Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển (%) 12/10 13/12 BQ I. Tổng giá trị sản xuất Tr.đ 858.565 983.017 1.097.206 114,50 111,62 113,06 1. Nông nghiệp Tr.đ 538.175 578.368 615.537 98,12 116,45 107,28 3. Công nghiệp Tr.đ 203.616 248.969 309.129 122,27 124,16 123,21 4. Dịch vụ Tr.đ 116.774 155.680 172.540 133,32 110,83 122,08 II. Một số chỉ tiêu khối lượng SP 1.Tổng SL lương thực Tấn 995.49 850.44 85.072 85,43 100,03 92,37 2. Tổng sản lượng thuỷ sản Tấn 6.126 6.304 6.446 102,90 102,25 102,57 3. Tổng sản lượng thịt hơi ( gia súc, gia cầm) Tấn 4.180 4.567 4.517 109,26 98,90 104,08 III. Một số chỉ tiêu phát triển - Lương thực BQ đầu người Kg 578,38 493,93 493,46 85,40 99,90 92,65 - Thu nhập BQ đầu người Tr.đ 7,50 7,50 8,00 100 106,66 103,34
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Kim Sơn)
Tóm lại, qua các chỉ tiêu phát triển cho thấy kinh tế của huyện Kim Sơn liên tục tăng qua các năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện tương đối cao và sự
dịch chuyển kinh tế của huyện theo chiều ngày càng phát triển theo hướng CNH - HĐH. Nhiều khu cụm công nghiệp, khu tiểu thủ công nghiệp được xây dựng trên
địa bàn, nhiều ngành nghề được mở rộng, các ngành nghề truyền thống được khôi phục. Nhìn chung nền kinh tế của huyện đang trên đà phát triển, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ
vững. Tuy vậy, quá trình phát triển trong những năm trước mắt của huyện đòi hỏi cán bộ và nhân dân huyện Kim Sơn phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48
3.1.5. Đánh giá chung vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.
3.1.5.1 Thuận lợi
- Có nguồn lao động dồi dào là yếu tố quan trọng để thúc đây kinh tế phát triển của huyện.
- Địa hình, đất đai thuận lợi cho sự phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Có hệ thống giao thông thuận tiện cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa với các tỉnh lân cận
- Hệ thống thủy lợi đảm bảo chủ động cho việc chủ động tưới tiêu cho diện tích đất nông nghiệp trong toàn huyện
- Chính sách xã hội của tỉnh, huyện, Nhà nước đều ưu tiên đầu tư phát triển vùng kinh tế mới cũng như thu hút nhiều thành phần xã hội vào đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng, các dự án làm kinh tế trong vùng cho nên tạo điều kiện tốt cho việc phát triển toàn diện đời sống kinh tế xã hội trong huyện.
3.1.5.2 Khó khăn
- Việc tuyên truyền các chính sách pháp luật của nhà nước chưa thật sự sâu rộng, quản lý còn lỏng lẻo, sự hiểu biết và ý thức của người dân về chính sách pháp luật của nhà nước còn yếu kém nên trong vùng việc tự ý chuyển đổi mục đích sử
dụng đất vẫn thường xuyên xảy ra.
- Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi, xây dựng đồng ruộng còn tiến hành chậm, chưa đồng bộ cho nên việc sản xuất của vùng còn phụ
thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, phương thức cho thuê đất, thời hạn cho thuê
đất sản xuất quá ngắn nên sựđầu tư cho sản xuất của nhân dân thiếu yên tâm.
- Khả năng tiếp cận các công nghệ sản xuất mới của nhân dân còn nhiều hạn chế, trong khi đó đội ngũ cán bộ kỹ thuật còn mỏng và hạn chế về trình độ, dẫn đến hiệu quả và năng suất lao động thấp.
-Công tác dịch vụ sản xuất trong vùng vẫn chưa tổ chức tốt, thiếu nguồn giống, nhiều khi nguồn giống đưa từ nơi khác về lại không phù hợp với điều kiện tự
nhiên trong vùng
- Trong sản xuất nhân dân chưa quan tâm đến những ảnh hưởng về xã hội và môi trường do sử dụng đất mang lại mà chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49 - Giá thành sản phẩm nông nghiệp còn thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định.
3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai
3.2.1. Tình hình quản lý đất đai
Huyện Kim Sơn là một trong những địa bàn quan trọng của tỉnh Ninh Bình, công tác quản lý và sử dụng đất là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của huyện. Nắm rõ vấn đề này UBND huyện Kim Sơn đã tiến hành hoàn thiện bộ máy quản lý đất đai nhằm tạo được sựổn định và thống nhất từ trên xuống dưới, thuận lợi cho công tác quản lý.
