Kết quả công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn Huyện Kim Sơn

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình theo quy định của luật đất đai 2003 (Trang 80)

Tranh chấp đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến ở nhiều nơi hiệu quả

hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước tất yếu sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực khi những quy định của pháp luật chưa theo kịp thực tiễn hoặc còn mâu thuẫn. Tuy nhiên, ảnh hưởng ở mức độ nào còn phụ thuộc vào việc tổ chức, thực hiện chính những quy định ấy của cơ quan Nhà nước.

3.3.4.1 Tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn Huyện Kim Sơn

Tình hình tranh chấp đất đai trên đia bàn Huyện Kim Sơn giai đoạn 2010- 2013 đã tíêp nhận 59 đơn và tiếp tục giải quyết 03 đơn tồn đọng từ năm 2009. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp tranh chấp về đất đai nhưng trên địa bàn huyện chỉ

có tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình các nhân với nhau, không có tranh chấp đất

đai giữa tổ chức với hộ gia đình, cá nhân hoặc tranh chấp giữa tổ chức và Nhà nước. Giai đoạn trên, địa bàn huyện Kim Sơn chỉ nhận được những đơn đề nghị giải quyết tranh chấp về đất ở và tranh chấp về tài sản trên đất, không có tranh chấp về đất nông nghiệp. Các hình thức tranh chấp được thể hiện tại Bảng 3.14

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71

Bảng 3.13 Các hình thức tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Kim Sơn

Số vụ từng năm Nội dung tranh chấp Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tranh chấp về ranh giới sử dụng đất 11 13 2 5 Tranh chấp về quyền sử dụng đất 7 7 3 4 Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất 3 1 1 0 Tranh chấp về ngõ đi chung 1 0 0 1 Tổng 22 21 6 10

Như vậy, trong 4 năm đã có 59 đơn với các nội dung tranh chấp về ranh giới sử dụng đất do lấn, chiếm; tranh chấp QSD đất theo thừa kế hoặc trong các vụ án ly hôn, tranh chấp tài sản gắn liền với đất; tranh chấp ngõ đi chung sau khi chuyển nhượng. Nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài, phải lập đoàn thanh tra để xác minh giải quyết. Nhìn vào tổng thể giai đoạn, dễ dàng nhận thấy năm 2010 là năm đỉnh điểm của các vụ tranh chấp với 16 vụ mà nguyên nhân chính là do tranh chấp về ranh giới QSD đất. Thời điểm này là UBND Huyện mới tiến hành đo đạc lại bản đồ địa chính, nhiều diện tích của các hộ gia đình không như trong GCN vì vậy dẫn đến tranh chấp giữa các hộ liền kề. Ngoài ra, thời điểm này giá đất đang sốt dẫn đến nhiều anh em trong cùng gia đình tranh chấp QSD đất do bố mẹđể thừa kế.

Tranh chấp về ranh giới sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân có số lượng lớn nhất với 31 vụ chiếm 52,5%. Loại tranh chấp này là do các hộ liền kề nhau chưa xác định được ranh giới cụ thể, các mốc ranh giới là những vật dễ thay đổi theo thời gian. Hoặc là trường hợp nhận chuyển nhượng mà không biết rõ về ranh giới.

Tranh chấp về QSD đất giữa các thành viên trong gia đình khi thừa kế hoặc phân chia tài sản sau ly hôn có 21 vụ chiếm 35,6%. Lý do chủ yếu là người có QSD

đất khi chết không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp và những người thừa kế không tự thỏa thuận được. Tương tự đối với những gia đình khi ly hôn nhưng không xác định được nguồn tài chính để có đất giữa hai vợ chồng nên tòa không phân chia đất, tranh chấp xảy ra là khó tránh khỏi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72 Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất là 5 vụ chiếm 8,5% chủ yếu là tài sản giữa các bên khi mượn đất lẫn nhau, hoặc khi ly hôn. Tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án và đã được tòa giải quyết triệt để.

Tranh chấp về ngõ đi chung là dạng tranh chấp có số lượng ít nhất, 2 vụ

chiếm 3,4% nhưng lại rất khó giải quyết theo pháp luật. Nguyên nhân là do người nhận chuyển nhượng không tính đến đường đi riêng cho mình, khi quan hệ làng xóm không tốt dẫn đến tranh chấp. Dạng tranh chấp này đang được UBND huyện giải quyết.

3.3.4.2. Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn Huyện Kim Sơn

Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai trên đia bàn Huyện Kim Sơn được thể

hiện tại bảng Bảng 3.14

Bảng 3.14 Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Kim Sơn

STT Hình thức tranh chấp Số vụđã giải quyết Số vụ tồn đọng Tổng Tòa án Chủ tịch UBND huyện Chuyển lên cấp Tỉnh 1 Ranh giới SDĐ 31 5 21 1 2 2 QSDĐ trong gia đình 21 5 6 2 3 3 Ngõ đi chung 2 0 1 0 1 4 Tài sản gắn liền với đất 5 12 0 0 0 Tổng 59 22 28 3 6

Số liệu bảng 3.14 cho thấy, huyện Kim Sơn đã giải quyết được 53/59 vụ tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền chiếm 89,8% tổng số vụ. Trong đó:

+ 22/53 vụ do Tòa án nhân dân huyện giải quyết chiếm 41,5 % chủ yếu là tranh chấp về tài sản gắn liền với đất và tranh chấp mà các đương sự đã có GCN QSD đất hoặc hồ sơ nhà đất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73 +28/53 vụ do Chủ tịch UBND huyện giải quyết chiếm 52,8%, chủ yếu là các vụ mang tính chất đặc thù, các đương sự không đồng ý với kết quả hòa giải, không có GCN QSD đất hoặc không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.

