Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình;

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình theo quy định của luật đất đai 2003 (Trang 46)

Bình;

2.2.3. Kết qu gii quyết tranh chp, khiếu ni, t cáo v đất đai trên địa bàn huyn Kim Sơn tnh Ninh Bình theo Lut đất đai 2003; huyn Kim Sơn tnh Ninh Bình theo Lut đất đai 2003;

2.2.4. Đề xut gii pháp tăng cường hiu lc công tác gii quyết tranh chp, khiếu ni, t cáo vđất đai trên địa bàn huyn Kim Sơn tnh Ninh Bình; khiếu ni, t cáo vđất đai trên địa bàn huyn Kim Sơn tnh Ninh Bình;

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp điu tra thu thp s liu

Dùng để điều tra, thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện, thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu như hệ thống bản

đồ, hệ thống hồ sơđịa chính, hồ sơ giải quyết vụ việc, sổ sách giấy tờ có liên quan

đến việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vềđất đai trên địa bàn huyện.

2.3.2. Phương pháp thng kê và tng hp s liu

Đây là phương pháp tiến hành tổng hợp số liệu dựa trên cơ sở đã tính toán các chỉ tiêu. Qua đó phân tích được thực trạng, nguyên nhân của sự việc, hiện tượng, từ đó tìm ra quy luật và có kết luận đúng đắn về sự vật, hiện tượng đó. Phương pháp này nhằm thu thập số liệu, tài liệu của công tác giải quyết tranh chấp,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 khiếu nại, tố cáo trên địa bàn. Từđó, các nhóm đối tượng có cùng chỉ tiêu, phân tích tương quan giữa các yếu tố. Tiến hành thống kê toàn bộ số liệu, tài liệu có liên quan

đến đề tài theo từng nội dung và các nhóm đối tượng nghiên cứu.

2.3.3. Phương pháp phân tích, so sánh

Phân tích các số liệu và tài liệu về tình hình tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai đã thu thập được từ đó so sánh với những quy định của pháp luật để rút ra nhận xét, kết luận và đề nghị những giải pháp thực hiện, lấy quy định của pháp luật

đất đai làm cơ sởđể đánh giá thực tế vai trò giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vềđất đai.

So sánh giữa lý luận và thực tế, phương pháp này dựa trên cơ sở số liệu và tài liệu thu thập được tiến hành phân tích đánh giá theo yêu cầu của đề tài.

2.3.4. Phương pháp x lý s liu:

Áp dung phần mềm Microsof Exell để xử lý số liệu về hiện trạng sử dụng

đất, tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vềđất đai, từ đó lập được các bảng biểu phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Kim Sơn

3.1.1. Điu kin t nhiên.

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Kim Sơn là huyện nằm ở cực Nam của tỉnh Ninh Bình, là huyện ven biển duy nhất của tỉnh, có tọa độ 9056’10’’ đến 20014’20’’ vĩđộ Bắc và 10601’45’’

đến 106010’10’’ kinh độ Đông. Huyện có hai thị trấn và 27 xã, trung tâm huyện là thị trấn Phát Diệm cách thành phố Ninh Bình 27km.

- Phía Đông giáp với Sông Đáy, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

- Phía Tây, Tây Nam giáp với Sông Càn và huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa. - Phía Bắc, Tây Bắc giáp với huyện Yên Khánh và huyện Yên Mô. - Phía Nam giáp với biển với chiều dài đường bờ biển dài gần 18km.

Hình 3.1: Sơđồ vị trí huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình

THANH

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 Huyện Kim Sơn là vùng đất ra đời từ công cuộc khai khẩn vùng bãi biển đầy lau sậy và sú vẹt dưới sự điều hành và tổ chức của Doanh Điền sứ Nguyễn Công Trứ năm 1829. Là vùng đất nằm giữa hai dòng sông là Sông Càn và Sông Đáy, ngoài ra còn giáp với Bển Đông. Hàng năm tốc độ bồi tụ ra biển từ 80 -100m. Hơn nữa, trên địa bàn có tuyến đường giao thông chính chạy qua đó là tuyến đường quốc lộ 10, nối liền giao thông với các huyện trong tỉnh và các huyện ngoại tỉnh, ngoài ra còn rất nhiều tuyến đường giao thông quan trọng khác. Qua đây, ta có thể thấy huyện có rất nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

