thấy khoản chi phí thực tế tăng so với dự toán là 9.880.000 đồng. Nguyên nhân do sản lượng sản xuất thực tế tăng so với dự toán trong kỳ đây là một biểu hiện tốt tuy nhiên chi phí tính cho một đơn vị sản phẩm lại tăng, đây là một biến động không tốt.

- Biến động số lượng:

Qua sơ đồ trên ta thấy nếu công ty giữ được đơn giá định mức để sản xuất sản phẩm theo số giờ thực tế thì công ty sẽ tiết kiệm được 23.856.000 đồng so với dự toán, công ty sẽ có lợi về mặt chi phí vì đã phân bổ một tổng số chi phí vào giá thành nhiều hơn tổng chi phí dự kiến nhờ vào việc tận dụng thời gian hoạt động của máy móc thiết bị để gia tăng sản lượng.

Một phần của tài liệu phân tích biến động chi phí sản xuất tại công ty tnhh mtv đtxd trung quang (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)