Kết quả giải quyết khiếu nại trên địa bàn huyện Kim Sơn

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình theo quy định của luật đất đai 2003 (Trang 75)

Năm Tổng sốđơn Khiếu nại đúng Khiếu nại sai Khiếu nại có đúng, có sai Số vụ tồn đọng Số đơn Tỷ lệ (%) Số đơn Tỷ lệ (%) Số đơn Tỷ lệ (%) 2010 60 28 46,7 21 35 11 18,3 0 2011 59 23 40 25 42,4 11 18,6 0 2012 17 6 35,3 7 41,2 2 11,8 2 2013 15 6 40 5 33,3 3 20 1 Tổng 151 63 41,7 58 38,4 27 17,9 3

Số liệu Bảng 3.10 cho thấy tỷ lệ các đơn Khiếu nại sai chiếm tỷ lệ tương

đối cáo, có năm cao hơn số đơn khiếu nại đúng. Năm 2011, số đơn khiếu nại đúng là 23/59 đơn khiếu nại chiếm 40% tổng số đơn khiếu nại, số đơn khiếu nại sai là 25/59 đơn chiếm 42,4% tổng số đơn khiếu nại, số đơn khiếu nại có đúng có sai là 11/59 đơn chiếm 18,6% tổng số đơn khiếu nại. Nguyên nhân là do hiểu biết của người dân còn hạn chế về trình tự, thủ tục cấp GCN, về quyền của người sử dụng

đất... và hơn nữa là do người dân muốn được hưởng lợi ích cao hơn nữa từ việc bồi thường GPMB để xây dựng các dự án bởi thời điểm này quy hoạch sử dụng đất giai

đoạn 2010 - 2020 của Huyện vừa được phê duyệt, đặc biệt cuối năm 2011 là thời

điểm rất nhiều dự án được khởi công xây dựng, người dân muốn nhận được tiền bồi thường nhiều hơn so với quy định của Nhà nước, họ viết đơn khiếu nại dù chưa xác

định được nội dung đơn khiếu nại là sai hay đúng.

Ngoài ra, 6 đơn khiếu nại còn tồn đọng từ năm 2009 đã được giải quyết. Qua xác minh, có 02 đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết, 01 đơn khiếu nại sai và 02

đơn đã được Chủ tịch UBND huyện giải quyết lần đầu vì nội dung đơn khiếu nại liên quan đến việc cấp GCN QSD đất cho hộ gia đình, các nhân. 01 đơn do Chủ tịch UBND huyện giải quyết lần hai vì liên quan đến quyết định của Chủ tịch UBND xã trong việc cho thuê quỹđất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66

3.3.2.4 Một số vụ khiếu nại vềđất đai trên địa bàn Huyện Kim Sơn còn tồn đọng

Đến nay còn 3 vụ việc chưa được giải quyết đó là:

i). Vụ 42 công dân xóm 6 xã Kim Trung đề nghịđược lấy tiền bồi thường khi GPMB thực hiện dự án công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng bãi bồi ven biển Huyện Kim Sơn. Đây là vụ việc khiếu nại đông người hết sức phức tạp bởi 42 công dân trên là người tôn giáo, họ rất dễ bị kích động. Vì vậy Thanh tra Huyện, UBND huyện, Phòng TNMT đang tìm một phương án giải quyết dúng và tốt nhất.

ii) Vụ Khiếu nại liên quan đến việc cấp GCN cuả gia đình ông Trương Hải Lưu, xóm 7 xã Yên Lộc. Năm 1979, gia đình ông Trương Hải Lưu có mua lại của gia

đình ông Hoàng Văn Hữu một thửa đất với diện tích là 2 sào, 10 thước. Năm 1984, thửa đất trên của gia đình ông được đăng ký trên bản đồ địa chính theo Chỉ thị

299/TTg lập năm 1984, tại tờ bản đồ số 4b số thửa 155 với diện tích 790m2. Từđó

đến nay, gia đình đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.

Để bảo đảm quyền lợi của gia đình, ông Lưu đã nhiều lần làm đơn đề nghị

UBND xã Yên Lộc và UBND huyện Kim Sơn xem xét để cấp GCNQSDĐ cho gia

đình theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đến nay gia đình ông vẫn chưa được cấp GCNQSDĐ.

Ngày 28/9/2010, Văn phòng Đăng ký (VPĐK) QSDĐ thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện Kim Sơn đã có Công văn số

62/VPĐKQSDĐ gửi UBND xã Yên Lộc về việc xem xét, hướng dẫn và giải quyết nội dung đơn xin cấp GCNQSDĐ của gia đình ông Lưu theo quy định.