Phòng Tài nguyên và Môi trường với chức năng là cơ quan chuyên môn, tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai. Chịu sự hướng dẫn và chỉ đạo về chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường. Hiện nay phòng Tài nguyên và Môi trường có 7 người gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng, còn lại là nhân viên.
Các xã phường đều có 2 cán bộđịa chính.
3.2.1.1. Thực hiệnchính sách pháp luật đất đai
Thi hành Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/0/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003, huyện đã sớm triển khai công tác như: tổ chức tập huấn những nội dung cơ bản của Luật và Nghị định của Chính phủ cho cán bộ chủ chốt các ban ngành, các tổ chức sử dụng đất, Ủy ban nhân dân các xã, phường trên địa bàn. Thực hiện việc tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng đến các thôn bản, tổ dân phố để người dân có thể nắm bắt kịp thời các chính sách của Nhà nước về vấn đềđất đai. Đồng thời ban hành một số văn bản về quản lý sử dụng đất đai như: Quyết định giải quyết các tranh chấp vềđất đai, các quyết định về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý và sử dụng đất đai theo Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ, các quyết định về thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
3.2.1.2.. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơđịa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 (nay là Thủ tướng Chính phủ), huyện Kim Sơn đã phối hợp tiến hành và thống nhất ranh giới, mốc giới rõ ràng giữa các đơn vị hành chính. Hồ sơđịa giới hành chính
được lập, quản lý lưu trữở bốn cấp. Mốc giới được chôn đúng vị trí quy định. Đến nay sốđơn vị hành chính của huyện là 25 xã, 2 thị trấn và 1 vùng huyện quản lý.
3.2.1.3. Thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Việc lập kế hoạch sử dụng đất đã dần đi vào nền nếp, hàng năm UBND các xã, thị trấn đều lập kế hoạch sử dụng đất trình UBND huyện phê duyệt. Việc giao
đất , cho thuê đất, thu hồi đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đều thực hiện theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Về cấp xã: Đến nay tất cả các xã đã được lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và các xã , thị trấn thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
- Về cấp huyện: Đã hoàn thành công tác lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2010 – 2015 của huyện, làm cở sởđể
thực hiện các chỉ tiêu về đất đai trong giai đoạn đến năm 2010. Ngoài ra, UBND huyện lập bổ sung quy hoạch sử dụng đất vùng bãi bồi ven đê sông Đáy của huyện.
3.2.1.4.. Công tác đo đạc lập hồ sơđịa chính
Năm 1995 Tổng cục địa chính đã giúp tỉnh xây dựng mạng lưới địa chính cơ
bản phủ trùm toàn tỉnh, chất lượng mốc tốt. Trên địa bàn huyện Kim Sơn có nhiều mốc địa chính quốc gia, đây là điều kiện thuận lợi cơ bản để huyện tiến hành các hoạt động vềđo đạc và thành lập bản đồ phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội. Huyện Kim Sơn hiện có 15/27 xã, thị trấn thiết lập được hệ thống bản đồ địa chính. Công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005, năm 2010 và bản đồ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2002 – 2010 đúng thời kỳ và đảm bảo độ
chính xác cao.
3.2.1.5. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất
Thực hiện Nghịđịnh 64/CP, ngày 27/9/1993 của Chính phủ về ban hành quy
định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp; Nghị định 88/CP, ngày 18/8/1994 của Chính phủ về quản lý và sử dụng đất đô thị; Nghị định 88/2007/NĐ-CP, ngày 25/5/2007
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Nghị định 60/CP, ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tại đô thị; Nghịđịnh 85/CP ngày 17/12/1996 của Chính phủ quy định việc thi hành Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao
đất, cho thuê đất và Chỉ thị 245/TTg, ngày 22/4/1996 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về
quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư…
3.2.1.6. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất theo quy định từ năm 2004 đến nay như sau:
- Tổng số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp là 121.282 giấy. - Tổng diện tích đất được cấp giấy chứng nhận là 11.708,66 ha. Trong đó:
+ Đất ở cấp 36.749 giấy với diện tích 889 ha.
+ Đất nông nghiệp 60.641 giấy với tổng diện tích 10.674,15 ha.
