4.2.4.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn
Chỉ tiêu này là thước đo khả năng trả nợ của Công ty. Nó thể hiện khả năng trả ngay những món nợ tới hạn theo yêu cầu của chủ nợ. Phần tài sản của công ty dùng để trả những khoản nợ tới hạn là các khoản tiền như tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu…
BẢNG 4.12. KHẢ NĂNG THANH TOÁN NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 (2010 – 2012) Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 Tài sản lƣu động 34.777 47.871 53.974 Nợ ngắn hạn 32.502 44.325 49.517
Khả năng thanh toán nhanh (lần) 1,07 1,08 1,09
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty hải sản 404)
Qua bảng số liệu ta thấy khả năng thanh toán nhanh của Công ty qua 3 năm (2006-2008) luôn luôn tăng. Năm 2010 khả năng thanh toán của Công ty là 1,07 lần, tức là 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,07 đồng tài sản có tính đảm bảo thanh toán nhanh. Sang năm 2011 tỷ số này tăng lên 1,08 lần, tức là trong 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,08 đồng tài sản có tính đảm bảo thanh toán nhanh. Và đến năm 2012 khả năng thanh toán nhanh lại tiếp tục tăng lên là 1,09 lần, tức là trong 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,09 đồng tài sản có tính thanh toán nhanh. Tỷ số này càng cao thì khả năng thanh toán nợ càng lớn, tỷ số này thường biến động từ 0,5- 1 lần thì có khả năng đảm bảo trả nợ khi đến hạn. Từ kết quả trên cho thấy khả năng thạnh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty là khả quan.
Phân tích hiệu quả hoạt động GVHD: Th.S.Trương Chí Hải
kinh doanh của công ty Hải sản 404
4.2.4.2. Mức lợi nhuận trên doanh thu
BẢNG 4.13. MỨC LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 (2010 – 2012) Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 Tổng doanh thu 370.725,674 480.809,169 436.547,016 Lợi nhuận ròng 6.117,51 11.258,38 7.398,76
Lợi nhuân/Doanh thu (%) 1,65 2,34 1,69
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty hải sản 404)
Qua bảng phân tích số liệu trên ta thấy tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty qua 3 năm (2010-2012) tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể như tổng doanh thu của năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 110.083,495 triệu đồng, nhưng đến năm 2012 thì tổng doanh thu giảm hơn so với năm 2011 là 44.262,153 triệu đồng. Lợi nhuận ròng của năm 2011 tăng nhanh hơn so với năm 2010 là 5.140,87 triệu đồng, lợi nhuận ròng của năm 2012 lại giảm hơn so với năm 2011 là 3.859,62 triệu đồng. Tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty qua 3 năm tăng giảm không ổn định cũng đã kéo theo tình hình lợi nhuận trên doanh thu qua 3 năm cũng không ổn định.
Năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty đạt được là 1,65%, có nghĩa là với 100 đồng doanh thu Công ty sẽ thu được 1,65 đồng lợi nhuận. Đến năm 2011 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty là 2,34% cũng có nghĩa là với 100 đồng doanh thu Công ty thu được 2,34 đồng lợi nhuận. Đến năm 2012 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty là 1,69% cũng có nghĩa là với 100 đồng doanh thu Công ty thu được 1,69 đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy trong năm 2011 Công ty đã gặt hái được nhiều thành công, xong đến năm 2012 do tình hình kinh tế không ổn định và lạm phát diễn ra nên việc kinh doanh của Công ty đã gặp những khó khăn nhất định.
