Để thành công trên thương trường quốc tế, ngoài việc am hiểu về khách hàng, công ty cần phải phân tích đối thủ cạnh tranh. Vì cùng một loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng nhưng sản phẩm của công ty khác tốt hơn, làm cho sản phẩm của công ty mình bị tẩy chay. Mặc khác phân tích đối thủ cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp đưa ra chiến lược giá phù hợp, sản phẩm, dịch vụ cung ứng làm hài lòng khách hàng hơn.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả GVHD: Th.S.Trương Chí Hải
hoạt động kinh doanh của công ty Hải sản 404
Đối thủ canh tranh của công ty bao gồm các doanh nghiệp, công ty hiện kinh doanh cùng ngành nghề và các doanh nghiệp tiềm ẩn có tiềm năng kinh doanh trong tương lai. Đối thủ cạnh tranh của công ty rất nhiều từ trong nước đến ngoài nước. Trong nước bao gồm Agifish, Thuận Hưng, Cafatex, Hiệp Thành, Vĩnh Hoàn, Navico, caseamex,…Ngoài nước là Ấn Độ, Thái lan, Trung Quốc và Indonexia…Hiện tại, những doanh nghiệp của các nước như Campuchia, Lào,…họ chưa phải là đối thủ đáng lo ngại cho công ty. Nhưng trong tương lại họ sẽ phát triển mạnh về thủy sản bởi vì họ có những điều kiện tự nhiên thuận lợi như của ta, vì vậy doanh nghiệp cần phải cảnh giác. Đối với Thái Lan và Trung Quốc, hai nước này từ lâu đã là đối thủ lớn của Việt Nam trong việc xuất khẩu thủy sản. Cụ thể là Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng xuất fillet cá nheo và cá da trơn vào thị trường Mỹ, Thái Lan đưa nghề cá tra và các loại pangasius khác vào chương trình phát triển cấp quốc gia.
Do đó, trong tương lai, hai nước này sẽ là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu thủy sản.. Từ đó, doanh nghiệp nước ta và cả công ty Hải sản 404 sẽ mất dần thị phần ngày càng cao nếu không nhanh chóng đổi mới quản lý, cải thiện chất lượng ở công đoạn sản xuất khi các nước này tham gia vào hoạt động.