Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu thị trƣờng của công ty hải sản

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả hoạt động kinh doanh của cty tnhh hai thành viên hải sản 404 (Trang 39)

Công ty Hải Sản 404 xuất khẩu nhiều mặt hàng như: cá và hải sản, chả cá Surimi, cá tra Fillet, ruốc muối, mực, bạch tuột, và sò điệp. Trong đó mặt hàng cá tra chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng sản lượng xuất khẩu của công ty, sau đó là mặt hàng chả cá Surimi chiếm vị trí thứ 2 sau chả cá Surimi còn các mặt hàng khác thì chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng sản lượng xuất khẩu của công ty, trước đây công ty có xuất khẩu mặt hàng ruốc muối, mực và bạch tuột nhưngtrong những năm gần đây công ty không còn xuất khẩu các mặt hàng này hay chỉxuất khẩu với số lượng rất nhỏ theo đơn đặt hàng của khách hàng. Năm 2010 cá tra fillet chiếm tỷ trọng là 51,07%, và chả cá Surimi chiếm tỷ trọng là 48,93% trong tổng sản lượng xuất khẩu của công ty. Năm 2011 cá tra fillet chiếm tỷ trọng là 55,06%, chả cá Surimi chiếm tỷ trọng là 44,94. Năm 2012 cá tra fillet chiếm tỷ trọng là 57,14%, chả cá Surimi chiếm tỷ trọng là 42,86%. Ta thấy kim ngạch xuất khẩu của cả hai mặt hàng chả cá Surimi và cá tra Fillet đều giảm trong năm 2011(giảm 99 tấn tương đương 3,1%) so với năm 2010, nhưng đến năm 2012 tình hình xuất khẩu có phần cải thiện cụ thể đã tăng 14 tấn (tương đương 0,2%) so với năm 2011. Nguyên nhânlà do ngành thuỷ sản phải đối mặt với 3 thách thức lớn là thiếu nguyên liệu, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và phát triển thị trường xuất khẩu, việc tồn kho cũng đã dẫn đến tình trạng bán sản phẩm với giá thấp. Vì vậy trong thời gian tới muốn duy trì việc xuất khẩu ổn định cần phải có sự kết hợp giữa nhà sản xuất – người dân trong việc nuôi trồng thủy sản như là hỗ trợ vốn, đầu tư khoa học công nghệ cho họ,…. Để khi thị trường có thiếu nguồn nguyên liệu thì nguồn nguyên liệu của công ty ít bị ảnh hưởng hay mức tồn kho của sản phẩm không quá lớn và tìm cách mở rộng thị trường đồng thời cố gắng trong việc xuất khẩu sang những thị trường quen thuộc.

4.1.1.2. Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu thị trƣờng của công ty hải sản 404 sản 404

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả GVHD: Th.S.Trương Chí Hải

hoạt động kinh doanh của công ty Hải sản 404

BẢNG 4.2. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THEO CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 (2010 – 2012)

Đơn vị: 1000 USD

((Nguồn: Phòng xuất khẩu của công ty hải sản 404)

Thị trƣờng Giá trị Năm 2010 Tỷ lệ Giá trị Năm 2011 Tỷ lệ Giá trị Năm 2012 Tỷ lệ Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Châu Á Hàn Quốc 4.400,00 35,77 4.700,99 27,62 5.322,00 33,29 301,00 6,84 621,01 13,21 Hong Kong 620,00 5,04 2.716,00 15,96 3.470,00 21,70 2.096,00 338,06 754,00 27,76 Malaysia 171,00 1,39 420,00 2,47 573,00 3,58 249,00 145,61 153,00 36,43 Trung Quốc 2767,00 22,49 3.165,00 18,60 3.033,00 18,97 398,00 14,38 -132,00 -4,17 Nhật Bản 9,52 0,08 - - - - Châu Âu EU 284,00 2,31 750,00 4,41 612,00 3,83 466,00 164,08 -138,00 -18,40 Ukraina 2.359,00 19,17 2.330,00 13,69 800,00 5,00 -29,00 -1,23 -1.530,00 -65,67 Croatia 268,00 2,18 442,00 2,60 - - 174,00 64,93 442,00 - Belarus 144,00 1,17 - - - 144,00 - - - Áo 108,00 0,88 - - - - 108,00 - - - Châu Mỹ - Mỹ - - - - 500,00 3,13 - - 500,00 - Uraguay 853,00 6,93 1920,00 11,28 820,00 5,13 1.067,00 125,09 -1100,00 -57,29 Mexico 176,00 1,43 574,00 3,37 657,00 4,11 398,00 226,14 83,00 14,46 Châu Phi Ai Cập 143,00 1,16 - - 200,15 1,25 143,00 100,00 200,15 - Tổng 12.302,52 100,00 17017,99 100,00 15.987,15 100,00 4715,47 38,33 -1.030,84 -6,06