Phân tích hiệu quả hoạt động GVHD: Th.S.Trương Chí Hải
kinh doanh của công ty Hải sản 404
4.2.4.3. Lợi nhuận trên tài sản có (ROA)
BẢNG 4.14. LỢI NHUẬN TRÊN TÀI SẢN CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 (2010 – 2012) Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 Lợi nhuận ròng 6.117,51 11.258,38 7.398,76 Tổng tài sản 137.081,00 154.103,00 172.372,00 ROA (%) 4,46 7,31 4,29
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty hải sản 404)
Đây là tỷ số đo lường khả năng sinh lợi ròng của tổng tài sản có trong quá trình hoạt động của Công ty. Qua số liệu về tỷ số lợi nhuận trên tài sản có (ROA) ở bảng trên, cho thấy năm 2010 tỷ số này của Công ty là 4,46% và năm 2011 có tỷ số là 7,31%, điều này chứng tỏ rằng trong năm 2011 hoạt động của Công ty rất có hiệu quả. Nghĩa là cứ 100 đồng tài sản có Công ty sẽ thu được 7,31 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, đến năm 2012 thì tỷ số lợi nhuận trên tài sản của công ty lại giảm xuống so với năm 2011 chỉ còn 4,29%, nguyên nhân làm cho lợi nhuận của công ty giảm là do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và thực hiện các nhóm giải pháp kiềm chế chống lạm phát của chính phủ nên trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chịu ảnh hưởng và gặp nhiều khó khăn về thị trường xuất khẩu và nguồn vốn kinh doanh. Tỷ số lợi nhuận trên tài sản có của công ty vào năm 2012 là 4,29% tức là cũng với 100 đồng tài sản có Công ty chỉ thu được 4,29 đồng lợi nhuận.
Phân tích hiệu quả hoạt động GVHD: Th.S.Trương Chí Hải
kinh doanh của công ty Hải sản 404
4.2.4.4. Tỷ số lợi nhuận trên vốn tự có của công ty (ROE)
BẢNG 4.15. TỶ SỐ LỢI NHUẬN TRÊN VỐN TỰ CÓ CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 (2010 – 2012) Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 Lợi nhuận ròng 6.117,51 11.258,38 7.398,76 Nguồn vốn chủ sở hữu 98.262,00 104.103,00 117.505,00 ROE (%) 6,23 10,81 6,30
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty hải sản 404)
Tỷ số lợi nhuận trên vốn tự có (ROE) là tỷ số đo lường khả năng sinh lời của vốn tự có trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty. Tương tự như tỉ số lợi nhuận trên tài sản có (ROA), tỷ số lợi nhuận trên vốn tự có (ROE) của Công ty trong 3 năm cũng có sự biến động đáng kể. Trong thời gian ba năm (2010-2012) do tình hình hoạt động của Công ty tuy không ổn định nhưng vẫn đạt hiệu quả cao so với các doanh nghiệp khác nên khả năng sinh lời của vốn tự có của Công ty đạt tỷ lệ cao. Năm 2011, tỷ số này rất cao, tăng hơn so với năm 2010 là 4,58%. Tỷ số lợi nhuận trên vốn tự có của năm 2011 là 10,81% điều đó có thể hiểu là cứ 100 đồng vốn tự có của mình, Công ty sẽ thu được 10,81 đồng lợi nhuận ròng. Đến năm 2012 thì tỷ số lợi nhuận trên vốn tự có (ROE) của Công ty trong năm 2012 đã giảm so với năm 2011. Tỷ số lợi nhuận trên vốn tự có của công ty trong năm 2012 là 6,30% có nghĩa là với 100 đồng vốn tự có trong năm 2012 thì Công ty thu được 6,30 đồng lợi nhuận ròng. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần phải có một số biện pháp thích hợp hơn để làm tăng lợi nhuận của Công ty.
Phân tích hiệu quả hoạt động GVHD: Th.S.Trương Chí Hải
kinh doanh của công ty Hải sản 404
CHƢƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO CÔNG TY
5.1. BIỆN PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƢỜNG
Nhìn chung, trong thời gian vừa qua mặc dù công ty vẫn luôn nổ lực cố gắng trong việc đảm bảo duy trì tốt hoạt động sản xuất – kinh doanh của mình. Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế chung, cũng như nội bộ ngành thì công ty vẫn còn một số tác động ảnh hưởng như sau; + Tình hình kinh tế khó khăn (lạm phát cao, giá cả không ổn định, nguồn cung bất ổn) đã ảnh trực tiếp đến tính ổn định nguyên liệu, và các yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất của công ty, cũng như giá thành sản phẩm đầu ra của công ty biến động mạnh (giá tăng theo yếu tốt đầu vào) dẫn tới sự thiếu cạnh tranh trong tiêu thụ.
+ Thị trường xuất khẩu còn hạn hẹp, thiếu dàn trãi nên dễ bị ảnh hưởng khi có biến động (khó đảm bảo sản lượng tiêu thụ khi kinh tế gặp khó khăn, thị trường biến động).
