vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục đó là:
a) Năng lực, trình độ của cán bộ giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp vềđất
đai còn hạn chế, tuy có chuyên môn, nghiệp vụ nhưng chưa áp dụng được vào thực tế. Phần lớn, cán bộ chuyên môn còn chưa chú ý đến thời hiệu giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai.
b) Lực lượng làm công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo còn thiếu, trang thiết bị phục vụ cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo còn nghèo nàn, chưa
đáp ứng được nhiệm vụđược giao.
c) Chế độ cho cán bộ trong ngành thanh tra rất ngặt nghèo, chưa động viên, thu hút người có khả năng vào ngành, ở lại ngành.
d) Về phía công dân khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, đa số công dân chưa nắm vững được các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; một số người bị các “phần tử xấu” lôi kéo, kích động.
3.4. Đề xuất giải pháp tăng cường hiệu lực công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vềđất đai trên địa bàn huyện Kim Sơn. khiếu nại, tố cáo vềđất đai trên địa bàn huyện Kim Sơn.
Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vềđất đai trên địa bàn huyện Kim Sơn
3.4.1. Nhóm giải pháp về chính sách, pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vềđất đai nại, tố cáo vềđất đai
a) Rà soát, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm phát hiện các quy định mâu thuẫn, không phù hợp để kịp thời sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện; Cụ thể, cần sửa đổi, bổ sung quy định về giải quyết khiếu nại vềđất đai của Luật đất đai hiện hành phù hợp với
Điều 264 Luật số 64/2010/QH12 về Tố tụng hành chính, sửa đổi bổ sung để thống nhất giữa Luật tố cáo với Điều 139 Giải quyết tố cáo vềđất đai của Luật đất đai
b) Cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật đất đai hiện hành về các vấn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76 thực hiện các dự án đầu tư, sao cho có sự hài hoà về lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư.
c) Việc vận dụng chính sách pháp luật giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vềđất đai phải quán triệt các nguyên tắc sau:
- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nứơc thống nhất quản lý; Nhà nước chỉ giao quyền sử dụng cho công dân; Nhà nước có quyền thu hồi đất và người sử
dụng đất được đền bù theo quy định của pháp luật.
- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo phải căn cứ vào thời điểm phát sinh của vụ việc và chính sách tương ứng của thời kỳđó.
- Giải quyết các khiếu nại, tranh chấp đất đai trên cơ sở tôn trọng quá trình sử
dụng ổn định của các chủ sử dụng đất, không giũ rối, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sử dụng đất, đồng thời phải tôn trọng quy hoạch sử dụng đất của chính quyền
địa phương.
- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai liên quan đến kinh tế, lợi ích vật chất ... cần phải giải quyết hài hòa giữa lợi ích Nhà nước, lợi ích của người sử dụng đất và nhà đầu tư.
d) Hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo vềđất đai
Cơ chế giải quyết khiếu nại có liên quan đến đất đai hiện nay, theo quy định của Luật Đất đai, trường hợp quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh là quyết định cuối cùng thì chấm dứt khiếu nại và Luật Khiếu nại, tố cáo quy định chỉ xem xét quyết định cuối cùng của Chủ tịch UBND cấp tỉnh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Do quy định không rõ ràng, nên để phát hiện được quyết định cuối cùng có dấu hiệu vi phạm pháp luật và để được xem xét quyết định đó theo quy định của pháp luật là một việc không dễ dàng, không ít trường hợp quyết định cuối cùng sai không được phát hiện và xử lý kịp thời, có trường hợp do dân lên Trung ương "kêu oan" mới phát hiện được quyết định cuối cùng sai. Luật quy định quyết định cuối cùng có hiệu lực thi hành, có trường hợp khi phát hiện quyết định cuối cùng sai, thì việc đã rồi, như nhà bịđập, đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77 Luật Khiếu nại, Tố cáo quy định Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường là người có thẩm quyền xem xét, giải quyết các khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất
đai mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Sở hoặc cấp tương đương thuộc UBND cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại. Do đó, người khiếu nại lên Bộ Tài nguyên - Môi trường để tiếp khiếu.
