Tình hình thực hiện công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình theo quy định của luật đất đai 2003 (Trang 35)

quyết mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu kiện tới Toà án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong trường hợp khiếu nại lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì quyết định cuả Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;

Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý

đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu kiện tới Toà án nhân dân.

Một trong các nội dung liên quan đến quá trình giải quyết tố cáo của các cơ

quan có thẩm quyền là việc thực hiện quy định về "giữ bí mật". Tại điểm b khoản 1

Điều 57 - Luật Tố cáo quy định người tố cáo có quyền yêu cầu giữ bí mật họ tên,

địa chỉ bút tích của mình. Điều 72 của Luật quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo, giải quyết tố cáo phải giữ bí mật cho người tố cáo, không được tiết lộ

họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và các thông tin khác có hại cho người tố

cáo. Nếu chỉđọc nội dung để bổ sung kiến thức thì không thấy có gì khúc mắc hiện hữu, nhưng vấn đề cần phải bàn ởđây là tại sao và trong trường hợp nào phải giữ bí mật? Hiện các văn bản pháp luật có liên quan đến Luật Khiếu nại, tố cáo chưa có hướng dẫn cụ thể.

1.3.4. Tình hình thc hin công tác gii quyết tranh chp, khiếu ni , t cáo vđất đai đất đai

1.3.4.1. Tình hình thực hiện công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại , tố cáo vềđất

đai trên địa bàn cả nước

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 ghi nhận: "Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

được quy định cụ thể hơn trong Luật Khiếu nại – tố cáo 2011

Khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội; đặc biệt khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện cơ chế quản lý mới bằng việc trả lại đất đai những giá trị vốn có thì tranh chấp đất đai phát sinh có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp về mặt nội dung. Tuy nhiên, tranh chấp đất đai kéo dài với số lượng ngày càng đông người dân tham gia thì lại là vấn đề rất đáng quan tâm tìm hiểu nguyên nhân nảy sinh để đề ra các biện pháp giải quyết phù hợp nhằm “tháo ngòi nổ” xung đột không để phát sinh trở thành “điểm nóng” gây mất ổn định chính trị, tình hình trật tự an toàn xã hội. Tính phức tạp của tranh chấp đất đai, khiếu kiện kéo dài không chỉ bắt nguồn từ những xung đột gay gắt về lợi ích kinh tế, từ hệ quả của sự quản lý thiếu hiệu quả của cơ quan công quyền, sự bất hợp lý và thiếu đồng bộ

của hệ thống chính sách, pháp luật đất đai…mà còn do những nguyên nhân có tính lịch sử trong quản lý và sử dụng đất đai qua các thời kỳ.

Từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước đã có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về

vấn đề này. Các văn bản đó đã và đang được triển khai thực hiện, có tác động tích cực đến tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nhờ vậy, nhiều “điểm nóng”, nhiều vụ việc phức tạp đã được giải quyết, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, thời gian gần đây tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân diễn ra không bình thường, số lượng gia tăng, tính chất phức tạp, trong đó khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai chiếm số lượng lớn, khoảng 80% so với các khiếu nại, tố cáo trong cả

nước, có những tỉnh, thành phố riêng về đất đai chiếm số lượng rất lớn như: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Thái Bình, Cần Thơ, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng… (Bộ TNMT, 2010, Thống kê tình hình khiếu nại, tố cáo vềđất đai trên phạm vi cả nước)

Năm 2000, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ đã thành lập 6

Đoàn công tác của Trung ương kiểm tra, đôn đốc và cùng các địa phương giải quyết các khiếu tốđông người, phức tạp, tồn đọng kéo dài tại 21 tỉnh, thành phố.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 Năm 2003, Quốc Hội có Nghị quyết số 23/2003/QH11 về vấn đề nhà đất do Nhà nước đã quản lý, sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà,

đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991.