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả GVHD: Th.S.Trương Chí Hải

hoạt động kinh doanh của công ty Hải sản 404

Qua bảng số liệu ta thấy tổng doanh thu xuất khẩu của công ty tăng giảm không ổn định. Tổng doanh thu xuất khẩu thủy sản của công ty năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 4.715,47 (1.000USD) tăng tương đương với 38,33%. Nhưng đến năm 2012 tổng doanh thu xuất khẩu thủy sản của công ty lại giảm hơn so với năm 2011 là 1.030,84 (1000 USD) tương đương với 6,06%.

Trong năm 2010: thị trường Hàn Quốc chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu xuất khẩu, với tỷ trọng là 33,57%, tiếp theo là thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng là 22,49% trong tổng doanh thu xuất khẩu, thị trường Ukraina chiếm tỷ trọng là 19,17%, thị trường Uraguay chiếm tỷ trọng là 6,93% trong tổng doanh thu xuất khẩu và các thị trường còn lại như (Malayxia, Nhật Bản, EU…) chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ trong tổng doanh thu xuất khẩu của công ty.

Năm 2011: thị trường Hàn Quốc vẫn giữ được vị trí dẫn đầu trong tổng doanh thu xuất khẩu của công ty, chiếm 27,62% tỷ trọng trong tổng doanh thu xuất khẩu thủy sản của công ty. Thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao thứ hai sau thi trường Hàn Quốc với tỷ trọng là 18,60% trong tổng doanh thu xuất khẩu của công ty, tiếp theo là thị trường Hồng Kông chiếm tỷ trọng là 15,96%, thị trường Ukraina chiếm tỷ trọng là 13,69%, thị trường Uraguay chiếm tỷ trọng là 11,28%, thị trường EU chiếm tỷ trọng là 4,41% trong tổng doanh thu xuất khẩu của công ty , các thị trường còn lại chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng doanh thu xuất khẩu của công ty. Dựa vào bảng 4.2 ta thấy tuy doanh thu xuất khẩu ở thị trường Châu Á có giảm hơn so với năm 2010 nhưng tổng doanh thu xuất khẩu của công ty năm 2011 tăng nhanh hơn so với 2010 trong đó thị trường HongKong và thị trường Malayxia tăng mạnh nhất. Tổng kim ngạch của công ty tăng cao vào năm 2011 là do nhu cầu của thị trường tăng cao và giá cả xuất khẩu cũng tăng đáng kể trong năm 2011.

Năm 2012: Thị trường Hàn Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của công ty, chiếm tỷ trọng là 33,29% trong tổng doanh thu xuất khẩu, tiếp theo là thị trường HongKong chiếm tỷ trọng là 21,70%, thị trường Trung Quốc

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả GVHD: Th.S.Trương Chí Hải

hoạt động kinh doanh của công ty Hải sản 404

Ukraina chiếm tỷ trọng là 5% và các thị trường khác chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng doanh thu xuất khẩu của công ty. Năm 2012 doanh thu xuất khẩu ở Châu Âu, Châu Mỹ có chiều hướng giảm xuống, trong đó doanh thu xuất khẩu ở thị trường Châu Âu là giảm nhiều nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do một phần chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, một phần là do ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá nên đã là cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty năm 2012 giảm đi đáng kể.