3.1.1.2. Địa hình

Nhìn chung địa hình của huyện Kim Sơn là tương đối thấp, có xu hướng thoải dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phần lớn địa hình của huyện có độ cao trung bình khoảng 1,5m so với mực nước biển và vì gần biển nên

địa hình của huyện chủ yếu là vàn và vàn thấp, trũng nên thường hay bị ngập úng;

3.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu của huyện Kim Sơn nằm trong hệ khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa

đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Chếđộ nhiệt được phân hóa ra hai mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hạ, nhịp điệu khí hậu của vùng được thể hiện cụ thể

như sau:

- Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm (trùng với mùa hè), chiếm 70% lượng mưa hàng năm của khu vực trong đó mùa mưa chủ yếu tập trung vào tháng 8 và tháng 9 còn lại thất thường vào tháng 6 và tháng 10 (do ảnh hưởng do bão mang lại). Lượng mưa trung bình khoảng 1658mm, riêng tháng 8 và tháng 9 là 347 - 395mm/tháng có lúc mưa rất lớn lượng mưa vào khoảng 1149 mm/tháng, trong khi đó mùa khô chỉđạt 208 mm/tháng (tháng 11 và tháng 4 năm sau).

- Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau (trùng với mùa

đông) trong đó mùa khô hạn tập trung vào tháng 3 hoặc tháng 4.

- Độ ẩm bình quân tương đối đạt 86% trung bình trong năm, trong đó nhỏ

nhất là tháng 7, tháng 9 đạt 82%/tháng và lớn nhất là tháng 2, tháng 4 đạt 90%/tháng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 - Tổng số giờ nắng cả năm là 1927 giờ, tháng số có giờ nắng trung bình cao nhất là tháng 7 với 217 giờ, còn lại là tháng 8 là 174 giờ, tháng 9 là 168 giờ, tháng có giờ nắng trung bình thấp nhất là tháng 3 với 85 giờ nắng.

Nhìn chung điều kiện khí hậu có ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng trên địa bàn và ảnh hưởng mạnh mẽ tới cơ cấu mùa vụ, năng suất cây trồng vật nuôi trong huyện.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Chế độ thuỷ văn của huyện là chế độ thuỷ văn biển Đông và thuỷ văn cửa sông. Chế độ thuỷ văn cửa sông chịu ảnh hưởng lớn nhất là cửa sông Đáy, một trong những cửa sông quan trọng của hệ thống sông Hồng, đóng vai trò quan trọng trong vận tải nước và bùn cát từ đất liền ra biển Đông (khoảng 23% lượng nước lũ

và bùn cát của sông Hồng).

Về chế độ thuỷ văn biển, dao động mực nước phát sinh do nhiều yếu tố như: Thiên văn, thay đổi trường gió, trường khí áp, lũ, bão... Chếđộ thuỷ triều của vùng biển Kim Sơn là chếđộ nhật triều không đều, với biên độ lớn nhất có thểđạt là 2,0 - 2,5 m, trung bình là 1,4 m. Trong tháng có 2 kỳ con nước lớn, mỗi kỳ kéo dài từ 8 - 9 ngày, với biên độ dao động từ 1,5 - 2,2 m. Giữa 2 kỳ nước lớn là kỳ nước kém kéo dài 5 - 6 ngày với biên độ dao động 0,5 - 1,3 m

Hàng năm có 2 - 3 trận bão đổ bộ trực tiếp và 4 - 5 trận bão khác ảnh hưởng

đến vùng này. Tốc độ gió trong bão đạt từ cấp 7 đến cấp 12 đôi khi đạt trên cấp 12 với hướng di chuyển của tâm bão là Tây và Tây Tây Bắc. Đặc điểm này cũng ảnh hưởng đến điều kiện nước biển ven bờ dâng hoặc rút đối với vùng.

3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên.