3.2.1.7. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo
Hàng năm huyện lập kế hoạch và tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra việc quản lý nhà nước vềđất đai của các xã, phường. Thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử
dụng đất của các tổ chức, các hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất cho thuê
đất. Kết quảđạt được là: số vụ lấn chiếm đất đai, sử dụng đất giao, thuê không còn là những điểm nóng so với những năm trước. Đồng thời, phát hiện và xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm và kiến nghị thu hồi những diện tích sử dụng sai mục đích được giao, thuê của các tổ chức.
- Trên địa bàn, trong những năm qua chủ yếu xảy ra tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình với hộ gia đình, tổ chức hòa giải ở cơ sở là đa phần, thời gian hòa giải kịp thời, đúng pháp luật.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 - Những khiếu nại về đất của người dân chủ yếu liên quan đến giá đền bù thiệt hại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng công trình phúc lợi công cộng. Mọi khiếu nại của người dân đã được huyện quan tâm giải quyết đúng pháp luật và đều nhận được sự đồng tình ủng hộ từ phía nhân dân. Do đó, không có vụ
việc khiếu nại vượt cấp hoặc kéo dài.
Hàng năm, huyện đã phối hợp với thanh tra Sở Tài nguyên và môi trường thanh tra, kiểm tra tình hình sử dụng đất của các tổ chức sử dụng đất trên địa bàn huyện.
3.2.1.8. Công các kiểm kê, thống kê đất đai
Công tác thống kê đất đai hàng năm được thực hiện đầy đủ và theo đúng quy
định của pháp luật.
Việc kiểm kê đất đai năm 2010 đã được thực hiện xong theo đúng quy định của pháp luật. Trên cơ sở cập nhật các biến động đất đai UBND các xã, thị trấn trong huyện, tiến hành tổng hợp các biến động, chỉnh lý số liệu thống kê năm 2013
để phù hợp với hiện trạng sử dụng đất đai.
3.2.1.9. Quản lý tài chính vềđất đai
Các khoản thu từ đất nộp ngân sách hàng năm đạt và vượt kế hoạch tỉnh giao. Nguồn thu từđất nộp ngân sách được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách.
3.2.1.10. Quản lý và phát triển thị trường bất động sản
Huyện đã tạo điều kiện và khuyến khích người dân sử dụng đất hợp pháp. Xây dựng thị trường bất động sản để quyền sử dụng đất trong huyện hoạt động có hiệu quả và chính quy. Những người đến nhập cư, có nhu cầu sử dụng đất ở, đất sản xuất kinh doanh, đều được hướng dẫn giúp đỡ thực hiện thủ tục hành chính nhanh nhất. Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được tỉnh phê duyệt, huyện triển khai tổ chức thực hiện quy hoạch chi tiết khu dân cư và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bàn Huyện
3.2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất đến 2013
Với tổng diện tích tự nhiên 21327,48 ha và dân số là 172399 người mật độ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất huyện Kim Sơn năm 2013 Stt Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) I Tổng diện tích tự nhiên 21.327,48 100 1 Đất nông nghiệp 13.569,49 63,62 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 9.590,02 44,97 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 9.314,54 43,67 1.1.1.1 Đất trồng lúa 8.239,61 38,63 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 1.074,93 5,04 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 275,48 1,29 1.2 Đất lâm nghiệp 791,79 3,71 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 791,79 3,71 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 3181,15 14,92 1.4 Đất nông nghiệp khác 6,53 0,03
2 Đất phi nông nghiệp 5.373,85 25,20
2.1 Đất ở 927,01 4,35
2.1.1 Đất ở tại nông thôn 868,09 4,07
2.1.2 Đất ở tại đô thị 58,92 0,28
2.2 Đất chuyên dung 3.076,91 14,43
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 24,09 0,11
2.2.2 Đất quốc phòng 37,48 0,18
2.2.3 Đất an ninh 0,42 0,002
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 168,21 0,79
2.2.5 Đất có mục đích công cộng 2..846,71 13,35
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 53,09 0,25
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 314,21 1,47
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.002,37 4,70
2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0,26 0,001
3 Đất chưa sử dụng 2.384,14 11,18
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 2.377,99 11,15
3.3 Núi đá không có rừng cây 6,15 0,03
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Sơn)
Kim Sơn là một huyện có nền kinh tế nông ngiệp vì vậy sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, hiệu quả kết hợp với các biện pháp bảo vệđất là rất quan trọng nhằm duy trì sức sản xuất của đất cho tương lai. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Kim Sơn được thể hiện qua bảng 3.4
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54
Bảng 3.4: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Kim Sơn năm 2013
Stt Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất nông nghiệp 13.569,49 100,00 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 9.590,02 70,67 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 9.314,54