+ Sản phẩm của công ty vẫn còn hạn chế về mặt chủng loại mặt hàng, kiều dáng-mẫu mã, cũng như phân khối trọng lượng đóng gói nên chưa đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Đây cũng là yếu tốt gây tác động đáng kể đến doanh thu của công ty, cũng như là vần đề mà công ty cần xem xét khi có nhu cầu mở rộng thị trường.
+ Đồng thời, sự thiếu chủ động về nguồn vốn của công ty trong thời gian qua cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch sản xuất – kinh doanh của công ty. Cụ thể, là vốn công ty vẫn còn phụ thuộc nhiều vào công ty mẹ và nguồn vốn vay nên trong thời gian qua việc công ty bị thiếu hụt vốn tạm thời, và gánh chịu biến động lãi suất tăng cao vẫn thường xảy ra. - Ngoài ra, vấn đề về các khoản chi phí của công ty cũng luôn có tác động đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (trực tiếp nhất là về lợi nhuận) chúng ta vẫn cần phải chú ý. Đặt biệt, vấn đề về chi phí hàng tồn kho của công ty trong thời gian qua vẫn còn ở mức cao và nhiều bất cập (lượng hàng tồn kho lớn, giá trị giảm do giá do bảo quản kém (chất lượng sục giảm), ảnh hưởng chung của tình hình biến động giá cá xuất
Phân tích hiệu quả hoạt động GVHD: Th.S.Trương Chí Hải
kinh doanh của công ty Hải sản 404
khẩu,…) đã tác động rất lớn đến chỉ tiêu về lợi nhuận của công ty trong thời gian qua.
Như đã phân tích về doanh thu của công ty ở các phần trước, thì tỷ trọng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là chính yếu (luôn chiếm trên dưới 99%). Do đó, để thật sự đảm bảo nguồn thu của công ty được tăng trưởng ổn định về lâu dài thì các giải pháp chính yếu về nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn được đặt ở vị trí hết sức quan trọng (mang tính quyết định nhất về doanh thu của công ty). Và vấn đề quan trọng ở đây mà ta cần làm là phải làm sao mở rộng được thị trường thêm nhiều hơn nữa cả về trong và ngoài nước thì lúc đó doanh thu từ hoạt động sản xuất-kinh doanh của công ty không những đảm bảo được tăng tốt, mà còn được ổn định hơn (vì thị trường được dàn trãi rộng khắp nên trách được những tác động tiêu cực cục bộ từ một đối tượng Khách hàng hay một khu vực nào đó). Đối với thị trường trong nước thì bên cạnh công ty mở rộng các chương trình giới thiệu các sản phẩm của công ty đến đối tượng Khách hàng, mà còn cần phải thực hiện đầu tư để thiết lập một hệ thống các chi nhánh khắp trên toàn quốc, đặt biệt là ở các trung tâm thành phố. Cần có đội ngũ bán hàng thật chuyên nghiệp và năng động bám sát các thị trường để tiếp xúc, giới thiệu sản phẩm cho Khách hàng là Nhà hàng, quán ăn,… các đối tượng sử dụng trực tiếp sản phẩm để chế biến thức ăn với số lượng lớn và ổn định. Tiến hành hội thảo tiếp xúc khách hàng là các nhà phân phối sản phẩm như các siêu thị, nhà bán lẻ trong nước, công với chính sách chiết khấu phù hợp, đảm bảo đem lợi ích cao nhất cho các nhà bán lẻ này (trên cơ sở hài hoài lợi ích đôi bên). Còn đối với việc mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài, thì công ty phải xây dựng một chiến lược tốt cho việc xâm nhập thị trường, và phải luôn có những nghiên cứu đều tra thật kỹ từng thị trường để có thể hiểu được nhu cầu Khách hàng về từng sản phẩm như thế nào, cũng như có được mức giá bán phù hợp nhất và tốt nhất cho từng thị trường. Bên canh đó, công tác xúc tiến thương mại, tham gia các hội trợ quốc tế, hay hội chợ thuỷ sản ở các nước cũng phải được thực hiện ở mức độ thường xuyên, ngày càng chất lượng hơn. Ngoài ra, để đưa được sản phẩm ra nước ngoài thì công ty cũng cần phải liên kết với nhiều nhà xuất khẩu thêm nhiều hơn, tránh tình trạnh quá phụ thuộc vào một số ít các
Phân tích hiệu quả hoạt động GVHD: Th.S.Trương Chí Hải
kinh doanh của công ty Hải sản 404
công ty xuất khẩu như thời gian vừa qua. Đồng thời, tiến tới công ty cũng cần xây dựng đội ngũ nhân viên phòng kinh doanh xuất khẩu phải được chuyên nghiệp hơn, tăng cường tìm ngày càng nhiều hơn các đơn hàng xuất khẩu, góp phần quan trọng giảm chi phí khi hàng xuất khẩu ra nước ngoài, cũng như thể hiện sự chủ động hơn về xuất khẩu ra nước ngoài.