Thực hiện văn bản chỉ đạo của VPĐK QSDĐ huyện Kim Sơn, UBND xã Yên Lộc đã kiểm tra hồ sơ, hiện trạng sử dụng và các tài liệu có liên quan đến thửa đất trên của gia đình ông Lưu.

Kết quả kiểm tra cho thấy, hiện trạng sử dụng thửa đất trên của gia đình ông Lưu có sự thay đổi về diện tích qua các thời kỳ, cụ thể như sau: Nguồn gốc sử dụng

đất của gia đình ông Trương Hải Lưu là do nhận chuyển nhượng QSDĐ trước năm 1979 và đã được đăng ký trên bản đồđịa chính theo Chỉ thị 299/TTg lập năm 1984 tại thửa đất tờ bản đồ số 4b số thửa 155 với diện tích 790m2. Năm 1989, gia đình ông Lưu có nhượng lại cho gia đình bà Nguyễn Thị Thảo 1 quán diện tích là 56m2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 với giá 3 triệu đồng (việc chuyển nhượng này chỉ là giao ước giữa 2 gia đình, không có sự xác nhận của chính quyền địa phương).

Năm 1994, gia đình ông Lưu tiếp tục nhượng lại cho gia đình anh Bùi Văn Tuấn 58m2 đất để làm nhà ở. Việc mua bán giữa 2 gia đình có sự xác nhận của chính quyền địa phương và gia đình anh Tuấn đã được UBND huyện Kim Sơn cấp GCNQSDĐ. Năm 1996, thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh Ninh Bình về việc hoàn thiện hồ sơđịa chính để cấp GCNQSDĐ cho các hộ dân trên địa bàn, hộ ông Trương Hải Lưu có số thửa 155 với diện tích 617m2 tại tờ bản đồ số 4b. Năm 2009, UBND xã Yên Lộc ký hợp đồng với Trung tâm Kỹ thuật đo đạc bản đồ

thuộc Sở TN&MT, để đo đạc lập bản đồ kỹ thuật số cấp và đổi GCNQSDĐ cho các hộ sử dụng đất trong toàn xã. Kết quả đo đạc hộ ông Trương Hải Lưu, tại tờ

bản đồ số 13, thửa số 271 có diện tích là 804,6m2 (bao gồm cả diện tích 56m2 của gia đình bà Thảo).

Như vậy, diện tích hiện trạng sử dụng đất (theo kết quả đo đạc năm 2009) của gia đình ông Lưu tăng so với hồ sơ nhưng chưa được xử lý. Gia đình ông Lưu liên hệ với UBND xã Yên Lộc để làm rõ và được hướng dẫn giải quyết theo quy

định của pháp luật về phần diện tích gia đình đang sử dụng tăng so với hồ sơ đất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đai. Khi giải quyết xong 2 nội dung trên, VPĐK QSDĐ huyện sẽ hướng dẫn để gia

đình ông làm thủ tục đề nghị UBND huyện Kim Sơn cấp GCNQSDĐ. Không đồng tình với cách trả lời của VPĐK QSDĐ huyện Kim Sơn, năm 2013 ông Lưu tiếp tục làm đơn khiếu nại lên các cơ quan chức năng của huyện để được giải quyết thỏa

đáng hơn. Ông Lưu cho rằng, phần diện tích gia đình đang sử dụng tăng so với hồ

sơđất đai là do sai sót trong đo đạc. Bởi, từ trước đến nay, việc sử dụng đất của gia

đình không xảy ra tranh chấp đối với các hộ liền kề. Nhận thấy vụ việc phức tạp, UBND Huện cùng các phòng ban liên quan đang xác minh làm rõ.

iii) Vụ việc tồn đọng thứ 3 là đơn khiếu nại của Bà Trịnh Thị Chung xóm 10 xã Ân Hòa về về việc hồ sơ chuyển nhượng bị thất lạc. Hiện nay, phòng TNMT và cán bộđịa chính xã đang phối hợp giải quyết.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68

3.3.3. Kết qu công tác gii quyết t cáo liên quan đến qun lý, s dng đất đai trên địa bàn huyn Kim Sơn trên địa bàn huyn Kim Sơn

3.3.3.1 Tình hình tố cáo liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Kim Sơn

Trong giai đoạn 2010 – 2013, trên địa bàn Huyện nhận được 49 đơn tố cáo với các nội dung như sau &Bảng 3.11)

