Phân tích chung tình hình chi phí của công ty

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả hoạt động kinh doanh của cty tnhh hai thành viên hải sản 404 (Trang 62)

Như đã phân tích ở phần trước (tình hình doanh thu), thì trong đó doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ là chính yếu nhất (luôn chiếm trên 99% qua các năm). Cho nên ở đây khi ta xét về các khoản chi phí của công ty, thì khoản chi phí về giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp (các khoản chi phí tất yếu để tạo ra doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) cũng chiếm tỷ trọng cao nhất (trên dưới 99%).

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả GVHD: Th.S.Trương Chí Hải

hoạt động kinh doanh của công ty Hải sản 404

BẢNG 4.8. TÌNH HÌNH CHI PHÍ CHUNG CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 GIAI ĐOẠN 2010 - 2012

Đơn vị: triệu đồng Khoản mục Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá vốn hàng bán 348.492 448.679 408.114 100.187 28,75 -40.565 -9,04 Chi phí bán hàng 7.835 9.624 10.838 1.789 22,83 1.214 12,61

Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.527 5.946 6.156 1.419 31,35 210 3,53

Chi phí hoạt động tài chính 1.579 1.376 1.427 -203 -12,86 51 3,71

Chi phí khác 136 173 147 37 27,21 -26 -15,03

Tổng chi phí 362.569 465.798 426.682 103.229 28,47 -39.116 -8,40

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả GVHD: Th.S.Trương Chí Hải

hoạt động kinh doanh của công ty Hải sản 404

Qua số liệu của bảng trên cho thấy tình hình thực hiện chi phí của công ty trong ba năm qua luôn giảm. Tổng chi phí thực hiện năm 2010 là 362.569 (triệu đồng) tăng hơn so với năm 2010 một khoảng là 103.229 triệu đồng (tương đương 28,47%, và tổng chi phí năm 2012 là 426.682 triệu đồng giảm hơn so với năm 2011 một khoảng là 39.116 triệu đồng (tương đương 8,40%).

Nguyên do được xác định ở đây chính là ảnh hưởng của tình hình chung từ nên kinh tế, nên công ty đã có những chính sách khác nhau qua từng năm, và đã gây ảnh hưởng đến các khoản chi phí này là khó tránh khỏi. Trong đó, đáng nói nhất là việc các khoản chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng, tình hình kinh tế lạm phát đang diễn ra nên đã làm cho khoảng chi phí này tăng đáng kể(mức tăng về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt là 1.789 triệu đồng (tương đương 22,83%) và 1.214 triệu đồng (tương đương 12,61%). Còn về lượng hàng trong năm tuy bán ra ít, nhưng do tình hình giá cả tăng mạnh về chi phí nhiên liệu, điện sản xuất, chi phí vận tải, chi phí nhân công,… đặc biệt là chi phí về nguyên liệu các đầu vào cũng tăng mạnh (mức trung bình 18.000đ/kg vào những tháng đầu năm 2010 nhưng do tình hình giá cả đã được Nhà nước bình ổn trở lại ở năm 2011, nguồn vốn được khơi thông, hoạt động kinh doanh được phục hồi,…nên công ty đã đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trở lại do đó làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Từ đấy, hoạt động bán hàng được tiến hành mạnh hơn, với nhiều chương trình và hình thức khác nhau (nhằm quảng bá thương hiệu, thúc đẩy bán hàng), cộng với chi phí hoạt động doanh nghiệp được tăng cường (nhằm đáp ứng tốt nhất cho việc khôi phục và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh) nên đã làm cho các khoản chi phí về bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng. Thêm vào đó, nguồn nguyên liệu cá trong năm cũng dồi dào, giá cá có sự giảm mạnh nên cũng đã góp phần đáng kể làm giảm chi phí về giá vốn trong năm 2012. Riêng về chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác thì cũng luôn được kiểm soát tốt, sự tăng-giảm của các khoản chi phí này là hoàn toàn phù hợp. Như năm 2012 chi phí hoạt động tài chính tăng chủ yếu là do tình hình lạm phát của nền kinh tế. Nhìn chung, về các khoản chi phí đến cuối năm 2012 (từ các khoản chi phí nhỏ đến các khoản chi phí lớn) đều được công ty

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả GVHD: Th.S.Trương Chí Hải

hoạt động kinh doanh của công ty Hải sản 404

kiểm soát tốt, không để xảy ra tình trạng thiếu kiểm soát trong những năm qua (mặc dù tình hình kinh tế vẫn luôn có nhiều diễn biến phức tạp). Tuy nhiên, qua phân tích về chi phí ở trên thì chúng ta vẫn phải chú ý hai vấn đề về chi phí giá vốn và chi phí tài chính. Chúng ta cần có sự chủ động hơn trong yếu tốt nguyên liệu đầu vào, và chi phí lãi vốn vay như tình trạng năm 2011 thì ta mới có thể quản lý các khoản chi phí được hoàn thiện và mỹ mãn nhất (hạn chế thấp nhất chi phí không đáng có cho công ty).

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả hoạt động kinh doanh của cty tnhh hai thành viên hải sản 404 (Trang 62)