Việc mở rộng thẩm quyền để Toà án xét xử khiếu nại hành chính là đúng. Luật
Đất đai năm 2003 tại Điều 138 quy định: Trường hợp Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết lần đầu, người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện ra Toà án hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh; trường hợp Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không
đồng ý có quyền khởi kiện ra Toà án. Nhưng người khiếu nại chọn con đường tiếp khiếu đến cơ quan hành chính cấp trên hơn việc khởi kiện ra Toà án, vì ra Toà phải chịu án phí, đủ thủ tục và qua các cấp của Toà xét xử nếu có kháng án. Do đó, hầu hết người khiếu nại quyết định hành chính tiếp khiếu lên cơ quan hành chính có thẩm quyền của cấp trên, hết cấp tỉnh lên cấp Trung ương.
3.4.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện
a) Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân dân để
mọi người dân hiểu rõ và chấp hành tốt các chủ trương, đường lối pháp luật của nhà nước. Hoàn thiện quy chế dân chủở cơ sở, bổ sung điều kiện và những phương tiện kỹ thuật để đưa việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đi vào nề nếp, thường xuyên, tạo niềm tin cho nhân dân với chính quyền các cấp.
b) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về thực thi pháp luật đối với các cấp, các ngành, nhất là công tác quản lý và sử dụng đất, nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm trong quản lý Nhà nước vềđất đai. Đồng thời qua thanh tra, kiểm tra kiến nghịđề xuất giải pháp để công tác quản lý và sử dụng đất đai ngày càng tốt hơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đạt kết quả cao.
3.4.3. Nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ
a) Kiện toàn về tổ chức và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiếp dân từ
trung ương đến địa phương. Bố trí cán bộ có năng lực, đạo đức làm công tác quản lý nhà nước vềđất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là cấp huyện và cấp cơ sở.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78 b) Chú trọng công tác hòa giải tại cơ sở và hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn; lãnh đạo các cấp chủ động, làm tốt công tác đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, tố cáo bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
c) Xử lý kiên quyết, nghiêm minh đối với các trường hợp lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để kích động, gây rối, làm mất trật tự an toàn xã hội.
- Tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, nắm chắc pháp luật, đặc biệt đối với cán bộ làm công tác quản lý đất đai nói chung và thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo nói riêng
3.4.4. Nhóm giải pháp tăng cường năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật
a) Tăng cườngcơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất để đảm bảo tốt hoạt động nghiệp vụ
của cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp vềđất đai.
b) Cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới trụ sở làm việc một số đơn vị đã xuống cấp hoặc quá chật chội không đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp vềđất đai.
c) Thực hiện tin học hóa đối với tất cả các đơn vị trong công tác sử dụng, lưu trữ, chuyển báo cáo thống kê trong ngành.
3.4.5. Nhóm giải pháp về cải cách thủ tục hành chính
a) Sửa đổi, bổ sung các quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thời hạn, thời hiệu giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai, nghiên cứu mở rộng thẩm quyền của Tòa án nhân dân về việc giải quyết các tranh chấp về đất đai, bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa Luật đất đai, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật tố tụng hành chính, Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
1) Huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình là một huyện vùng đồng bằng chiêm trũng ra đời từ công cuộc khai khẩn vùng bãi biển đầy lau sậy và sú vẹt. Đất đai của huyện tương đối phong phú và đa dạng thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 21327,48 ha với 63,62 % đất nông nghiệp; 25,2% đất phi nông nghiệp và 11,18% đất chưa sử dụng. Dân số là 172399 người và chủ yếu sông bằng nghề nông, nguồn lao động dồi dào, các ngành nghề
thủ công chủ yếu như sản xuất chiếu cói, mây tre đan, nấu rượu… Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản đạt ở mức tăng trưởng khá cao.