Bảng 3.11 Nội dung đơn tố cáo liên quan đến

quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Kim Sơn Số vụ từng năm ` Nội dung tố cáo Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tố cáo chủ SDĐ lấn, chiếm đât công 8 9 7 6 Tố cáo chủ SDĐ sử dụng đất không đúng mục đích 4 4 2 3 Tố cáo cán bộđịa chính, công chức xã làm trái pháp

luật 1 2 0 1

Các nội dung tố cáo khác 1 0 0 1

Tổng 14 15 9 11

Số liệu Bảng 3.11 cho thấy: trên địa bàn Huyện nội dung đơn tố cáo chủ yếu tập trung vào nội dung tố cáo chủ sử dụng đất lấn, chiếm đất công, và số lượng đơn về nội dung này ngày càng gia tăng. Đỉnh điểm là năm 2011 với 9 đơn tố cáo. Cũng như tình hình khiếu nại, năm 2011 là năm nhạy cảm trong việc quản lý và sử dụng

đất đai của huyện. Các chủ sử dụng đất ngang nhiên lấn, chiếm đất công để bán hàng, tập kết vật liệu xây dựng hoặc sử dụng vào các mục đích cá nhân khác. Nguyên nhân là do khi các dự án tại địa phương sắp được triển khai, công tác đền bù GPMB được đi vào thực hiện, người dân cố tình lấn chiếm đất công để được hưởng thêm lợi ích từ việc đền bù. Nguyên nhân nữa cũng do chính quyền địa phương lỏng lẻo trong khâu quản lý, dẫn đến việc làm sai trái của người dân.

Tố cáo chủ sử dụng đất sử dụng đất không đúng mục đích cũng chiếm một tỷ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69 dung này. Người bị tố cáo về nội dung này chủ yếu là do thiếu hiểu biết về pháp luật đã tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Chủ yếu là chủ sử dụng đất chuyển đất trồng lúa tại đất “chân thổ” sang đất ở. Nguyên nhân bởi vì canh tác tại đất chân thổ năng suất không cao, mặt khác đất trồng lúa lại liền vào đất ở, chủ sử dụng sẽ dễ dàng lấn, chiếm và dần dần chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng lúa sang đất ở. Vi phạm này đã gây ra một tổn thất lớn cho cả Nhà nước và người dân.

Tố cáo cán bộ địa chính, công chức cấp xã lợi dụng chức quyền để bán đất trái phép, giao đất không đúng thẩm quyền hoặc làm trái quy định của pháp luật để

làm hồ sơ chuyển nhượng, cấp GCN QSD đất là một nội dung tố cáo quan trọng. Trường hợp này không nhiều, cao nhất là năm 2011 có 2 đơn tố cáo và đang có xu hướng giảm trong các năm tiếp theo.

Nội dung tố cáo khác như tố cáo người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất, làm ô nhiễm môi trường…

Qua điều tra xác minh và giải quyết, phòng Thanh tra phát hiện trong 49 đơn tố cáo trong 4 năm từ 2010 – 2013 có 15 đơn tố cáo đúng chiếm 30,6%; 22 đơn tố

cáo sai chiếm 44,8%; và 12 đơn tố cáo có đúng, có sai chiếm 24,5%. (Bảng 3.12)

Bảng 3.12 Kết quả giải quyết tố cáo về quản lý và sử dụng đất đai

trên địa bàn huyện Kim Sơn

Năm Tổng số

đơn

Tố cáo đúng Tố cáo sai Tố cáo có đúng có sai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sốđơn Tỷ lệ (%) Sốđơn Tỷ lệ (%) Sốđơn Tỷ lệ (%)

2010 14 4 28,6 7 50 3 21,4

2011 15 6 40 8 53,3 1 6,7

2012 9 2 22,2 3 33,3 4 44,4

2013 11 3 27,3 4 36,4 4 36,4

Tổng 49 15 30,6 22 44,8 12 24,5

Các đơn tố cáo sai sự thật là do người tố cáo thiếu hiểu biết về pháp luật, do mâu thuẫn lẫn nhau, do cơ quan Nhà nước công khai thông tin không rộng rãi… Tuy nhiên các trường hợp đó chưa gây ra một hệ quả nghiêm trọng nào cho người

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70 bị tố cáo. Các đơn tố cáo đúng sự thật đều đã được thụ lý và giải quyết theo đúng thẩm quyền. Đã có 15 quyết định xử lý tố cáo được ban hành. Qua giải quyết đơn thư phát hiện UBND xã trước đây giao đất trái thẩm quyền 18.129,4 m2đất, thu hồi cho Nhà nước và trả lại cho công dân 580 m2đất. Đến thời điểm hiện tại, không còn

đơn thư tố cáo nào tồn đọng.

