Công tác tiếp dân và tiến nhận đơn thư

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình theo quy định của luật đất đai 2003 (Trang 65)

Tiếp dân là công tác đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, đồng thời đây cũng là công tác có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát huy quyền làm chủ của công dân. Khoản 2 Điều 59 Luật Khiếu nại quy định: “ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân; bảo đảm các điều kiện cần thiết để tiếp công dân; bố trí cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ, kiến thức và am hiểu chính sách, pháp luật, có ý thức trách nhiệm làm công tác tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh”. (Quốc hội, 2011, Luật Khiếu nại, Khoản 2 Điều 59)

Huyện ủy, UBND huyện xác định công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của huyện. Thường trực Huyện ủy, UBND huyện, các ngành, các cấp và toàn bộ hệ thống chính trị tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 UBND huyện đã thông báo lịch tiếp công dân trong năm trước ngày 31/12 hằng năm, tổ chức và thực hiện nghiêm túc theo lịch tiếp công dân và quy chế tiếp công dân ban hành kèm theo quyết định số 470/2007/QĐ – UBND ngày 14/02/2007, Quyết định số 3/2011 QĐ – UBND ngày 29/03/2011 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc ban hành quy chế tiếp công dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Quyết đinh này nêu rõ Chủ tịch huyện trực tiếp chủ trì tiếp công dân ít nhất hai ngày trong tháng vào thứ năm tuần thứ nhất và tuần thứ ba trong tháng; Mời thường trực hội đồng nhân dân cấp Huyện chủ trì tiếp công dân vào vào thứ năm tuần thứ

hai và thứ tư trong tháng; Mời đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh ứng cử tại cấp huyện trực tiếp chủ trì tiếp công dân vào các ngày thứ năm hàng tuần; Bộ phận tiếp công dân chuyên trách thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và UBND cấp huyện chủ trì tiếp công dân vào các ngày làm việc còn lại trong tháng. Khi có sự kiện lớn của địa phương, đất nước thì thực hiện tiếp công dân cả ngày nghỉ, ngày lễ.

Duy trì dường dây nóng qua sốđiện thoại của thanh tra huyện để tiếp nhận ý kiến, phản ánh của nhân dân.

Hàng tháng, Huyện ủy tổ chức giao ban khối nội chính trong đó có nội dung kiểm điểm công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại tố cáo và có các văn bản số

224-CV/HU ngày 24/2/2011, số 386-CV/HU ngày 09/09/2011 chỉ đạo, đôn đốc các

đồng chí trong BCH đảng bộ huyện, thủ trưởng các cơ quan, ban ngành của huyện,

đảng ủy các xã, thị trấn thường xuyên xuống địa bàn, nắm chắc tình hình, cùng với

địa phương tập trung chỉ đạo giải quyết đơn thư, tháo gỡ khó khăn, không để phát sinh khiếu kiện kéo dài, phức tạp.

UBND huyện đưa nội dung kiểm điểm công tác tiếp công dân, giải quyết

đơn thư khiếu nại, tố cáo vào chương trình giao ban hàng tháng với thành phần: lãnh đạo UBND huyện, hội đồng giải phóng mặt bằng các dự án, thủ trưởng các phòng ban của huyện, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn đồng thời giao nhiệm vụ cho các phòng, ban, các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn giải quyết đơn thư

theo thẩm quyền; UBND huyện chỉđạo thanh tra huyện hàng tuần báo cáo kết quả

tiếp công dân với thường trực Huyện ủy và UBND huyện.

Từ năm 2010 đến năm 2013 huyện đã tiếp 3.929 lượt công dân với số liệu cụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57

Bảng 3.6. Số lượt tiếp dân và đơn thư từng năm trên địa bàn huyện Kim Sơn

Năm

Số lượt tiếp Số lượng đơn thư

Tổng Đoàn đông người Cá nhân Thuộc thẩm quyền Không thuộc thẩm quyền 2010 1.471 73 1.398 96 73 2011 1.575 113 1.444 95 32 2012 425 35 390 32 36 2013 476 47 429 36 30 Tổng 3.929 268 3.661 259 171

Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy giai đoạn 2010 – 2011 số lượt tiếp công dân tăng vượt trội so với hai năm trở lại đây. Trong 2 năm 2010 – 2011 huyện đã tiếp 3.028 lượt người với 296 đơn thư, trong khi đó, năm 2012 – 2013 huyện chỉ tiếp 901 lượt công dân với 131 đơn thư. Như vậy, những năm trở lại đây, số lượt tiếp dân ngày càng ít nhưng số lượng đơn thư lại có xu hướng tăng dần. Thực tế do nhận thức của người dân đã nâng cao, họ hiểu biết các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo.