Ngày 20 tháng 3 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 05/CT-TTg về tập trung xử lý khiếu kiện của công dân trước, trong và sau Đại hội IX của Đảng; Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạo điều kiện để Hội Nông dân tham gia giải quyết khiếu kiện của nông dân; Chỉ thị

số 36/2004/CT-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo .v.v.. Trên cơ sở đó, các cấp uỷ, chính quyền địa phương, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tập trung chú trọng đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai; đã tổ chức, triển khai, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp vềđất đai tới cán bộ làm công tác giải quyết và tuyên truyền tới người dân, như: Bộ luật Dân sự; Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 và các Nghị định hướng dẫn thi hành; Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004, Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2011 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo; quán triệt về trách nhiệm, thẩm quyền của Thủ trưởng các cấp, ngành trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp vềđất đai.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đặt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai của công dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ, phân công một đồng chí Thứ trưởng phụ trách công tác Thanh tra, nhằm tập trung giải quyết cơ bản, dứt điểm lượng đơn tồn đọng trong thời gian ngắn nhất, kịp thời xử lý các điểm nóng phát sinh, tăng cường giải quyết ở cơ sở, hạn chế mức tối đa người khiếu kiện kéo về Trung ương. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo quyết liệt đối với toàn ngành để thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp vềđất đai, đồng thời cải tiến lề lối làm việc, thành lập các Đoàn công tác phối hợp lực lượng giải quyết giữa Trung ương và địa phương. Để thống nhất về

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 nguyên và Môi trường đã ban hành quy chế quy định về trình tự, thủ tục trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai, ban hành quy chế làm việc của các Đoàn phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo theo hướng phân công trách nhiệm rõ ràng, phối hợp chặt chẽ với địa phương, mở rộng dân chủ, tăng cường đối thoại với người khiếu nại tại cơ sở.

Trong năm 2003 và 2004, Bộ Tài nguyên Môi trường và các tỉnh đã có sự

phối hợp tốt trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp vềđất đai; đã tổ

chức Hội nghị với 11 tỉnh có nhiều khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai để trao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đổi, bàn các biện pháp để thống nhất kế hoạch giải quyết đơn thư tồn đọng, đồng thời thống nhất nhận thức pháp luật, tăng cường năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai của cán bộ địa phương. Tổ

chức ký kết văn bản số 22 CTPH/HND-TCĐC ngày 04 tháng 3 năm 2002 về

chương trình phối hợp thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ

giữa Tổng cục Địa chính (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Hội Nông dân Việt Nam; tại các địa phương cũng đã triển khai tốt việc Hội Nông dân tỉnh cùng tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp vềđất đai.

Thời gian gần đây, có rất nhiều vụ việc khiếu nại liên quan đến đất đai. Nhiều trường hợp khiếu nại có liên quan đến việc Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội, như đòi được bồi thường đất ở, nâng giá bồi thường, tăng tiền hỗ trợ, bố trí tái định cư, giải quyết việc làm; đòi lại đất cũ, tranh chấp đất đai, nhà ở. Ngoài ra, có một số khiếu nại liên quan đến việc thực hiện chính sách xã hội, kỷ luật của cán bộ, công chức… Về nội dung tố cáo, chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức làm sai chính sách, tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đất

đai, tài chính, đầu tư, xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội, cổ phần hóa doanh nghiệp; thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, bao che người bị tố

cáo, không xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật.

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hàng năm Bộ nhận được gần 10.000 lượt đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường của công dân 64/64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó đơn thuộc lĩnh vực đất đai chiếm 98,6% tổng sốđơn. Các địa phương có nhiều đơn gửi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, Bến Tre, Bình Thuận,

Đồng Nai, Kiên Giang và Tây Ninh (bình quân mỗi địa phương có gần 500 lượt đơn thư/năm). (Bộ TNMT, thống kê lượng đơn thư tố cáo trên cả nước )

Tình hình trên nếu không được xử lý kịp thời sẽ rất phức tạp, gây tâm lý hoang mang, thiếu tin tưởng vào chính quyền, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và lợi ích quốc gia.

a) Tình hình đơn thư tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của công dân gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường từ năm 2003 đến năm 2013:

- Tổng số đơn Bộ nhận được từ năm 2003-2013 là 47.652 lượt (bình quân gần 8.000 lượt/năm và riêng năm 2008 là 7.005), đơn thư Bộ nhận được có ở cả 64 tỉnh, thành phố. Kết quả phân tích đơn thư như sau:

+ Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ: 985 vụ việc (chiếm tỷ lệ 2,1% sốđơn thư Bộ nhận được).