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Kim Sơn là 21.327,48 ha, trong đó đất bãi bồi ven biển của huyện chiếm 6.601,73 ha (30,95%) đất đai của toàn huyện. Huyện Kim Sơn hình thành do quá trình bồi đắp phù sa sông Đáy (trong đó là 30% lượng phù sa của sông Hồng) trên nền biển nông và phù sa bồi đắp của sông Càn, sông Vạc nên thành phần đất đai của huyện tương đối phong phú và đa dạng thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

3.1.2.2. Tài nguyên nước

Huyện Kim Sơn nằm giữa 2 con sông: sông Đáy và sông Càn. Ngoài ra, trong vùng còn có một số hệ thống kênh mương nội đồng, nhưng chưa đồng bộ.

- Sông Đáy: Chiều dài sông Đáy khoảng 240 km, diện tích tập trung nước của sông Đáy là 5.800 km2, trong đó diện tích vùng đồng bằng là 2.500 km2, chiếm 45% tổng diện tích lưu vực. Sau khi có đập Đáy, sông Đáy chỉ nhận nước của sông Hồng qua cửa Hát Môn trong những ngày phân lũ. Vì vậy, nguồn nước cung cấp chủ yếu cho sông Đáy là do các sông nhỏ như sông Tích, sông Thanh Hà, sông Hoàng Long và sông Nam Định.

- Sông Càn: Bắt nguồn từ miền rừng núi Thanh Hoá và chảy qua rất nhiều vùng dân cư, chiều dài sông Càn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình là 39,5 km.

- Hệ thống sông nội địa: Sông Vạc và sông Ghềnh là nguồn tiếp nước chính cho sông Cà Mau dẫn nước ra vùng Bình Minh. Nguồn nước này cung cấp cho người dân trong vùng, đồng thời cũng là nơi nhận nước thải của các khu dân cư

trong vùng đưa xuống.

- Nước ngầm: Tầng chứa nước ngầm của vùng bãi bồi có độ sâu từ vài mét

đến vài trăm mét. Đây là tầng chứa nước áp lực, với cột nước áp lực cách nóc tầng chứa nước từ vài mét đến vài chục mét, độ sâu của cột nước tăng dần từ trong ra

đến ngoài mép bờ biển. Nguồn nước ngầm này phụ thuộc vào nước mưa và nước sông theo mùa.

3.1.2.3. Tài nguyên rừng

Kim sơn không có vốn rừng tự nhiên, diện tích rừng hiện có chủ yếu là rừng trồng trên bãi bồi ven biển, rừng ngập mặn. Theo kết quả kiểm kê và thống kê đất

đai 2010, diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 685,51 ha, chiếm 5,11% diện tích tự nhiên. Toàn bộ là diện tích rừng phòng hộ ven biển thuộc khu vực quản lý của

Ủy ban nhân dân huyện. Diện tích rừng được giao cho các đơn vị nhà nước quản lý và bảo vệ.

Rừng ngập mặn Kim Sơn được chính phủ Việt Nam, Nhật Bản và Ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh Ninh Bình trồng từ năm 1995 với 2 loại cây sú, vẹt. Kim sơn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 ven biển đồng bằng Bắc Bộ, được kiến nghị công nhận là khu Ramsar (khu dự trữ

sinh quyển thế giới ) do đáp ứng các tiêu chí : Tập trung nhiều kiểu đất ngập nước còn khá nguyên trạng đặc trưng cho vùng cửa sông ven biển Bắc Bộ, là nơi tập trung chim nước với số lượng gần 28.000 cá thể. Từ năm 2002, khi phong trào nuôi tôm sú vùng bãi bồi phát triển mạnh, con người đã khai phá đất ven biển, chặt phá rừng phòng hộđể làm đầm trái phép. Trước thực trạng này, các ngành chức năng đã nghiên cứu các mô hình xây dựng rừng phòng hộ ven biển và các mô hình lâm ngư

kết hợp. Nổi bật là các mô hình trồng rừng ngập mặn phòng hộđê biển và trồng cây bờ do Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam nghiên cứu, triển khai.