Bảng số liệu trên ta thấy số lượt tiếp công dân rất lớn, 3929 lượt nhưng số

lượng đơn thư tiếp nhận lại rất ít đó là 430 đơn. Tuy nhiên, trong số 430 đơn tiếp nhận chỉ có 259 đơn thuộc thầm quyền giải quyết của UBND huyện, 171 đơn không thuộc thầm quyền giải quyết. Các đơn này do người dân gửi không đúng trình tự

(thẩm quyền giải quyết lần đầu là của Chủ tịch UBND xã nhưng người dân lại giửi

đơn lên UBND huyện), hoặc do người dân xác định sai thẩm quyền giải quyết giữa cấp Tỉnh và cấp Huyện dẫn đến các đơn không thuộc thẩm quyền.

Trong các đơn thư nhận được, có nhiều đơn thư của các đòan đông người (3 người trở lên) và được tổng hợp trong bảng 3.6.

Theo Quyết định 470/2007/QĐ-UBND ngày 14/2/2007 của UBND tỉnh Ninh Bình đối với trường hợp có nhiều người đến nơi tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo cùng một nội dung: nếu có từ 5 đến 10 người thì cử từ 2 đến 3 người đại diện; có từ

10 người trở lên cử tối đa không quá 5 người đại diện để trình bày với cán bộ tiếp công dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 Như vậy, các vụ việc đông người tại địa phương cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số các vụ việc mà công dân khiếu tố, chiếm 6,8% tổng số lượt tiếp công dân. Năm 2011 là năm đỉnh điểm của việc khiếu tốđông ngườ, nó chiếm đến 42% số lượt tiếp đoàn đông người trong cả giai đoạn 2010 – 2013. Một số vụ việc phức tạp, đông người tại địa phương như:

- Đơn của một số công dân nguyên là xã viên Xý nghiệp tập thể chiếu cói xuất khẩu Đại Đồng đề nghịđược chia 2,3 tỷđồng tiền hỗ trợ di dời Xý nghiệp.

- 15 công dân xóm 3, 4, 5 xã Ân Hòa đề nghịđược bồi thường vềđất trong chỉ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giới xây dựng đường bộ khi GPMB thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 10. - Một số công dân xã Lưu Phương đề nghị bồi thường về đất và tài sản khi thực hiện Dự án trung tâm hành chính của huyện.

- 42 công dân xóm 6 xã Kim Trung đề nghị được lấy tiền bồi thường khi GPMB thực hiện dự án công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng bãi bồi ven biển Huyện Kim Sơn.

- Một số công dân xã Quang Thiện, Tân Thành, Yên Lộc, Lai Thành, Định Hóa đề nghị đền bù tài sản và hoa màu trên đất khi thực hiện dự án nạo, vét sông Ân, sông Hoành Trực, sông Cà Mâu.

- Một số công dân xóm 3, 4 xã Kim Mỹđề nghịđền bù vềđất khi thực hiện dự

án cải tạo, nâng cấp đường 481.

Sốđơn gửi về UBND huyện bao gồm các đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về

lĩnh vực đất đai với số lượng cụ thểđược tổng hợp như sau:

Bảng 3.7: Sốđơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai tiếp nhận

trong giai đoạn 2010-2013 trên địa bàn huyện Kim Sơn

Năm

Loại đơn Giai đoạn 2010 - 2013 Tồn đọng từ năm 2009

Đơn Khiếu nại 151 6

Đơn Tố cáo 49 7

Đơn giải quyết tranh chấp 59 3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59 Như vậy, trong tổng số 259 đơn mà huyện tiếp nhận đa số là đơn khiếu nại của nhân dân, chiếm hơn 58% tổng số đơn toàn huyện tiếp nhận. Tiếp đó là đơn đề nghị

giải quyết tranh chấp đất đai chiếm gần 23% tổng số đơn toàn huyện tiếp nhận. thấp nhất là loại đơn tố cáo chiếm 19%. Trong giai đoạn 2010 – 2013, nhiệm vụđặt ra cho UBND huyện là giải quyết 275 đơn các loại bao gồm cảđơn tồn đọng từ năm 2009.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình theo quy định của luật đất đai 2003 (Trang 65)