2) Tình hình quản lý, sử dụng đất đai: Huyện Kim Sơn là một trong những
địa bàn quan trọng của tỉnh Ninh Bình, công tác quản lý và sử dụng đất là nhân tố
quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của huyện. Trong những năm qua Huyện
đã chú trọng tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý đất đai như: xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo, trong lĩnh vực đất đai
3) Kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vềđất đai
Kim Sơn không phải là “điểm nóng” về khiếu tố tranh chấp đất đai, tuy nhiên với nhận thức đây là vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp nên công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo luôn được quan tâm. Kết quả là từ năm 2010
đến năm 2013 huyện đã tiếp 3.929 lượt công dân. Trong đó, đã tiếp nhận 151 đơn khiếu nại về đất đai với các nội dung chính như khiếu nại liên quan đến cấp GCN, giao đất, thu hồi đất, bồi thường…Qua quá trình xác minh làm rõ, chỉ có 63 đơn khiếu nại đúng chiếm 41,7% tổng sốđơn khiếu nại; 58 đơn khiếu nại sai chiếm 38,4 % và sốđơn khiếu nại có đúng có sai có 27 đơn chiếm 17,9 %. Đến nay, còn 3 đơn chưa giải quyết xong, có một đơn khiếu nại đông người hết sức phức tạp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80 Giai đoạn trên địa bàn Huyện nhận được 49 đơn tố cáo với các nội dung như
người sử dụng đất lấn chiếm đất công, sử dụng không đúng mục đích, cán bộ, công chức làm trái pháp luật... trong đó có 15 đơn tố cáo đúng chiếm 30,6%; 22 đơn tố
cáo sai chiếm 44,9%; và 12 đơn tố cáo có đúng, có sai chiếm 24,5%. Các đơn tố cáo
đúng sự thật đều đã được thụ lý và giải quyết theo đúng thẩm quyền. Đã có 15 quyết định xử lý tố cáo được ban hành. Qua giải quyết đơn thư phát hiện UBND xã trước đây giao đất trái thẩm quyền 18.129,4 m2 đất, thu hồi cho Nhà nước và trả lại cho công dân 580 m2đất. Đến thời điểm hiện tại, không còn đơn thư tố cáo nào tồn
đọng.
Bên cạnh đó đã có 59 đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai với các nội dung tranh chấp về ranh giới sử dụng đất do lấn, chiếm; tranh chấp quyền sử dụng
đất theo thừa kế hoặc trong các vụ án ly hôn, tranh chấp tài sản gắn liền với đất; tranh chấp ngõ đi chung sau khi chuyển nhượng. Đã giải quyết được 53/59 vụ tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền chiếm 89,8% tổng số vụ. Còn 03 vụ tranh chấp đang trong quá trình thẩm định hồ sơ và chờ giải quyết tại cấp có thẩm quyền.
Việc giải quyết đơn thư khiếu tố đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy
định của pháp luật, có sự chỉđạo chặt chẽ với các cấp ủy với chính quyền, phối kết hợp giữa chính quyền với đoàn thể quần chúng. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những vướng mắc, khuyết điểm đang được các cấp Ủy đảng, cán bộ chuyên môn bổ sung và hoàn thiện.
4) Đề xuất giải pháp: Từ tình hình trên, để tăng cường hiệu lực công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Kim Sơn, 5 nhóm giải pháp được đề xuất gồm: chính sách, pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, tổ chức thực hiện, tổ chức, cán bộ và cải cách thủ tục hành chính.
2. Kiến nghị
1) Các cơ quan hữu quan Trung ương cần rà soát kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm phát hiện các quy định mâu thuẫn, không phù hợp để kịp thời sửa đổi, bổ sung và hoàn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81 thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai và các chính sách, pháp luật có liên quan.
2) UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai trên địa bàn tỉnh. Tập trung
đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời chú trọng hơn đến công tác rèn luyện phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai và giải quyết tranh chấp, khiếu kiện vềđất đai.
3) UBND huyện Kim Sơn: Tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai trên địa bàn huyện
- Tăng cường, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật sao cho thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm.
- Cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về quản lý, sử dụng đất đai, phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những yếu kém, sai phạm, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm;
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết tranh chấp, khiếu kiện của nhân dân liên quan đến đất đai; đồng thời đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trách nhiệm giải quyết tranh chấp, khiếu kiện của các cơ quan có thẩm quyền.
- Nâng cao năng lực của cán bộ chuyên môn, đẩy nhanh tiến độ giải quyết