Nhìn chung trong những năm qua công ty cũng gặp không ít những khó khăn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, cho thấy sự biến động, sự rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy sản và cũng là cơ hội để công ty xem xét lại các mặt hàng xuất khẩu hiện tại nhằm tìm ra những mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao, có giá trị kinh tế cao nhằm tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả GVHD: Th.S.Trương Chí Hải

hoạt động kinh doanh của công ty Hải sản 404

BẢNG 4.3. CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU CTY HẢI SẢN 404

Đơn vị: 1000USD

Thị trƣờng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

Châu Á 7.967,52 64,76 11.001,99 64,65 12.398,00 77,55 3.034,47 38,09 1.396,01 12,69

Châu Âu 3.163,00 25,71 3.522,00 20,70 1.412,00 8,83 359,00 11,35 -2.110 -59,91

Châu Mỹ 1.029,00 8,36 2.494,00 14,66 1.477,00 9,24 1.465,00 142,37 -1.017 -40,78

Châu Phi 143,00 1,16 - - 200,15 1,25 143,00 - 200,15 -

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả GVHD: Th.S.Trương Chí Hải

hoạt động kinh doanh của công ty Hải sản 404

Biểu đồ 2: CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 TRONG 3 NĂM (2010-2012)

Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản qua từng thị trường nhằm xác định thị trường nào là thị trường mục tiêu, thị trường chủ lực mà công ty phải đầu tư nhiều trong tương lai, cũng như thị trường nào có rủi ro nhiều trong kinh doanh, không có khả năng tồn tại cần phải đưa ra biện pháp thích hợp để đảm bảo lợi nhuận cao nhất của công ty. Đồng thời qua phân tích rút ra nhận định, nhận xét cần phải đầu tư nhiều vào thị trường có tiềm năng, thị trường chủ lực và giảm thị trường có rủi ro cao, đặc biệt tránh tập trung cao vào thị trường nhất định từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh xuất khẩu phù hợp với từng thị trường nhằm tăng hiệu quả kinh doanh của công ty trên lĩnh vực ngoại thương.

Qua biểu đồ trên ta nhận thấy, thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là thị trường Châu Á, kế đến là Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Phi. Năm 2010 thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty là thị trường Châu Á đạt tỷ trọng xuất khẩu là 64,76% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, tiếp theo là thị trường Châu Âu đạt tỷ trọng 25,71% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cuối cùng là thị trường Châu Phi đạt tỷ trọng 1,16% trong tổng kim ngạch.

Năm 2011 thị trường Châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty, đạt tỷ trọng là 64,65% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, tiếp theo là thị trường Châu Âu đạt tỷ trọng là 20,70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, ta thấy kim ngạch xuất khẩu ở thị trường Châu Âu giảm xuống

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000

Châu Á Châu Âu Châu Mỹ Châu Phi

2010 2011 2012

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả GVHD: Th.S.Trương Chí Hải

hoạt động kinh doanh của công ty Hải sản 404

cách rõ rệt, thị trường Châu Mỹ đạt tỷ trọng là 14,66% trong tổng kim ngạch xuất khẩu và trong năm 2010 công ty lại mất thị trường xuất khẩu ở Châu Phi.

Năm 2012 thị trường Châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty Hải Sản 404, kim ngạch xuất khẩu ở thị trường này đã tăng trở lại và ở mức rất cao chiếm 77,55% tổng kim ngạch xuất khẩu, thị trường Châu Âu đạt tỷ trong là 8,83% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, thị trường Châu Mỹ đạt tỷ trọng là 9,24% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, thị trường Châu Phi đạt tỷ trọng là 1,25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty và trong năm này công ty đã tăng tỷ trọng ở thị trường Châu Mỹ là do Cty đã có thêm khách hàng mới là Mỹ, đây là thị trường mới nên chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.

Tóm lại, thị trường Châu Phi là những thị trường mới. Vì vậy muốn phát triển mạnh hơn nữa ở thị trường này thì công ty Hải Sản 404 nên ra sức tập trung và nổ lực hơn nữa trong việc tìm kiếm, mở rộng thêm thị trường xuất khẩu. Đồng thời Công ty cũng phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, công nghệ chế biến và nâng cao chất lượng sản phẩm. Để ngày càng thu hút được nhiều hợp đồng ở các thị trường này.

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả GVHD: Th.S.Trương Chí Hải

hoạt động kinh doanh của công ty Hải sản 404

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả hoạt động kinh doanh của cty tnhh hai thành viên hải sản 404 (Trang 39)