+ Đơn do Thủ tướng Chính phủ giao: 139 vụ việc (chiếm tỷ lệ 0,3%).

+ Đơn đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: 7.551 vụ việc (chiếm tỷ lệ 15,8%).

+ Đơn tố cáo: 1.125 vụ việc (chiếm tỷ lệ 2,4%). + Đơn vượt cấp: 13.812 vụ việc (chiếm tỷ lệ 29%).

+ Đơn trùng và đơn không đủ điều kiện: 24.088 lượt đơn (chiếm tỷ lệ

50,4%).

- Các vụ việc thuộc thẩm quyền của Bộ tập trung nhiều vào các năm 2003 và 2004 với tổng số 682 vụ (chiếm 69,2% số vụ việc thuộc thẩm quyền), do Luật Đất

đai năm 2003 chưa có hiệu lực nên các vụ việc liên quan đến công tác thu hồi đất và bồi thường vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ. Sau khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực, thẩm quyền của Bộ tập trung chủ yếu vào công tác giải quyết các vụ

việc tranh chấp đất đai có yếu tố tổ chức. (Bộ TNMT, 2013)

b)Tình hình khiếu nại đông người trong lĩnh vực đất đai trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận được 84 đơn khiếu nại đông người, trong đó các tỉnh, thành phố phía Nam có nhiều vụ việc nhất chiếm 85,6% tổng số

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 vụ việc. Một số địa phương phía Nam có đơn thư tập thể là: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Cần Thơ, Long An, Đồng Nai, Cà Mau, An Giang, Bến Tre,

Đồng Tháp, Bà Rịa – Vũng Tàu và Kiên Giang.

Một số vụ việc khiếu nại nổi cộm, mang tính bức xúc mà Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận được trong thời gian qua như: Việc một số hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số Khơmer ở 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (tỉnh An Giang) đòi lại đất trước đây của các hộ do chiến tranh biên giới nên phải di dời nay người khác sử

dụng; các hộ dân ở thành phố Hồ Chí Minh khiếu nại liên quan đến việc thu hồi đất và sử dụng đất tại dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm; khiếu nại của các hộ dân ở

thành phố Cần Thơ liên quan đến quy hoạch tại khu vực Cồn Cái Khế; việc một số

hộ dân đòi lại đất hiện do Cty Cao su Tân Biên, Nhà máy đường Nước Trong (tỉnh Tây Ninh) đang sử dụng; việc thu hồi đất trồng cao su của các hộ dân tại xã An Tây, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Văn Lâm - Hưng Yên, Tiên Lãng - Hải Phòng… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một số vụ việc đông người, phức tạp Thủ tướng Chính phủđã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm tra, xác minh đề xuất giải quyết như: Vụ việc của một số công dân ở phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ khiếu nại việc thu hồi đất để xây dựng trung tâm điện lực Ô Môn; vụ việc một số doanh nghiệp và hộ dân khiếu nại việc thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp Tân Phú Trung, thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban nhân dân một số tỉnh để

xem xét, giải quyết các vụ việc đông người, phức tạp như: Khiếu nại của các hộ dân Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến việc thu hồi đất để thực hiện dự án Khu công nghệ cao; khiếu nại của 684 hộ dân liên quan đến việc thu hồi đất để thực hiện dự án mở rộng Quốc lộ 1A, dự án đuờng cao tốc Trung Lương, dự án khu công nghiệp Tân Hương và dự án đường dây 500 KV Nhà Bè – Ô Môn (tỉnh Tiền Giang). (Bộ TNMT, 2013)

c) Tình hình khiếu nại, tố cáo năm 2013

Năm 2013, các bộ, ngành Trung ương đã tiếp 62.269 lượt người, các địa phương đã tiếp 295.621 lượt người, riêng Trụ sở tiếp công dân của Trung ương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 người. Nhìn chung, năm 2013, số lượt người và số lượt đoàn đông người tới các địa điểm tiếp dân của các cơ quan Nhà nước đều giảm so với năm 2012.

Về tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, Thanh tra Chính phủđã xử lý

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình theo quy định của luật đất đai 2003 (Trang 35)