Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu phân tích biến động chi phí sản xuất tại công ty tnhh mtv đtxd trung quang (Trang 39)

26

- Khái niệm:

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Mục tiêu so sánh trong phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là xác định xem chỉ tiêu phân tích biến động như thế nào?, tốc độ tăng hay giảm như thế nào để có hướng khắc phục.

- Cách thực hiện:

So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng đã được lượng báo. Các chỉ tiêu được so sánh phải thỏa mãn các điều kiện:

+ Đồng nhất về không gian và thời gian. + Thống nhất về nội dung kinh tế. + Thống nhất về phương pháp tính toán. + Thống nhất về đơn vị đo lường. Có các loại so sánh cụ thể như sau:

So sánh số tuyệt đối:

Số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

F = F1 – F0

Trong đó: F1 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích. F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc.

Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Nó có thể tính bằng thước đo hiện vật, giá trị, giờ công. Số tuyệt đối là cơ sở để tính các trị số khác.

So sánh số tuyệt đối của các chỉ tiêu kinh tế giữa kỳ kế hoạch và thực tế, giữa những khoảng thời gian khác nhau, không gian khác nhau... để thấy được mức độ hoàn thành, qui mô phát triển... của các chỉ tiêu kinh tế nào đó.

So sánh số tương đối:

Số tương đối là kết quả của phép chia giữa trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

27 0 0 1 F F F F   * 100

Trong đó: F1 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích. F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc.

Từ phương pháp so sánh đó để biết được các nhân tố tác động tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tùy theo mục đích, yêu cầu của phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu kinh tế mà sử dụng các kỹ thuật so sánh thích hợp.

Có nhiều loại số tương đối, tùy theo nhiệm vụ và yêu cầu của phân tích mà sử dụng thích hợp.

+ Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch: là mối quan hệ tỷ lệ giữa mức độ cần đạt được theo kế hoạch đề ra với mức độ thực tế đã đạt được ở kỳ kế hoạch trước về một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Số này phản ánh nhiệm vụ trong kỳ kế hoạch mà công ty phải đối đầu.

Số tương đối Mức độ cần đạt được theo kế hoạch

nhiệm vụ = * 100% kế hoạch (%) Mức độ thực tế đã đạt được kỳ kế hoạch trước

+ Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỷ lệ phần trăm: là số tương đối biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa mức độ thực tế đã đạt được trong kỳ với mức độ cần đạt được theo kế hoạch đã đề ra trong kỳ về một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Số này phản ánh tình hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế.

Số tương đối Mức độ thực tế đạt được trong kỳ

hoàn thành = * 100% kế hoạch (%) Mức độ cần đạt theo kế hoạch đề ra trong kỳ kế hoạchtrước

+ Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo hệ số tính chuyển: trong quá trình phân tích nếu áp dụng phương pháp phân tích số tuyệt đối, số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỷ lệ % có những lúc không đánh giá đúng xu hướng biến động của chỉ tiêu kinh tế. Để khắc phục tình trạng này có thể sử dụng số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo hệ số tính chuyển.

28

Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo hệ số tính chuyển là mối quan hệ so sánh mức độ thực tế đã đạt được trong kỳ với mức độ cần đạt được theo kế hoạch đề ra (hoặc mức độ thực tế đã đạt được ở kỳ trước) đã tính đổi theo hệ số tính chuyển về một chỉ tiêu kinh tế nào đó.

Số tương đối hoàn thành Mức độ Mức độ cần đạt Hệ số kế hoạch tính theo hệ số = thực tế * được theo kế hoạch * tính tính chuyển đạt được đề ra chuyển

Số tương đối kết cấu:

Số tương đối kết cấu là biểu hiện mối quan hệ tỷ trọng giữa mức độ đạt được của bộ phận chiếm trong mức độ đạt được của tổng thể về một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Số này cho thấy mối quan hệ, vị trí, vai trò của từng bộ phận trong tổng thể.

Mức độ đạt được của bộ phận

Số tương đối kết cấu = * 100%

Mức độ đạt được của tổng thể

Số tương đối động thái:

Số tương đối động thái là số biểu hiện sự biến động về mức độ của chỉ tiêu kinh tế qua một thời gian nào đó. Nó được tính bằng cách so sánh mức độ đạt được của chỉ tiêu kinh tế ở 2 khoảng thời gian khác nhau, được biểu hiện bằng số lần hoặc số %.

Mức độ kỳ nghiên cứu

Số tương đối động thái = * 100%

Mức độ kỳ gốc

Số tương đối động thái có thể tính theo kỳ gốc liên hoàn hoặc cố định tùy theo mục đích phân tích. Nếu là kỳ gốc cố định sẽ phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế qua 2 thời gian kế tiếp nhau.

Phương pháp này xét về thực chất là hình thức phát triển của phương pháp so sánh nhưng nó có những điểm sau:

- Một hiện tượng hoặc quá trình kinh tế đó có thể phản ánh bằng chỉ tiêu kinh tế và chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố. Phương pháp thay thế liên hoàn đòi

29

hỏi khi nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó phải giả định các nhân tố khác không đổi.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích có mối quan hệ với nhau và liên hệ với các chỉ tiêu phân tích bằng một công thức toán học trong đó các nhân tố được sắp xếp theo trình tự từ nhân tố số lượng đến chất lượng.

- Lần lượt thay số kế hoạch bằng số thực tế của các nhân tố theo trình tự từ nhân tố số lượng đến chất lượng. Mỗi lần thay thế tính lại chỉ tiêu phân tích rồi so sánh với chỉ tiêu phân tích đã tính ở bước trước sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế.

Bước 1:Xác định đối tượng phân tích Gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích

Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc

Đối tượng phân tích được xác định là: Q = Q1 – Q0

Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định, từ nhân tố lượng đến nhân tố chất.

Giả sử có 3 nhân tố: a, b, c đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q và nhân tố a phản ánh về lượng tuần tự đến nhân tố c phản ảnh về chất, chúng ta thiết lập mối quan hệ giữa các nhân tố sau:

Kỳ phân tích: Q1 = a1 * b1 * c1 Kỳ gốc: Q0 = a0 * b0 * c0

Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích và kỳ gốc theo trình tự đã sắp xếp ở bước 2.

Lần 1: a1 * b0 * c0 Lần 2: a1 * b1 * c0

Lần 3: a1 * b1 * c1 (thế lần cuối cùng chính là nhân tố ở kỳ phân tích được thay thế toàn bộ nhân tố kỳ gốc).

Bước 4:Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân

30

ta được mức ảnh hưởng của nhân tố mới và tổng đại số của các nhân tố được xác định bằng đối tượng phân tích Q.

Xác định mức ảnh hưởng: Ảnh hưởng bởi nhân tố a: a = a1 * b0 * c0 – a0 * b0 * c0 Ảnh hưởng của nhân tố b: b = a1 * b1 * c0 - a1 * b0 * c0

Ảnh hưởng của nhân tố c: c = a1 * b1 * c1 - a1 * b1 * c0 Tổng cộng các nhân tố:

a + b + c = a1 * b1 * c1 – a0 * b0 * c0

Một phần của tài liệu phân tích biến động chi phí sản xuất tại công ty tnhh mtv đtxd trung quang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)