Về phía công ty, tuy có ưu thế về vị trị trong việc đặt ở khu Đồng Bằng Sông Cửu Long (nơi có nguồn nguyên liệu cá dồi dào) gần nguồn nguyên liệu.
Phân tích hiệu quả hoạt động GVHD: Th.S.Trương Chí Hải
kinh doanh của công ty Hải sản 404
Nhưng trong nhiều năm qua do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, cũng như trực tiếp về những biến động xấu của kinh tế trong nước (giá cả biến đổi tăng liên tục, đột biến, lạm phát tăng cao, lãi vay ngân hàng cũng luôn ở mức cao) nên đã làm ảnh hưởng đến việc vay vốn của người dân để nuôi cá cả về chi phí cũng như vốn. Từ đấy ảnh hưởng trực tiếp đến các vùng nuôi cũng sẽ bị thu hẹp, sản lượng cá đạt chất lượng thấp mà giá cả thì cao,…Vì vậy, đã tạo ra một số biến động cho thị trường nguyên liệu là khó tránh khỏi. Và nằm trong vùng ảnh hưởng chung, công ty thuỷ sản 404 trong thời gian vừa qua cũng bị động rất lớn về lượng cá nguyên liệu đầu vào cũng như cả về mức giá. Do đó, để tránh được tình trạng trên có thể diễn ra, cũng như có thể chủ động hơn về giá cá nguyên liệu đầu vào thì công ty cần có chiến lược liên kế tốt với các hộ nuôi các trong vùng là hết sức cần thiết. Theo đó, công ty cần có chính sách hỗ trợ vốn, đầu tư hỗ trợ về khoa học công nghệ, chuyển giao kỹ thuật cho người dân trong quá trình nuôi thuỷ sản. Thiết lập cho mình một hoặc nhiều hơn các kênh thu mua cá nguyên liệu cho công ty. Cộng vào đó, công ty cũng cần có tầm nhìn chiến lược trong sự liên kết này, tuân thủ nguyên tắc “đôi bên cùng gắn kết, cùng chia sẽ quyền lợi, và trách nhiệm” để đôi bên cùng có lợi (nhằm tạo mối quan hệ thân thiết hơn, cũng như tránh tình trạng các hộ nuôi cá không bán cá cho ta khi giá cao, hay ta không thu mua (hoặc mua ép giá nông dân) khi lượng cá nhiều, giá giảm.