Số lượt tiếp dân và đơn thư từng năm trên địa bàn huyện Kim Sơn

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình theo quy định của luật đất đai 2003 (Trang 67)

Năm

Số lượt tiếp Số lượng đơn thư

Tổng Đoàn đông người Cá nhân Thuộc thẩm quyền Không thuộc thẩm quyền 2010 1.471 73 1.398 96 73 2011 1.575 113 1.444 95 32 2012 425 35 390 32 36 2013 476 47 429 36 30 Tổng 3.929 268 3.661 259 171

Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy giai đoạn 2010 – 2011 số lượt tiếp công dân tăng vượt trội so với hai năm trở lại đây. Trong 2 năm 2010 – 2011 huyện đã tiếp 3.028 lượt người với 296 đơn thư, trong khi đó, năm 2012 – 2013 huyện chỉ tiếp 901 lượt công dân với 131 đơn thư. Như vậy, những năm trở lại đây, số lượt tiếp dân ngày càng ít nhưng số lượng đơn thư lại có xu hướng tăng dần. Thực tế do nhận thức của người dân đã nâng cao, họ hiểu biết các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo.

Bảng số liệu trên ta thấy số lượt tiếp công dân rất lớn, 3929 lượt nhưng số

lượng đơn thư tiếp nhận lại rất ít đó là 430 đơn. Tuy nhiên, trong số 430 đơn tiếp nhận chỉ có 259 đơn thuộc thầm quyền giải quyết của UBND huyện, 171 đơn không thuộc thầm quyền giải quyết. Các đơn này do người dân gửi không đúng trình tự

(thẩm quyền giải quyết lần đầu là của Chủ tịch UBND xã nhưng người dân lại giửi

đơn lên UBND huyện), hoặc do người dân xác định sai thẩm quyền giải quyết giữa cấp Tỉnh và cấp Huyện dẫn đến các đơn không thuộc thẩm quyền.

Trong các đơn thư nhận được, có nhiều đơn thư của các đòan đông người (3 người trở lên) và được tổng hợp trong bảng 3.6.

Theo Quyết định 470/2007/QĐ-UBND ngày 14/2/2007 của UBND tỉnh Ninh Bình đối với trường hợp có nhiều người đến nơi tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo cùng một nội dung: nếu có từ 5 đến 10 người thì cử từ 2 đến 3 người đại diện; có từ

10 người trở lên cử tối đa không quá 5 người đại diện để trình bày với cán bộ tiếp công dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 Như vậy, các vụ việc đông người tại địa phương cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số các vụ việc mà công dân khiếu tố, chiếm 6,8% tổng số lượt tiếp công dân. Năm 2011 là năm đỉnh điểm của việc khiếu tốđông ngườ, nó chiếm đến 42% số lượt tiếp đoàn đông người trong cả giai đoạn 2010 – 2013. Một số vụ việc phức tạp, đông người tại địa phương như:

- Đơn của một số công dân nguyên là xã viên Xý nghiệp tập thể chiếu cói xuất khẩu Đại Đồng đề nghịđược chia 2,3 tỷđồng tiền hỗ trợ di dời Xý nghiệp.

- 15 công dân xóm 3, 4, 5 xã Ân Hòa đề nghịđược bồi thường vềđất trong chỉ

giới xây dựng đường bộ khi GPMB thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 10. - Một số công dân xã Lưu Phương đề nghị bồi thường về đất và tài sản khi thực hiện Dự án trung tâm hành chính của huyện.

- 42 công dân xóm 6 xã Kim Trung đề nghị được lấy tiền bồi thường khi GPMB thực hiện dự án công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng bãi bồi ven biển Huyện Kim Sơn.

- Một số công dân xã Quang Thiện, Tân Thành, Yên Lộc, Lai Thành, Định Hóa đề nghị đền bù tài sản và hoa màu trên đất khi thực hiện dự án nạo, vét sông Ân, sông Hoành Trực, sông Cà Mâu.

- Một số công dân xóm 3, 4 xã Kim Mỹđề nghịđền bù vềđất khi thực hiện dự

án cải tạo, nâng cấp đường 481.

