ĐVT: 1.000 đồng/m2
Huyện Kim Sơn Giá đất
1. Thị trấn Phát Diệm, Thị trấn Bình Minh 1. Đất trồng cây hàng năm Đất màu 54 Đất lúa màu 50 Đất 2 lúa, cói 49 Đất 1 lúa 47 2. Đất trồng cây lâu năm Sử dụng có thời hạn 38
Sử dụng lâu dài trong khu dân cư 60
3. Đất nuôi trồng thủy sản Sử dụng có thời hạn 32
Sử dụng lâu dài trong khu dân cư 60
2. Các xã thuộc huyện Kim Sơn
1. Đất trồng cây hàng năm Đất màu 45 Đất lúa màu 42 Đất 2 lúa, cói 41 Đất 1 lúa 39 2. Đất trồng cây lâu năm Sử dụng có thời hạn 38
Sử dụng lâu dài trong khu dân cư 60
3. Đất nuôi trồng thủy sản Sử dụng có thời hạn 32
Sử dụng lâu dài trong khu dân cư 60
(Nguồn: UBND tỉnh Ninh Bình)
Bảng số liệu cho thấy, tại các xã trên địa bàn huyện Kim Sơn, giá đất nông nghiệp là rất thấp, kéo theo đó là giá đền bù khi Nhà nước thu hồi đất cũng rất thấp so với giá thị trường. Đây nguyên nhân dẫn đến các khiếu nại của người dân khi bị
mất đất. Đối với dự án tránh Quốc lộ 10, hàng trăm hộ dân bị thu hồi đất trồng lúa
để xây dựng đường cao tốc. Các hộ dân mất đất được Nhà nước hỗ trợ 41 nghìn
đồng/m2 đất, cùng với tất cả các khoản hỗ trợ của Nhà nước, của nhà đầu tư thì người dân được hưởng 123 nghìn đồng/m2 đất. Tuy các khoản hỗ trợ đã được cải thiện, người dân mất đất phần nào được động viên, nhưng từ nay họ sẽ sống bằng gì khi mà tư liệu sản xuất đã bị thu hồi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64
Đối với đất ở bị thu hồi, người dân mất đất còn chịu thiệt thòi hơn rất nhiều so với đất nông nghiệp bị thu hồi. Theo khung giá đất áp dụng cho địa bàn huyện, tại khu vực Thị trấn Phát Diệm (Đô thị loại V) giá đất cao nhất là 8 triệu đồng/m2, thấp nhất là 700 nghìn đồng/m2 trong khi giá thị trường khu vực này có nơi đã lên tới 39 triệu đồng/m2. Đất nằm trên trục đường 10 có giá 8 triệu đồng/m2, thấp nhất là 130 nghìn đồng/m2 trong khi giá thị trường là 34 triệu đồng/m2.
Tại dự án tránh Quốc lộ 10 với giá đền bù cho người dân có đất ở bị thu hồi là 200 nghìn đồng/m2 (đất ở nông thôn). Với mức giá đền bù như trên là nguyên nhân sâu xa cho việc GPMB diễn ra chậm hoặc các hộ gia đình không đồng ý bàn giao đất.
b) Khiếu nại về các khoản thuế và lệ phí trong quá trình quản lý và sử dụng
đất : tổng số 15 đơn, qua các năm số lượng đơn thư về vấn đề này có chiều hướng giảm dần do sau khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thì nhiều Nghị định và Thông tư hướng dẫn cụ thể các khoản thuế và lệ phí. Do đó phòng TNMT, Chi cục thuế Huyện trong quá trình tính thuế, lệ phí cũng như người dân nắm rõ, thực hiện. Trong giai đoạn 2010– 2013 các khiếu nại chủ yếu tập trung vào khiếu nại về thuế
chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, tiền sử dụng đất với các yêu cầu như
xem xét, đánh giá đất tính thuế và lệ phí. Trong giai đoạn này, Huyện đã giải quyết 100% vụ việc không để tồn đọng một vụ việc nào.
c) Khiếu nại về thủ tục chuyển quyền sử dụng đất của Phòng TNMT cũng chiếm số lượng đơn khá lớn với tổng số vụ là 19 vụ. Trong đó, chủ yếu người dân khiếu nại về thời gian, thủ tục chuyển quyền, hoặc cán bộ phòng gây phiền hà cho dân. Nguyên nhân là do người dân không hiểu thủ tục giấy tờ cần thiết, trong khi cán bộ địa chính xã cũng không kiểm tra, hướng dẫn bổ sung hồ sơ ngay, dẫn đến thời gian làm thủ tục chuyển quyền lâu. Đến hết năm 2013, tổng số vụđã giải quyết là 18/19 vụ, một vụđang tiếp tục giải quyết do thất lạc hồ sơ chuyển nhượng.
d) Các hình thức khiếu nại khác với 13 đơn, 100% số vụ việc đã được huyện giải quyết trong giai đoạn này. Các đơn hiếu nại về nhiều vấn đề như: đòi lại đất cũ,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65
3.3.2.3 Kết quả giải quyết khiếu nại vềđất đai trên địa bàn Huyện Kim Sơn