Chi phí quản lý của công ty

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả hoạt động kinh doanh của cty tnhh hai thành viên hải sản 404 (Trang 69)

Với tổng giá trị chi phí đứng thứ 3 (sau chi phí về giá vốn, chi phí bán hàng) thì chi phí cho công tác quản lý doanh nghiệp cũng phải được hết sức chú ý cho mục tiêu chung về quản lý và tiết giảm tốt nhất các chi phí cho công ty. Khác với chi phí bán hàng, chi phí về dịch vụ mua ngoài không còn là khoản chi cao nhất nữa, mà thay vào đó là sự tăng lên của chi phí khác và chi phí nhân viên. Nguyên do được xác định là các khoản chi phí mua ngoài trong quản lý doanh nghiệp chủ yếu gồm chi về điện, nước văn phòng và các chi phí điện thoại, báo chí thường ngày cho bộ phận văn phòng. Từ đó, chi phí mua ngoài trong chi phí quản lý doanh nghiệp cũng thấp hơn rất nhiều so với chi phí dịch vụ mua ngoài trong chi phí bán hàng (tổng giá trị từ năm 2010-2012 lần lược là 571; 631; 680 triệu đồng, so với mức 5.767; 7.616; 8.302 triệu đồng trong chi phí bán hàng).

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả GVHD: Th.S.Trương Chí Hải

hoạt động kinh doanh của công ty Hải sản 404

BẢNG 4.10. CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CÔNG TY HẢI SẢN 404 (2010 – 2012)

Đơn vị: triệu đồng Khoản mục

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

Chi phí nhân viên 1.709 2.307 2.317,5 598 34,99 10,5 0,46

Chi phí vật liệu 75 83 90,0 8 10,67 7,0 8,43

Chi phí công cụ dụng cụ 191 172 185,0 -19 -9,95 13,0 7,56

Khấu hao tài sản cố định 501 602 730,0 101 20,16 128,0 21,26

Chi phí dịch vụ mua ngoài 571 631 680,0 60 10,51 49,0 7,77

Khác 1.480 2.151 2.153,5 671 45,34 2,5 0,12

Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp 4.527 5.946 6.156,0 1.419 31,35 210,0 3,53

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả GVHD: Th.S.Trương Chí Hải

hoạt động kinh doanh của công ty Hải sản 404

Ngược lại, các khoản chi phí khác lại tăng cao (từ 2010-2012 có giá trị lần lượt là 1.480; 2.151; 2.153,5 triệu đồng). Nguyên do được xác định là bộ phận văn phòng phát sinh thêm nhiều chi phí như về chi phí tập huấn-đào tạo cán bộ, chí công tác cũng thường xuyên hơn,…đặc biệt là chi phí về tiếp khách, chi phí về hồ sơ thủ tục cũng có giá trị lớn. Riêng với chi phí về nhân viên là mức chi phí cao nhất trong các khoản chi phí doanh nghiệp. Một mặc được nhìn nhận ở đây là số lượng nhân viên không những đòi hỏi có trình độ mà số lượng nhân viên cũng nhiều hơn so với bộ phận bán hàng (thường có tới trên dưới 40 nhân viên) cho nên tổng chi phí cho việc trả lương nhân viên ở bộ phận quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn như vậy. Tuy nhiên, khi xét sự biến động qua từng năm thì chi phí về quản lý doanh nghiệp cũng có giá trị tăng giảm tương đối lớn như chi phí bán hàng.

Cụ thể như năm 2011 so với năm 2010 thì các khoản chi phí về nhân viên, chi phí mua ngoài, chi phí khác tăng lần lượt là 34,99%; 10,51% và 45,34%. Cụ thể như năm 2012 so với năm 2011 thì các khoản chi phí về nhân viên, chi phí mua ngoài, chi phí khác tăng lần lượt là 0,46%; 7,77% và 0,12%. Nguyên nhân ở đây cũng là do kế hoạch tăng cường hoạt động của công ty trong năm 2012, công ty có sự tăng cường hoạt động trở lại nên nhân viên cũng được tăng thêm và các khoản chi phí khác về dịch vụ mua ngoài, chi phí về mua ngoài cũng tăng lên hết sức đáng kể, chi phí mua ngoài tăng 10,51% (tương ứng 60 triệu đồng), và chi phí khác là 45,34% (tương ứng 671 triệu đồng) là hoàn toàn khó tránh khỏi. Và đến năm 2012 công ty tăng cường xuất khẩu nên đã làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp lên 210 triệu đồng (tương đương 3,53%)

Tóm lại, về tổng quan thì các khoản chi phí cho văn phòng của công ty vẫn luôn được kiểm soát tốt. Tuy có sự tăng giảm qua các năm là khác nhau, nhưng tất cả đều nằm trong kế hoạch của công ty. Do đó, dù chi phí quản lý doanh nghiệp có tăng hay giảm thì chúng ta không thể đánh giá phiến diện (mặt ngoài là tốt hay xấu được) mà phải xem bản chất của nó. Ví dụ như năm 2011, mặc dù chi phí quản lý doanh nghiệp tăng trở lại (tăng mức khá cao là 31,35%)

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả GVHD: Th.S.Trương Chí Hải

hoạt động kinh doanh của công ty Hải sản 404

hơn (đòi hỏi nhiều người làm hơn), các chi phí phát sinh để phục vụ công tác quản lý cũng tăng cùng là đều hoàn toàn hợp lý để công tác quản lý doanh nghiệp được hiệu quả cao nhất là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả hoạt động kinh doanh của cty tnhh hai thành viên hải sản 404 (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)