Sốđơn gửi về UBND huyện bao gồm các đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về

lĩnh vực đất đai với số lượng cụ thểđược tổng hợp như sau:

Bảng 3.7: Sốđơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai tiếp nhận

trong giai đoạn 2010-2013 trên địa bàn huyện Kim Sơn

Năm

Loại đơn Giai đoạn 2010 - 2013 Tồn đọng từ năm 2009

Đơn Khiếu nại 151 6

Đơn Tố cáo 49 7

Đơn giải quyết tranh chấp 59 3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59 Như vậy, trong tổng số 259 đơn mà huyện tiếp nhận đa số là đơn khiếu nại của nhân dân, chiếm hơn 58% tổng số đơn toàn huyện tiếp nhận. Tiếp đó là đơn đề nghị

giải quyết tranh chấp đất đai chiếm gần 23% tổng số đơn toàn huyện tiếp nhận. thấp nhất là loại đơn tố cáo chiếm 19%. Trong giai đoạn 2010 – 2013, nhiệm vụđặt ra cho UBND huyện là giải quyết 275 đơn các loại bao gồm cảđơn tồn đọng từ năm 2009.

3.3.2. Công tác gii quyết khiếu ni vđất đai trên địa bàn Huyn Kim Sơn

3.3.2.1 Tình hình khiếu nại vềđất đai:

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013, địa bàn huyện đã tiếp nhận 151

đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và 6 đơn tồn đọng từ năm 2009 đang chờ giải quyết. Các đơn khiếu nại với nội dung khác nhau nhưng chủ yếu là khiếu nại liên quan đến việc cấp GCN QSD đất của UBND Huyện.Tổng hợp số vụ và các hình thức khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Kim Sơn được thể hiện chi tiết trong Bảng 3.8

Bảng 3.8: Các hình thức Khiếu nại vềđất đai trên địa bàn huyện Kim Sơn

Số vụ từng năm Hình thức khiếu nại Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 KN liên quan đến cấp GCN 27 18 2 4 KN về việc giao đất, thu hồi đất, bồi thường thiệt hại 16 21 9 7 KN về các khoản thuế, lệ phí và tiền sử dụng đất 7 5 2 1 KN về thủ tục chuyển quyền SDĐ 6 7 3 3 Các KN khác 4 8 1 0 Tổng 60 59 17 15

Từ khi Luật đất đai 2003 ra đời và đi vào thực tiễn, trong những năm qua trên địa bàn huyện Kim Sơn đã có sự đổi thay rõ rệt. Dưới sự chỉ đạo của UBND Huyện, các cơ quan ban ngành…công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo bước đầu đã

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60 có sự chuyển biến. Bên cạnh đó vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp do: các văn bản thay đổi thường xuyên làm người dân chưa kịp hiểu đã thay đổi, sự lỏng lẻo và sơ hở trong pháp luật, công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật vẫn còn chậm trễ…

Số liệu thống kê bảng 3.9 cho thấy số đơn khiếu nại được chia làm 2 kỳ rõ rệt. Từ 2010 – 2011 tổng số vụ khiếu nại tăng dần theo các năm. Từ năm 2012 – 2013 tổng sốđơn khiếu nại đang có chiều hướng giảm. Giai đoạn đầu, nội dung đơn khiếu nại tập trung vào nội dung cấp GCNQSDĐ với tổng số đơn là 45 vụ/2 năm (2010 – 2011). Bởi vì sau khi Luật đất đai 2003 ra đời, quy định rõ ràng về thủ tục,

điều kiện cấp GCN, người dân thấy đất được cấp GCN rất có lợi thế trong thị

trường Bất động sản, quyền của người sử dụng đất cũng được nâng lên rõ rệt. Chính những điều đó làm gia tăng hồ sơ xin cấp GCN. Sức ép lớn về nhiều mặt không thể

tránh khỏi các sai sót trong quá trình thẩm định hồ sơ như cấp sai diện tích, sai thông tin chủ sử dụng.... Ngoài ra số đơn khiếu nại tăng với nhiều đơn khiếu nại về

việc không cấp GCN của UBND Huyện. Các trường hợp này bị trả lại hồ sơ do hồ

sơ chưa hợp lệ, đất có tranh chấp, thiếu các giấy tờ chứng minh nguồn gốc... Đến năm 2012, công tác kê khai đăng ký cấp GCN đã cơ bản hoàn tất, cán bộ chuyên môn được bồi dưỡng nghiệp vụ, nhận thức của người dân tăng lên, vì vậy số vụ

khiếu nại liên quan đến cấp GCN đã giảm rõ rệt, chỉ còn 6 đơn trong vòng 2 năm. Tất cả các vụ việc đều được giải quyết theo thẩm quyền và còn 1 vụ việc chưa được giải quyết.