3.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản

Kết quả điều tra cho thấy trên địa bàn huyện Kim Sơn không có tài nguyên khoáng sản nào có trữ lượng lớn, chỉ có mỏđá tại xã Lai Thành là chủ yếu với trữ

lượng thấp là công trình của quốc phòng và 01 đơn vị khai thác nhưng quy mô nhỏ. Hiện nay tại huyện có vài doanh nghiệp khai thác mỏ đất sét để làm nguyên liệu sản xuất gạch với công suất hàng năm khoảng 50 triệu viên/năm;

3.1.2.5. Tài nguyên nhân văn

Huyện Kim Sơn là huyện có bề dày lịch sử hình thành và phát triển, có nhiều di tích lịch sử văn hóa truyền thống như: Nhà thờ Phát Diệm là một công trình kiến trúc nổi tiếng xây dựng tư năm 1875 và hoàn thành vào năm 1889, đền thờ cụ

Nguyễn Công Trứ, Chùa Đồng Đắc,…Dân cư ở đây mang nét đặc trưng của vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, dân cư sống quần tụ, tập trung theo kiểu làng, thôn, xóm và mang những đặc trưng cơ bản đó là truyền thống yêu nước, cần cù chịu khó lao động, tự hào dân tộc, dũng cảm mưu trí trong chiến đấu, lạc quan yêu đời, coi trọng giá trị văn hóa tinh thần…Đây là truyền thống quý báu giúp nhân dân huyện Kim Sơn nói riêng và nhân dân Ninh Bình nói chung phấn đấu vì thực hiện mục tiêu chung của đất nước là: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

3.1.3. Thc trng môi trường

3.1.3.1. Đặc điểm cảnh quan môi trường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 - Khu vực thị trấn: Đây là nơi có trụ sở làm việc của các cơ quan huyện, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp, nhiều cơ sở công nghiệp, dịch vụ - du lịch, các công trình văn hoá và phúc lợi xã hội của huyện. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ

thuật của huyện đang được đầu tư phát triển như: Giao thông, điện lực, cấp thoát nước, thương mại, bưu chính viễn thông… với những kiến trúc đa dạng. Nơi đây còn có di tích lịch sử văn hóa và công trình kiến trúc lịch sử văn hóa truyền thống như: nhà thờđá Phát Diệm, đền thờ Nguyễn Công Trứ, chùa Đồng Đắc... hàng năm thư hút khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan.

- Khu vực nông thôn: Là những thôn phân bố theo các tuyến giao thông mang sắc thái của miền đồng bằng bắc bộ, từ hình thái quần cưđến kiến trúc nhà ở

và sinh hoạt trong cộng đồng đời sống của nhân dân. Trong những năm gần đây, nông thôn đã có sự thay đổi nhiều mặt, hệ thống giao thông, trường học, cơ sở y tế, bưu chính, điện lực đã và đang được hoàn thiện.

Cảnh quan huyện tương đối, với cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, hệ thống các dịch vụ phục vụ nhu cầu ẩm thực dân tộc, nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan... có thể đáp ứng được nhu cầu nội thị cũng như vùng lân cận. Trong tương lai sẽ hình thành sự liên kết giữa các trung tâm thương mại, trung tâm dịch vụ ăn, nghỉ và các cơ sở văn hóa của huyện, các vùng sinh thái, du lịch văn hóa dân tộc tạo cơ sởđể

thúc đẩy thương mại – dịch vụ - du lịch của huyện phát triển.

3.1.3.2 . Thực trạng môi trường a) Môi trường nước

Nguồn nước sạch chủ yếu được cung cấp từ giếng khơi, giếng khoan là những nguồn nước dễ bị nhiễm bẩn, nhất là nhiễm bẩn vi sinh vật. Hiện nay nước sử dụng cho nông nghiệp đã phát hiện thấy kim loại nặng và dư lượng thuốc bảo vệ

thực vật, nước ngầm có hàm lượng các vi nguyên tố như: Cu, Zn, Hg, Cd, Pb, As

đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, hàm lượng Mn và Cr vượt qua tiêu chuẩn. Ngoài ra nước ngầm có thể bị nhiễm bẩn bởi các hợp chất vô cơ, hữu cơ và vi sinh, vì vậy nước ngầm cần xử lý trước khi dùng cho sinh hoạt và sản xuất.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình theo quy định của luật đất đai 2003 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)