5.2. BIỆN PHÁP GIẢM CHI PHÍ
Cùng với việc tăng Doanh thu, thì việc tiết giảm chi phí trong hoạt động sản xuất-kinh doanh của công ty là vấn đề đặt biệt quan trọng cho mục tiên chung về tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Và 3 khoản chi phí mà chúng ta cần phải xem xét và chú trọng nhiều nhất là các khoản chi phí về giá vốn (chiếm tầm quan trọng bậc nhất), kế đó là chi phí cho hoạt động bán hàng và chi phí về quản lý Doanh nghiệp. Đối với chi phí sản xuất (chi phí về giá vốn) là khoản chi phí chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng chi phí (thường chiếm trên 90% trong tổng chi phí). Vì thế, để giảm chi phí Công ty cần có những biện pháp thích hợp trong việc giảm chi phí này như; giám sát chặt chẽ và có kế hoạch thích hợp trong việc sử dụng nguyên liệu tránh gây hao phí, giám sát tình hình làm việc của các công nhân trực tiếp sản xuất nhằm hạn chế thời gian hao phí trong thao tác công việc của công nhân. Tìm nguồn nguyên liệu với giá rẻ, ổn định hơn (chất lượng vẫn phải đảm bảo) hợp lý hơn để có thể giảm nhẹ phần nào chi phí sản xuất , hạn giá thành sản phẩm để sản phẩm của công ty có đủ sức cạnh tranh với các đồi thủ trên thị trường, cũng như có thể đến với được nhiều khách hàng hơn nữa (vì mức giá rẻ-chât lượng tốt). Ngoài ra, với việc tân cường trang bị công nghệ mới và hiện đại, cộng với đội ngũ công nhân viên có đầy đủ năng lực, trình độ chuyên môn, có tay nghề cao thì hoạt động sản xuất của công ty sẽ được giảm đi phần nào phí tồn trữ nguyên liệu và giúp cho công ty có thể điều chỉnh, hoạch định chiến lược nguyên vật liệu phù hợp hơn. Điều này cũng sẽ góp phần quan trọng trong việc hạ thấp giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian sắp tới. Bên cạnh việc giảm chi phí sản xuât thì việc giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng là một vấn đề mà công ty cần xem xét. Mặc dù, với nhu cầu tất yếu của việc mở
Phân tích hiệu quả hoạt động GVHD: Th.S.Trương Chí Hải
kinh doanh của công ty Hải sản 404
chi phí về quản lý doanh nghiệp và chi phí cho hoạt động bán hàng cũng phải tăng tương ứng. Nhưng chúng ta vẫn cần phải theo dõi và kiểm soát sát xao hơn, nhằm tiết giảm các khoản chi phí này một cách phù hợp nhất, hoặc tăng ở mức hợp lý nhất để không ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (tránh trường hợp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh mà chi phí tăng thêm lớn hơn giá trị lợi ít mà nó đem là, gây giảm doanh thu một cách không đáng có). Để giảm chi phí bán hàng thì công tác bán hàng cần phải luôn được tiến hành với sự giám sát thường xuyên để tránh các tác động tiêu cực gây ảnh hưởng xấu đến khách hàng, cũng như giảm các chi phí không đáng có một cách kiên quyết (dù là nhỏ nhất). Đồng thời công ty cần lựa chọn đội ngũ nhân viên bán hàng thật chuyên nghiệp, với số lượng phân bổ hợp lý (nhân viên phải có trình độ, năng lực) thì công tác bán hàng mới được thực hiện tốt được. Từ đó, công ty sẽ giảm được đáng kể các khoản chi phí này, cũng như hoạt động bán hàng được hiểu quả tốt nhất, góp phần cho mục tiêu về hiệu quả hoạt động của công ty một cách tốt nhất. Ngoài ra, với những phương tiện hiện có của công ty,