Bảng 3.9 cho ta thấy một sự thay đổi rõ nét, đó là năm 2010 số đơn kiếu nại là 60 đơn, nhưng sau đó 4 năm, đến năm 2013, số đơn khiếu lại đã giảm đi 4 lần, chỉ còn 15 đơn. Đây là con số đáng mừng cho Phòng Thanh tra huyện nói riêng và của toàn huyện nói chung. Năm 2010 và 2011 số đơn khiếu nại tăng vọt lý do là thời điểm này UBND huyện đang tiến hành các dự án phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề cấp GCN QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, vấn đề giao

đất, thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng đang được quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy, khiếu nại liên quan đến các vấn đề trên diễn ra phổ biến. Những năm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61 gần đây, công tác bồi thường, GPMB của các dự án đã cơ bản hoàn thành, vì vậy, số đơn khiếu nại cũng giảm dần.

3.3.2.2 Một số vụđiển hình

a) Khiếu nại về các quyết định giao đất, thu hồi đất, bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất:

Khiếu nại về các quyết định giao đất, thu hồi đất, bồi thường thiệt hại của UBND Huyện cũng tăng theo từng năm với tổng số đơn là 53 đơn, đặc biệt là từ cuối năm 2010 đến năm 2011. Nguyên nhân vì từ khi phương án quy hoạch của Tỉnh và của Huyện được duyệt, nhiều dự án quy hoạch được tiến hành như đường cao tốc tránh quốc lộ 10 lấy đất của 12 xã, đường 480, 481 hoặc đường Nam sông Ân...

Cán bộ phòng TNMT, phòng thanh tra phối hợp cùng ban bồi thường giải phóng mặt bằng của từng công trình đã trả lời từng trường hợp cụ thể. Qua đó cũng thấy rằng việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất rất dễ gây nên khiếu nại do mức bồi thường theo giá Nhà nước chênh lệch so với giá thị trường.

i) Dự án Nạo vét sông Hồi Thuần: UBND huyện đã có Quyết định số

2146/QĐ-UBND ngày 22-4-2011 về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ

trợ GPMB giai đoạn I phục vụ dự án: Nạo vét sông Hồi Thuần thuộc 2 xã Hồi Ninh và Kim Định với số tiền 544.737.000 đồng với 225 hộ dân. Riêng giai đoạn II, UBND huyện đã có Quyết định số 5584/QĐ-UBND ngày 20-11-2012 về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB Dự án nạo vét sông Hồi Thuần với số

tiền 5.998 triệu đồng.

Tháng 12-2012, UBND huyện đã chỉđạo Hội đồng GPMB chi trả cho các hộ

dân với số tiền 2.130 triệu đồng. Số kinh phí còn thiếu, UBND huyện tiếp tục đề

nghị các cấp có thẩm quyền bổ sung, khi được chuyển kinh phí, UBND huyện sẽ

chỉđạo Hội đồng GPMB thực hiện chi trả ngay cho nhân dân.

ii) Dự án cải tạo và nâng cấp đê biển Bình Minh (giai đoạn 2). Từ tháng 3- 2011 đến tháng 3-2012, UBND huyện đã phê duyệt 16 quyết định về bồi thường hỗ

trợ GPMB với 1.218 hộ dân, tổng số tiền là 29.229 triệu đồng. Chủ đầu tư là Ban quản lý các dự án xây dựng thuỷ lợi Ninh Bình đã chuyển cho Hội đồng GPMB với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 số tiền 19.315 triệu đồng. Hội đồng đã chi trả cho các đối tượng được hưởng là 18.684 triệu đồng (còn 1 hộ ở xã Lưu Phương đã có thông báo nhận tiền tại cống Phát Diệm là 640 triệu đồng do đi vắng chưa có người đến nhận).

Hội đồng GPMB đã gửi công văn đề nghị Ban quản lý xây dựng thuỷ lợi Ninh Bình chuyển số tiền còn thiếu để Hội đồng GPMB chi trả cho các đối tượng

được hưởng. Đến nay, Hội đồng GPMB dự án nâng cấp đê biển Bình Minh (giai

đoạn 2) vẫn chưa nhận được kinh phí. Hội đồng tiếp tục đôn đốc Ban Quản lý dự án xây dựng thuỷ lợi Ninh Bình chuyển số kinh phí để chi trả cho các hộ dân. Khi có kinh phí, Hội đồng tiến hành chi trả ngay cho các hộ dân.