Ngoài ra, trong giai đoạn 2010 – 2013, huyện Kim Sơn đã giải quyết được 07

đơn tố cáo tồn đọng từ năm 2009. Qua điều tra xác minh, phòng Thanh Tra đã xác minh được 03 đơn tố cáo sai sự thật do mâu thuẫn cá nhân, mâu thuẫn giữa các hộ

gia đình liền kề. 04 đơn tố cáo đúng sự thật về các vị phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai như lấn chiếm đất công, sử dụng đất không đúng mục đích hoặc giao đất không đúng thẩm quyền. Các kết luận tố cáo đảm bảo xử lý đúng người,

đúng tội, xây dựng chính sách pháp luật đất đai toàn diện và đạt hiệu quả.

3.3.4. Kết qu công tác gii quyết tranh chp đất đai trên địa bàn Huyn Kim Sơn

Tranh chấp đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến ở nhiều nơi hiệu quả

hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước tất yếu sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực khi những quy định của pháp luật chưa theo kịp thực tiễn hoặc còn mâu thuẫn. Tuy nhiên, ảnh hưởng ở mức độ nào còn phụ thuộc vào việc tổ chức, thực hiện chính những quy định ấy của cơ quan Nhà nước.

3.3.4.1 Tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn Huyện Kim Sơn

Tình hình tranh chấp đất đai trên đia bàn Huyện Kim Sơn giai đoạn 2010- 2013 đã tíêp nhận 59 đơn và tiếp tục giải quyết 03 đơn tồn đọng từ năm 2009. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp tranh chấp về đất đai nhưng trên địa bàn huyện chỉ

có tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình các nhân với nhau, không có tranh chấp đất

đai giữa tổ chức với hộ gia đình, cá nhân hoặc tranh chấp giữa tổ chức và Nhà nước. Giai đoạn trên, địa bàn huyện Kim Sơn chỉ nhận được những đơn đề nghị giải quyết tranh chấp về đất ở và tranh chấp về tài sản trên đất, không có tranh chấp về đất nông nghiệp. Các hình thức tranh chấp được thể hiện tại Bảng 3.14

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71

Bảng 3.13 Các hình thức tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Kim Sơn

Số vụ từng năm Nội dung tranh chấp Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tranh chấp về ranh giới sử dụng đất 11 13 2 5 Tranh chấp về quyền sử dụng đất 7 7 3 4 Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất 3 1 1 0 Tranh chấp về ngõ đi chung 1 0 0 1 Tổng 22 21 6 10

Như vậy, trong 4 năm đã có 59 đơn với các nội dung tranh chấp về ranh giới sử dụng đất do lấn, chiếm; tranh chấp QSD đất theo thừa kế hoặc trong các vụ án ly hôn, tranh chấp tài sản gắn liền với đất; tranh chấp ngõ đi chung sau khi chuyển nhượng. Nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài, phải lập đoàn thanh tra để xác minh giải quyết. Nhìn vào tổng thể giai đoạn, dễ dàng nhận thấy năm 2010 là năm đỉnh điểm của các vụ tranh chấp với 16 vụ mà nguyên nhân chính là do tranh chấp về ranh giới QSD đất. Thời điểm này là UBND Huyện mới tiến hành đo đạc lại bản đồ địa chính, nhiều diện tích của các hộ gia đình không như trong GCN vì vậy dẫn đến tranh chấp giữa các hộ liền kề. Ngoài ra, thời điểm này giá đất đang sốt dẫn đến nhiều anh em trong cùng gia đình tranh chấp QSD đất do bố mẹđể thừa kế.

Tranh chấp về ranh giới sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân có số lượng lớn nhất với 31 vụ chiếm 52,5%. Loại tranh chấp này là do các hộ liền kề nhau chưa xác định được ranh giới cụ thể, các mốc ranh giới là những vật dễ thay đổi theo thời gian. Hoặc là trường hợp nhận chuyển nhượng mà không biết rõ về ranh giới.

Tranh chấp về QSD đất giữa các thành viên trong gia đình khi thừa kế hoặc phân chia tài sản sau ly hôn có 21 vụ chiếm 35,6%. Lý do chủ yếu là người có QSD

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình theo quy định của luật đất đai 2003 (Trang 75)