Với quy mô sản xuất kinh doanh tương đối lớn và do nhu cầu không ngừng phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường, công ty Hải sản 404 không ngừng cải tiến, đổi mới và hoàn thiện bộ máy tổ chức hoạt động. Dựa trên nguyên tắc tuyển chọn và bố trí lao động phù hợp từng khâu, từng bộ phận điều hành và quả lý, nhờ đó hoạt động của công ty ngày càng phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao.
* Ban Giám Đốc: gồm có Tổng giám đốc và 3 Phó Giám Đốc ở các đơn vị
+ Giám Đốc: là người điều hành mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước cấp trên, Bộ Quốc Phòng cũng như pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả GVHD: Th.S.Trương Chí Hải
hoạt động kinh doanh của công ty Hải sản 404
+ Phó Giám Đốc Kinh Doanh: Giúp điều hành mọi hoạt động của Công ty theo hai hướng sản xuất và kế hoạch.
+ Phó Giám Đốc Thành Viên: Giúp cho Giám Đốc quản lý công ty về mặt tài chính đồng thời cùng Phó Giám Đốc Kinh Doanh điều hành các hoạt động của Công ty.
* Phòng chuyên môn nghiệp vụ
Phòng tổ chức hành chính:
Nhiệm vụ chủ yếu là quản lý hồ sơ nhân sự, tham mưu cho Đảng Ủy – BGĐ về tổ chức bộ máy quản lý, thực hiện công tác hoạch định, đào tạo cán bộ, đề bạc, bổ nhiệm, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật. Đồng thời, phòng tổ chức hành chính còn chỉ đạo công tác chính trị tư tưởng, văn hóa trong đơn vị, giáo dục đường lối chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước.
Phòng Kỹ Thuật :
Phòng kỹ thuật sẽ chịu trách nhiệm về khâu kỹ thuật trong quy trình chế biến, đảm bảo hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chuẩn yêu cầu của các nước nhập khẩu. Bên cạnh đó, phòng kỹ thuật còn có nhiệm vụ giao dịch với các tổ chức quản lý chất lượng về nội dung liên quan trực tiếp đến kiểm tra chứng nhận chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản.
Phòng kế hoạch kinh doanh:
Nhiệm vụ chính của phòng kế hoạch kinh doanh là tìm kiếm khách hàng, đàm phán việc mua bán, trao đổi các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, vật tư, nguyên liệu; đồng thời soạn thảo các hợp đồng kinh tế, tổ chức thực hiện và theo dõi, đôn đốc tình hình thực hiện và thanh lý hợp đồng xuất khẩu, chịu trách nhiệm về thu mua hàng hóa giao dịch với khách hàng trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, phòng kế hoạch kinh doanh còn cùng với phòng Tài Chính – Kế Toán cân đối giá cả đầu vào, đầu ra sản phẩm, dịch vụ sao cho đảm bảo hiệu quả nhất. Ngoài ra, phòng kế hoạch kinh doanh còn có nhiệm vụ cùng Ban Giám Đốc xây dựng kế hoạch cho việc xuất nhập khẩu, nghiên cứu marketing, tìm hiểu phân phối thị trường tiêu thụ, cung cấp tài liệu làm cơ sở cho việc điều hành sản xuất kinh doanh của Giám Đốc, lập và lưu giữ chứng từ, hồ sơ XNK.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả GVHD: Th.S.Trương Chí Hải
hoạt động kinh doanh của công ty Hải sản 404
Phòng Kế Toán:
Phòng kế toán có nhiệm vụ tổ chức công tác hạch toán, phản ánh tình trạng luân chuyển vật tư, tiền vốn, việc sử dụng tài sản và đề xuất các biện pháp quản lý tài chính đồng thời quản lý chặt chẽ nguồn vốn, đảm bảo luôn phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, phòng kế toán còn quản lý tiền mặt, tiền vay ngân hàng, vật tư, hàng hóa trong kho theo đúng chế độ thống kê kế toán và lập báo cáo hoạt động kinh doanh để báo cáo lên cấp trên theo chế độ hiện hành. Bên cạnh đó, phòng còn có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi, nắm bắt và nâng cao trình độ quản lý theo quy định của pháp luật về nghiệp vụ kế toán – tài chính đồng thời tham gia lập kế hoạch tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn của Công ty.
Các nghiệp chế biến.
+ Xí nghiệp chế biến thủy sản
Nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp là sản xuất chế biến cùng gia công các mặt hàng cá tra gia công đông lạnh đảm bảo đúng quy trình, chất lượng.
+ Xí nghiệp chế biến chả cá
Xí nghiệp có nhiệm vụ chế biến mặt hàng chả cá Surimi từ các loại cá biển.
+ Xí nghiệp chế biến tôm
Nhiệm vụ chính của xí nghiệp là chế biến, gia công các mặt hàng về tôm.
+ Xí nghiệp sản xuất bao bì
Nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất bao bì các loại phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty kết hợp tiêu thụ thị trường bên ngoài để tăng hiệu quả sản xuất.
+ Phân xưởng kho
Phân xưởng có nhiệm vụ là tiếp nhận, sắp xếp, bảo quản, đóng, thay bao bì sản phẩm đông lạnh, đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật; đồng thời phục vụ bảo quản, sắp xếp hàng hóa lưu kho và kinh doanh cho thuê bên ngoài.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả GVHD: Th.S.Trương Chí Hải
hoạt động kinh doanh của công ty Hải sản 404
Nhiệm vụ chính của phân xưởng là đảm bảo công tác lắp đặt, sữa chữa, bảo dưỡng tất cả máy móc, trang thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất trong Công ty một cách hiệu quả, tiết kiệm, an toàn; đồng thời vận hành máy móc, thiết bị cấp đông, trữ lạnh, cấp nước đúng quy định bảo đảm an toàn và hiệu quả.