iii) Dự án đường tránh Quốc lộ 10: Dự án cải tạo và nâng cấp Quốc lộ 10 đi qua 12 xã từ Ân Hoà đến Lai Thành, UBND huyện đã phê duyệt 23 quyết định về

bồi thường, hỗ trợ GPMB và 3 quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế, kỹ thuật xây dựng khu tái định cư và các công trình công cộng với tổng số kinh phí là 96.195 triệu đồng. Hội đồng GPMB dự án cải tạo và nâng cấp Quốc lộ 10 đã tiến hành chi trả kinh phí bồi thường, hỗ trợ GPMB cho các hộ dân có trong phương án. Các đơn khiếu nại về bồi thường GPMB đến nay hầu nhưđã được giải quyết. Hiện nay, có một số hộ dân chưa đồng tình với phương án đã được phê duyệt nên chưa đến nhận tiền. Các hộ này đã gửi đơn khiếu nại nhưng và Chủ tịch UBND huyện đã có công văn trả lời thỏa đáng. Hội đồng GPMB của huyện tiếp tục chi trả cho các hộ dân

đến nhận, đồng thời đã có tờ trình gửi Ban Quản lý dự án chuyển nốt số tiền còn thiếu để Hội đồng GPMB chi trả cho các hộ dân khi đến nhận.

Các đơn thư khiếu nại của người dân nguyên nhân chủ yếu là do giá bồi thường chênh lệch quá nhiều so với giá thị trường. Cụ thể, bảng giá đất của UBND huyện Kim Sơn năm 2013, được ban hành kèm theo Quyết định 35/2012/QĐ- UBND của UBND tỉnh Ninh Bình cho thấy, giá đất do Nhà nước quy định thấp hơn 2 đến 3 lần giá đất tại địa phương. Cụ thể bảng giá các loại đất năm 2013 như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63

Bảng 3.9 Giá các loại đất Nông nghiệp huyện Kim Sơn năm 2013

ĐVT: 1.000 đồng/m2

Huyện Kim Sơn Giá đất

1. Th trn Phát Dim, Th trn Bình Minh 1. Đất trồng cây hàng năm Đất màu 54 Đất lúa màu 50 Đất 2 lúa, cói 49 Đất 1 lúa 47 2. Đất trồng cây lâu năm Sử dụng có thời hạn 38

Sử dụng lâu dài trong khu dân cư 60

3. Đất nuôi trồng thủy sản Sử dụng có thời hạn 32

Sử dụng lâu dài trong khu dân cư 60

2. Các xã thuc huyn Kim Sơn

1. Đất trồng cây hàng năm Đất màu 45 Đất lúa màu 42 Đất 2 lúa, cói 41 Đất 1 lúa 39 2. Đất trồng cây lâu năm Sử dụng có thời hạn 38

Sử dụng lâu dài trong khu dân cư 60

3. Đất nuôi trồng thủy sản Sử dụng có thời hạn 32

Sử dụng lâu dài trong khu dân cư 60

(Nguồn: UBND tỉnh Ninh Bình)

Bảng số liệu cho thấy, tại các xã trên địa bàn huyện Kim Sơn, giá đất nông nghiệp là rất thấp, kéo theo đó là giá đền bù khi Nhà nước thu hồi đất cũng rất thấp so với giá thị trường. Đây nguyên nhân dẫn đến các khiếu nại của người dân khi bị

mất đất. Đối với dự án tránh Quốc lộ 10, hàng trăm hộ dân bị thu hồi đất trồng lúa

để xây dựng đường cao tốc. Các hộ dân mất đất được Nhà nước hỗ trợ 41 nghìn

đồng/m2 đất, cùng với tất cả các khoản hỗ trợ của Nhà nước, của nhà đầu tư thì người dân được hưởng 123 nghìn đồng/m2 đất. Tuy các khoản hỗ trợ đã được cải thiện, người dân mất đất phần nào được động viên, nhưng từ nay họ sẽ sống bằng gì khi mà tư liệu sản xuất đã bị thu hồi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64

Đối với đất ở bị thu hồi, người dân mất đất còn chịu thiệt thòi hơn rất nhiều so với đất nông nghiệp bị thu hồi. Theo khung giá đất áp dụng cho địa bàn huyện, tại khu vực Thị trấn Phát Diệm (Đô thị loại V) giá đất cao nhất là 8 triệu đồng/m2, thấp nhất là 700 nghìn đồng/m2 trong khi giá thị trường khu vực này có nơi đã lên

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình theo quy định của luật đất đai 2003 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)