Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình theo quy định của luật đất đai 2003 (Trang 50)

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Kim Sơn là 21.327,48 ha, trong đó đất bãi bồi ven biển của huyện chiếm 6.601,73 ha (30,95%) đất đai của toàn huyện. Huyện Kim Sơn hình thành do quá trình bồi đắp phù sa sông Đáy (trong đó là 30% lượng phù sa của sông Hồng) trên nền biển nông và phù sa bồi đắp của sông Càn, sông Vạc nên thành phần đất đai của huyện tương đối phong phú và đa dạng thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

3.1.2.2. Tài nguyên nước

Huyện Kim Sơn nằm giữa 2 con sông: sông Đáy và sông Càn. Ngoài ra, trong vùng còn có một số hệ thống kênh mương nội đồng, nhưng chưa đồng bộ.

- Sông Đáy: Chiều dài sông Đáy khoảng 240 km, diện tích tập trung nước của sông Đáy là 5.800 km2, trong đó diện tích vùng đồng bằng là 2.500 km2, chiếm 45% tổng diện tích lưu vực. Sau khi có đập Đáy, sông Đáy chỉ nhận nước của sông Hồng qua cửa Hát Môn trong những ngày phân lũ. Vì vậy, nguồn nước cung cấp chủ yếu cho sông Đáy là do các sông nhỏ như sông Tích, sông Thanh Hà, sông Hoàng Long và sông Nam Định.

- Sông Càn: Bắt nguồn từ miền rừng núi Thanh Hoá và chảy qua rất nhiều vùng dân cư, chiều dài sông Càn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình là 39,5 km.

- Hệ thống sông nội địa: Sông Vạc và sông Ghềnh là nguồn tiếp nước chính cho sông Cà Mau dẫn nước ra vùng Bình Minh. Nguồn nước này cung cấp cho người dân trong vùng, đồng thời cũng là nơi nhận nước thải của các khu dân cư

trong vùng đưa xuống.

- Nước ngầm: Tầng chứa nước ngầm của vùng bãi bồi có độ sâu từ vài mét

đến vài trăm mét. Đây là tầng chứa nước áp lực, với cột nước áp lực cách nóc tầng chứa nước từ vài mét đến vài chục mét, độ sâu của cột nước tăng dần từ trong ra

đến ngoài mép bờ biển. Nguồn nước ngầm này phụ thuộc vào nước mưa và nước sông theo mùa.

3.1.2.3. Tài nguyên rừng

Kim sơn không có vốn rừng tự nhiên, diện tích rừng hiện có chủ yếu là rừng trồng trên bãi bồi ven biển, rừng ngập mặn. Theo kết quả kiểm kê và thống kê đất

đai 2010, diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 685,51 ha, chiếm 5,11% diện tích tự nhiên. Toàn bộ là diện tích rừng phòng hộ ven biển thuộc khu vực quản lý của

Ủy ban nhân dân huyện. Diện tích rừng được giao cho các đơn vị nhà nước quản lý và bảo vệ.

Rừng ngập mặn Kim Sơn được chính phủ Việt Nam, Nhật Bản và Ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh Ninh Bình trồng từ năm 1995 với 2 loại cây sú, vẹt. Kim sơn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 ven biển đồng bằng Bắc Bộ, được kiến nghị công nhận là khu Ramsar (khu dự trữ

sinh quyển thế giới ) do đáp ứng các tiêu chí : Tập trung nhiều kiểu đất ngập nước còn khá nguyên trạng đặc trưng cho vùng cửa sông ven biển Bắc Bộ, là nơi tập trung chim nước với số lượng gần 28.000 cá thể. Từ năm 2002, khi phong trào nuôi tôm sú vùng bãi bồi phát triển mạnh, con người đã khai phá đất ven biển, chặt phá rừng phòng hộđể làm đầm trái phép. Trước thực trạng này, các ngành chức năng đã nghiên cứu các mô hình xây dựng rừng phòng hộ ven biển và các mô hình lâm ngư

kết hợp. Nổi bật là các mô hình trồng rừng ngập mặn phòng hộđê biển và trồng cây bờ do Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam nghiên cứu, triển khai.

3.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản

Kết quả điều tra cho thấy trên địa bàn huyện Kim Sơn không có tài nguyên khoáng sản nào có trữ lượng lớn, chỉ có mỏđá tại xã Lai Thành là chủ yếu với trữ

lượng thấp là công trình của quốc phòng và 01 đơn vị khai thác nhưng quy mô nhỏ. Hiện nay tại huyện có vài doanh nghiệp khai thác mỏ đất sét để làm nguyên liệu sản xuất gạch với công suất hàng năm khoảng 50 triệu viên/năm;

3.1.2.5. Tài nguyên nhân văn

Huyện Kim Sơn là huyện có bề dày lịch sử hình thành và phát triển, có nhiều di tích lịch sử văn hóa truyền thống như: Nhà thờ Phát Diệm là một công trình kiến trúc nổi tiếng xây dựng tư năm 1875 và hoàn thành vào năm 1889, đền thờ cụ

Nguyễn Công Trứ, Chùa Đồng Đắc,…Dân cư ở đây mang nét đặc trưng của vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, dân cư sống quần tụ, tập trung theo kiểu làng, thôn, xóm và mang những đặc trưng cơ bản đó là truyền thống yêu nước, cần cù chịu khó lao động, tự hào dân tộc, dũng cảm mưu trí trong chiến đấu, lạc quan yêu đời, coi trọng giá trị văn hóa tinh thần…Đây là truyền thống quý báu giúp nhân dân huyện Kim Sơn nói riêng và nhân dân Ninh Bình nói chung phấn đấu vì thực hiện mục tiêu chung của đất nước là: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình theo quy định của luật đất đai 2003 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)