+ 03/53 vụ Chủ tịch UBND huyện giải quyết lần đầu nhưng một bên không đồng ý với quyết định giải quyết nên đã chuyển lên UBND tỉnh Ninh Bình giải quyết.

3.3.4.3. Các vụ tranh chấp đất đai trên đia bàn Huyện Kim Sơn còn tồn đọng

Trong công tác tranh chấp đất đai trên đia bàn Huyện Kim Sơn vẫn còn 6 hồ

sơ tồn đọng đang chờ giải quyết. Nội dung các vụ tồn đọng được tổng hợp cụ thể

trong bảng Bảng 3.15:

Bảng 3.15 Các vụ tranh chấp còn tồn đọng trên địa bàn huyện Kim Sơn

TT Họ tên Địa chỉ Đơn Nội dung Ngày 1 Đỗ Thị Dung Thôn Năng An xã Xuân Thiện ĐN giải quyết tranh chấp ngõ đi giữa gia đình bà với gđ anh Đỗ Văn Công cùng xóm 21/5/2013 2 Trần Trung Kiên

Thôn Kim Đài xã Kim Chính

ĐN giải quyết tranh chấp đất đai giữa gđ ông với gia đình ông Bắc bên cạnh

11/3/2013

3 Tạ Thị Nhuần Thôn Vinh Ngoại xã Thượng Kiệm ĐN giải quyết tranh chấp đất đai giữa gia đình bà và gia đình bà Lý cùng xóm 13/6/2013 4 Phạm Thị Cúc Thôn Ứng Luật xã Quang Thiện ĐN giải quyết tranh chấp nhà ở

với con trai là Trần Xuân Cát 03/07/2013 5 Hoàng Khắc

Cường

Thôn Tức Khiêu xã Kim Định

ĐN giải quyết tranh chấp nhà ở

với vợ là Bùi Thị Loan khi ly hôn

27/9/2013

6 Trần Văn Tình TT Phát Diệm

ĐN giải quyết tranh chấp về tài sản trên đất khi cho ông Minh mượn đất

15/11/2013

Các vụ tranh chấp trên đang trong quá trình thẩm định hồ sơ và chờ giải quyết tại cấp có thẩm quyền.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74 Trong 03 vụ tranh chấp đất đai tồn đọng từ năm 2009 chuyển sang, các hình thức tranh chấp và đối tượng tranh chấp thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.16 Kết quả giải quyết các vụ tranh chấp đất đai còn tồn đọng từ năm

2009 trên địa bàn huyện Kim Sơn

TT Đối tượng tranh chấp Hình thức tranh chấp Giải quyết

1 Hộ gia đình – Hộ gia đình Tranh chấp về ngõ đi chung UBND huyện đã giải quyết

2 Hộ gia đình – Hộ gia đình Tranh chấp về ranh giới SDĐ

Tòa án nhân dân

đã giải quyết 3 Cá nhân – Cá nhân Tranh chấp về nhà ở khi ly

hôn

Tòa án nhân dân

đã giải quyết

Như vậy, các vụ tranh chấp đất đai tồn động từ năm 2009 đến nay đã được giải quyết triệt để.

3.3.5. Đánh giá tình hình công tác gii quyết khiếu ni, t cáo, tranh chp vđất đai trên địa bàn Huyn

3.3.5.1. Những thành tựu chủ yếu

a) Trong những năm qua, thường trực Huyện ủy và UBND huyện đã xác định công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên từ huyện đến cơ sở.

b) Công tác giải quyết đơn thư khiếu tốđã đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, có sự chỉđạo chặt chẽ với các cấp ủy với chính quyền, phối kết hợp giữa chính quyền với đoàn thể quần chúng, giữa cơ quan kiểm tra của Đảng với Thanh tra Nhà nước, giữa các cơ quan chức năng trong khối nội chính với các cơ quan chuyên môn tạo nên sự thống nhất về nhận thức và vận dụng chế độ chính sách pháp luật, góp phần làm ổn định tình hình chính trịởđịa phương.

c) Thực hiện các quy định của pháp luật, thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Ninh Bình, Huyện ủy, UBND huyện Kim Sơn đã kịp thời ban hành các chỉ thị, nghị quyết, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết khiếu nại, tố cáo,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75 tranh chấp đất đai của công dân. Thành lập các đoàn công tác liên ngành để giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo có nội dung phức tạp, đông người.

3.3.5.2. Những tồn tại chủ yếu

Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vềđất đai tại huyện Kim Sơn vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục đó là:

a) Năng lực, trình độ của cán bộ giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp vềđất

đai còn hạn chế, tuy có chuyên môn, nghiệp vụ nhưng chưa áp dụng được vào thực tế. Phần lớn, cán bộ chuyên môn còn chưa chú ý đến thời hiệu giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai.

b) Lực lượng làm công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo còn thiếu, trang thiết bị phục vụ cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo còn nghèo nàn, chưa

đáp ứng được nhiệm vụđược giao.

c) Chế độ cho cán bộ trong ngành thanh tra rất ngặt nghèo, chưa động viên, thu hút người có khả năng vào ngành, ở lại ngành.

d) Về phía công dân khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, đa số công dân chưa nắm vững được các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; một số người bị các “phần tử xấu” lôi kéo, kích động.

3.4. Đề xuất giải pháp tăng cường hiệu lực công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vềđất đai trên địa bàn huyện Kim Sơn.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình theo quy định của luật đất đai 2003 (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)